Sự nhân bản của một thể chế

- Quảng Cáo -

Fb. Ngô Trường An|

Ngày 30.4 năm nay đúng vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Chẳng biết từ bao giờ, ở quê tôi chọn ngày rằm tháng ba làm ngày giỗ thanh minh. Giỗ thanh minh là cúng bái những người chết vô thừa nhận, những người chết không ai biết tên tuổi là gì hoặc xiêu mồ lạc nấm nơi đẩu nơi đâu…

Trong những năm chiến tranh ở quê tôi, Việt cộng ban đêm từ trên núi mò xuống, hoặc dưới vùng xuôi bò lên. Họ tấn công đồn lính, hoặc phục bắn những xe nào chạy trên đường, hay là giật mìn phá cầu, đặt chất nổ trên đường quốc lộ cho xe banh xác… Khi đi làm nhiệm vụ đảng giao, có những lúc bị lính VNCH phát hiện thì họ bị bắn chết. Đặc biệt, những người Việt cộng không ai mang theo mình giấy tờ tùy thân, nên khi họ chết, được dân làng bó cho manh chiếu rồi đem chôn vội vàng đâu đó.

Chiến tranh qua đi, chẳng ai còn nhớ đến họ, chẳng ai biết mồ mả họ chôn cất nơi đâu (Vì không có tên tuổi làm sao mà biết)?. Khi sống họ chiến đấu cho lý tưởng cộng sản. Họ sẵn sàng xả súng vào xe khách, vì cho rằng trên xe ấy có lính ngụy. Họ sẵn sàng ném lựu đạn vào một đám giỗ đông người vì nghi trong đó có một tên địch. Họ sẵn sàng bắn vào dân, vào chợ để lập công dâng bác…. Nhưng khi họ chết, không ai thừa nhận thì chính nhân dân là người cúng tế họ hằng năm.

- Quảng Cáo -

Có thể họ còn vợ, còn con, còn có cháu chắt chút chít sống ở đâu đó. Và biết đâu, trong đám con cháu họ ngày nay đang tưng bừng hát hò, nhậu nhẹt ăn mừng dải phóng miền nam?

Người lính VNCH luôn mang trên người tấm thẻ bài, để lúc bị thương dễ tiếp máu và khi tử trận dễ nhận dạng. Một chi tiết nhỏ, nhưng đã nêu lên sự nhân bản của một thể chế./.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

    • Này bác duy. tớ cũng giống như bác… bài viết của tác giả ngu thật, đọc đến mỏi mắt mà chả hiểu gì hết. hihihi

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here