Nói về “Công tác đào tạo Cán bộ cấp chiến lược”

- Quảng Cáo -

Fb. Trương Nhân Tuấn|

Ông Trọng làm cái gì cũng bắt chước TQ. Nhưng bắt chước cách mấy thì VN vẫn là một mô hình “không ra gì” của TQ. Tức TQ thành công 10 điều thì VN thất bại cả 10.

Ông Trọng năm ngoái đưa ra chủ trương “nhốt quyền lực vào cái lồng lập pháp”. Nhiều người không biết tưởng rằng đây là một “phát minh” lớn của ông Trọng. Nhưng thực chất đó chỉ là việc “sao y bản chánh” tư tưởng của Tập Cận Bình trong tập “Quản lý nhà nước Trung quốc” xuất bản năm 2013, đoạn thứ nhứt, chương thứ XVII, nguyên văn (dịch từ tiếng Pháp) là “nhốt quyền lực vào cái lồng định chế” (Enfermer le pouvoir dans la cage institutionnelle). Thực chất là “định chế hóa quyền lực”.

Từ đó đến nay cái lồn(g) lập pháp (của bà Ngân) đã “nhốt” được cái gì ? Thấy bây giờ ông Trọng đang hô hào đào tạo “cán bộ cấp chiến lược” ở hội nghị TƯ đang họp hành từ hôm qua.

- Quảng Cáo -

Thì ra “quyền lực” vẫn chạy lông ngông ngoài trời, chẳng có cái gì “nhốt” nó cả. Tức chẳng có “định chế hóa” một cái gì về “quyền lực” hết cả.

Bởi vì việc chuẩn bị, đào tạo và bổ nhiệm nhân sự “hạt nhân lãnh đạo” nhà nước vẫn thuộc về đảng (chớ không phải thuộc về nhân dân như ở các quốc gia đang giẫy chết).

Đảng cộng sản, một tổ chức chính trị không có tư cách pháp nhân, bao thầu tất cả “quyền lực quốc gia”, từ việc bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo (đảng cử dân bầu), cho tới ngay cả việc “chuẩn bị”, tức là “đào tạo nhân sự” để lãnh đạo đất nước trong tương lai.

Mà nguyên tắc “dân chủ tập trung” vẫn là nguyên tắc vận hành chủ đạo của đảng. “Cốt lõi” của nguyên tắc này là “cả vú lấp miệng em”. Rốt cục chỉ có ý kiến của ông Trọng (hay của thế lực áp đảo) là “ý kiến chủ đạo”. Ý kiến của ông Trọng trở thành ý kiến của đảng. Cuối cùng ý kiến của đảng là ý kiến của toàn dân. “Dân chủ tập trung” ưu việt là vậy.

Túm lại, cái việc đào tạo “cán bộ cấp chiến lược” là phương cách để ông Trọng (hay một thế lực áp đảo trong đảng) “gài” người của mình đế nắm quyền lực mà thôi.

Tức là đây cũng là một cách “tham nhũng quyền lực” mà cách này “tinh vi” và “đúng qui trình” 100%.

VN rập khuôn TQ. Từ thập niên 80 thế kỷ trước TQ áp dụng chính sách “tứ hiện đại”. Sau khi quan sát TQ “dò đá qua sông”, thấy “bình yên”, VN (bắt chước) áp dụng chính sách “công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Nhưng TQ thành công bao nhiêu thì VN thất bại bấy nhiêu.

Chính sách “tứ hiện đại” của TQ đã thành công (khá) mỹ mãn; liên tục, kế thừa và phát triển, qua các thế hệ lãnh đạo Đặng, Giang, Hồ. Tiếp tục đến bây giờ là Tập với “Trung hoa mộng”.

Còn công cuộc “từ nay đến năm 2020, VN cơ bản là một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa”, cho thấy đã thất bại. Bà Kim Ngân năm rồi có thú nhận trước Quốc hội rằng mục tiêu này (2020) đã không đạt được.

Theo tôi, VN cần phải gấp rút “thoát Trung”. Bởi vì càng áp dụng mô hình TQ thì VN càng thất bại.

TQ thành công vì cán bộ của họ đặt trong tâm vào “cái học”: “dựa vào cái học để tiến bước vào tương lai”. Đây cũng là đoạn thứ 2 chương thứ XVIII trong tập sách của Tập Cận Bình.

TQ áp dụng phương châm “ba đại diện”, trọng dụng người tài đến từ giai cấp tư sản cũng như trí thức. Còn đảng CSVN cốt lõi vẫn là “giai cấp công nhân”. (Mặc dầu hiến pháp có qui định khác.)

Cán bộ VN càng nhắc càng thêm xấu hổ (cho cả giống nòi). Một tập đoàn “chuyên chính vô học”.

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here