Những cái chuồng chim này là khu tái định cư Thủ Thiêm. Nó có giá bán cho dân mất đất Thủ thiêm 20 triệu đồng/m2.
Người dân, và cả những người quan tâm đến số phận của họ sẽ thấy ngay phép tính. Giá đất thị trường 200 triệu, được bồi thường 18 triệu, và được “ưu tiên” mua căn hộ tái định cư với giá 20 triệu. Có nghĩa rằng cứ mỗi một m2 tái định cư, người dân Thủ thiêm sẽ mất thêm 2 triệu đồng.
Nhưng 2 triệu mỗi một mét vuông của cuộc sống chưa phải là tất cả
Sáng nay, tôi đọc được những dòng thế này:
“Với những người dân Thủ Thiêm, dự án này không phải là trò cười. Họ đã mất kế sinh nhai. Họ đã mất làng xóm, tình bạn. Họ đã mất cả một cộng đồng…Họ đã bị phớt lờ và thường bị đối xử như thể họ không hề tồn tại…Trong các tài liệu quy hoạch của Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, các hộ gia đình trong diện giải tỏa không được nhận dạng là con người mà thay vào đó là “hồ sơ”, như thể giấy tờ còn quan trọng hơn nhân phẩm của họ”.
Đấy là ý kiến của TS. Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ) tác giả của cuốn “Xa hoa và đổ nát” viết về sự phát triển của các khu đô thị mới ở TP HCM.
Một cộng đồng dân cư 15.000 người bị đẩy đuổi ra khỏi mảnh đất ông bà tổ tiên. Mất tất. Mất cả hiện tại và tương lai. Bị đối xử như không hề tồn tại. Được nhận dạng như những hồ sơ
Cay đắng quá.
Hôm qua, có một người dân Thủ thiêm đã chất vấn “hồng phúc của dân tộc” như này: “Bà đã từng khuyên dân chúng tôi nên hy sinh một chút đất để con cháu được hưởng một cuộc sống mới, tương lai mới trên đô thị mới. Thế rồi hôm nay
Hôm nay, khu chuồng chim 3.790 căn hộ kia mới vừa được đưa bán đấu giá nhưng không một ai thèm hỏi mua.
Hôm nay, những người dân Thủ thiêm xa rời quê cha đất tổ lang bạt kỳ hồ ra ngoài Hà Nội, để cùng với những người dân mất đất khắp mọi miền đất nước hình thành một tầng lớp dân oan, tồn tại như những con số, những hồ sơ và tài sản duy nhất còn lại chỉ là sự tuyệt vọng.
Đấy cũng là một thứ hồng phúc của dân tộc?
Leave a Comment