Vào buổi chiều 23/4/2018, trong dư luận đã lan truyền thông tin về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đã ‘mời làm việc’ đối với hai nhân vật là Nguyễn Bắc Son – cựu bộ trưởng TT-TT, và bộ trưởng TT-TT hiện thời là Trương Minh Tuấn về vụ ‘Mobifone mua AVG’.
Một động tác ‘trấn an tư tưởng’ để ‘các đồng chí yên tâm và tiếp tục công tác’ chăng?
Đó là một khả năng, và khả năng này có thể phù hợp với hiện tượng gần đây ông Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông khi ông chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.
Vào tháng Ba năm 2018, ngay sau khi Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng Thông tin Trương Minh Tuấn đã vừa viết thư phản bác Thanh tra chính phủ, vừa ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’, với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có kịch bản hoàn trả tiền là thành công, trong lúc bản phản bác dài đến ba chục trang của Trương Minh Tuấn đã bị báo chí nhà nước gỡ khỏi trang chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải. Một trong những bi kịch lớn nhất của chế độ cộng sản đã hình thành như thế: kẻ thường xuyên bịt miệng đã bị đảng bịt miệng lại.
Song vào thời gian sau đó, rất nhiều dư luận đã tỏ ra nghi ngờ rằng ông Trương Minh Tuấn đã ‘chạy án’.
Trong khi việc bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ sang bộ Công an vẫn nhùng nhằng như thể bị cố ý ‘câu giờ’, dư luận báo chí xôn xao về Trương Minh Tuấn cũng lắng dần.
Mãi đến ngày 23/4/2018, hồ sơ này mới chính thức được bàn giao cho cho C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an)
Vào lúc này, kịch bản cho số phận của Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cũng có thể diễn biến xấu đi.
Bởi trùng thời điểm cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, ủy ban này cũng đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin-Truyền thông. Cũng vào ngày 23/4, Bộ Công an chính thức tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ.
Chuỗi động tác trên cho thấy tiến trình tố tụng hình sự vụ việc này sắp nóng trở lại.
Với rất nhiều dấu hiệu ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ rất nhiều khả năng sẽ được khởi tố kèm bắt bớ trên diện rộng.
Còn cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn có thể là động tác ‘làm công tác tư tưởng’ trước khi chính thức công bố hình thức kỷ luật.
‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9.000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 – 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.
Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.
Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an – Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.
Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay.
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng chỉ mang tính công bằng để bắt đầu thuyết phục được dư luận nhân dân khi ông ta phải chấp nhận ‘diệt’ cả người của ‘phe ta’.
Cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ là không cao, bởi gần đây Nguyễn Phú Trọng còn chỉ đạo khởi tố và tống giam cả một quan chức tình báo cao cấp là Phan Hữu Tuấn – cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an./.
Biến tài sản nhân dân trở thành cá nhân .chính phủ phải công khai xữ tội lũ này
Trương minh Tuấn, nhìn cái bản mặt súc vật của thằng này và những lời phát biểu khốn nạn của nó là dân muốn đào mồ cuốc mả nhà nó.
Cho nó vào lò lò đang nóng
Bài rât quen của mấy tay cs gộc .đáng 1 nghìn tỉ .thổi lên 10 nghìn tỉ .vụ áp phe này có mấy đứa mà định nuốt 9 nghìn tỉ .sợ thật .trách nào nợ công khủng như thế .quốc gia cạng nợ thì tài sản quan chức càng vượt ngưỡng 30 triệu $.???
Cho vào lò kk
Được liệt vào nhóm củi khô rồi
Lò đang nóng như LỬA tống tất cả vào …
Đã thối tiền rồi mà !!!
Cho vào lò thôi không oan đâu
Còn nhiều tên nữa chưa bị phanh phui thôi
Bác Trọng đốt lò kiểu này, còn củi đâu mà làm việc
Cac dc deu la người cua fe ta ko a , dau fai là fe dịch cai cam gi dau ma fai lo
Ong Nguyen Bac Son hay dung cam nhu Ong Dinh La Thang dam lam dam chiu
Chết bớt để chào mừng gày giải phóng…
TIỀN NHIỀU MÀ KHÔNG CHẠY LÀ HẾT ĐẤY…
Bây giờ sau chữ mời là chữ bắt, mục đích là tạo dự luận là 2 ng này lq nên mới bị mời, sau đó là tạm giam thôi
Tử hình
sử lý kẻ tham nhũng dân mới tin
Hung thần của báo chí !