Nếu một khối 10.000 kg đặt trên vai bạn, bạn sẽ bị nó đè chết. Nếu nó được đặt trên vai 1.000 người thì mỗi người sẽ cảm thấy khỏe re như con ngựa kéo xe vì mỗi người chỉ gánh được 10kg, rất nhẹ nhàng. Đấy là hình ảnh đơn giản về sự chia sẻ trách nhiệm, hoặc có thể gọi là sức mạnh số đông. Tại sao mỗi người lại không cùng lên tiếng cho một xã hội tốt đẹp? Vài người lên tiếng, CS nó đè bẹp. Nhưng triệu người lên tiếng xem? CS sẽ lùi bước. Nếu vài triệu người xuống đường, CS sẽ sụp.
Sự tương quan lực lượng giữa dân và quan chức là bao nhiêu? Với viên chức làm trong công tác quản lý nhà nước 2 triệu người (không tính những người ăn lương trong đơn vị sự nghiệp công lập). Số người trong độ tuổi lao động 55 triệu người. Trong 2 triệu người ăn lương nhà nước, thì kẻ mà có thể tham nhũng được chắc chắn chưa tới 1 triệu. Chỉ có kẻ tham nhũng được mới sống chết với chế độ, còn lại số chỉ ăn lương đúng nghĩa có thể phản tỉnh bất kì lúc nào nếu thời thế cho phép. Nghĩa là số không thể làm giàu nhờ chế độ, sẽ là kẻ xử những người CS chóp bu. Romania là ví dụ, chính quân đội trước đó hô hào trung thành với Ceaucescu đã hành quyết ông ta.
Nhìn tương quan dân – CS là 1-27. Nếu bạn đứng trước 27 đối thủ, không bao giờ thắng nổi, đấy là cái mà dân chúng không thấy được. Dân tộc nào thấy được yếu tố đó, dân tộc đó quyết định sự vững mạnh của mình với thế giới. Pháp có dân số kém Việt Nam nhưng là cường quốc trong top 7 của thế giới. Đấy là cái giá của tầm nhìn một dân tộc.
Trong 2 triệu người ăn lương kia thì chắc chắn 1 triệu người sẵn sàng ngã về dân nếu phong trào nhân dân đủ mạnh. Khi 1 triệu người ngã về dân, thì tương quan giữa dân – CS là 1-55, lúc đó CS sẽ sụp, vì trong 1 triệu người đó sẽ có lính và công an. Lúc đó có CS trung ương sẽ hết đất sống.
Bạn biết chân chống xe máy không? Nguyên lí của nó là sẽ có một điểm cân bằng, trong vật lí người ta gọi nó là loại cân bằng tạm thời. Khi đá chân chống lên khỏi điểm đó, chân chống sẽ xếp vĩnh viễn. Nếu gạt chân chống xuống khỏi điểm đó, chân chống sẽ ở thế chống vĩnh viễn. Như vậy điều gì khiến dân tộc này chui rút vào vỏ ốc mặc kệ nó mà để cho chính quyền CS tự tung tự tác đổ mọi sự áp bức lên đầu mình? Sức mạnh dân tộc này sẽ xếp vĩnh viễn nếu nó không được đẩy đến ngưỡng. Vấn đề là cách nào để đẩy nó đến ngưỡng?
Nếu là dân tộc mạnh mẽ sẽ không bao giờ tồn tại loại câu nói như thế này “Có lên tiếng thì cũng chẳng làm được gì”. Đây không đơn giản là câu nói của một cá nhân, nó là câu nói của một dân tộc vì ai cũng nói thế. Nó thể hiện một tư duy khiếp nhược và tự chối bỏ đi sức mạnh số đông của mình. Nếu nhà khoa học nào cấy được não con cừu vào thây của con voi, thì tất nhiên mãi mãi con voi nó sẽ nghĩ nó yếu hơn cả con chó.
Chỉ một ngưỡng nhỏ, nếu dân vượt qua nó và nói “Chả lẽ 90 triệu dân thua 1 triệu thằng tham nhũng?”. Nhiêu đó thôi thì Việt Nam đã dẹp được chính quyền ăn hại từ lâu. Chỉ cần số lượng đến ngưỡng, CS sẽ không đủ lực lượng để trấn áp. Khi dân nổi lên khắp nơi thì lực lượng công an sẽ bị chôn chân ở địa phương và không thể có được lực lượng tăng cường để hỗ trợ. Vì khi khắp nơi có biến thì chính quyền CS không thể huy động chỗ này tăng cường cho chỗ khác. Khi lực lượng cảnh sát bị chôn chân ở địa phương, lực mỏng mà sức dân ngày một tăng thì họ sẽ cảm thấy sự sống của họ bị đe đọa nếu tiếp tục theo CS. Đó chính là lúc họ phản tỉnh. Mà khi sự phản tỉnh mà cộng hưởng với sức dân thì bọn trung ương ác ôn sẽ hết đất sống. Và viễn cảnh Ceaucescu sẽ chờ đón họ.
Vấn đề là khi nào dân Việt Nam biết vứt bỏ câu nói tự vong kiểu “Có lên tiếng cũng chẳng làm được gì” thì lúc đó, dân tộc này sẽ đổi vận./.
Hơn 90 triệu dân Việt hiện nay , chỉ cần 500 lời bình luận ủng hộ cho báo chân trời mới là kế hoạch phản động thành công được một nửa rồi . hiện nay số bình luận chủ yếu chống tham nhũng . đây cũng là hướng đi của ông trọng cần khắc phục . tôi cũng nói thật là có đủ cách phá tan báo của bạn , nhưng làm như vậy thì đất nước sẽ không giải quyết được tham nhũng . lên ghõ phím là chách nhiệm . giống như những con cá cảnh dọn bể cho sạch mà thôi.cứ nghẫm lời nói thật của tôi . không biạ đặt chút nào.