Tác giả: Quê Hương
Mặc dù chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Pháp đã diễn ra được gần một tháng nay, tuy nhiên, câu hỏi về việc tại sao ông lại đến thăm Pháp mà không phải là một nước nào khác vào thời điểm này cho đến nay vẫn khó có câu trả lời. Mặc dù vậy, sau khi bộ tài chính Việt Nam công bố dự thảo đánh thuế và tài sản nhà ở trên mức 700 triệu đồng trở lên và đánh thuế tài sản ô tô trên 1 tỷ 500 triệu thì câu trả lời cho thắc mắc trên mới được trả lời thỏa đáng.
Khi ông Trọng đặt chân tới Pháp, dư luận ngạc nhiên bởi trong bối cảnh Việt Nam đang trong cơn nợ công ngập đầu với số tiền là 3,1 triệu tỷ đồng tính tới cuối năm 2017, tức là mỗi người dân Việt đang nợ khoảng 33 triệu đồng, khoản nợ này chiếm tới 62,6 phần trăm GDP (mà con số thực có khi còn lớn hơn) thế mà Việt Nam dám hào phóng ký kết những hợp đồng khủng với Pháp, theo truyền thông trong nước tổng giá trị khoảng 14 tỷ đô la tương đương với 318.290 tỷ đồng Việt, đấy là chưa kể, trong chuyến đi này ông Trọng còn cho đăng một bài viết của mình trên tờ Le Monde với chi phí ước tính khoảng 4 tỷ đồng tương đương khoảng 180 ngàn đô.
Theo thông lệ, số tiền trong các hợp đồng ký kết đều không xuất phát từ vốn tự có của doanh nghiệp mà chủ yếu là vốn vay của các ngân hàng. Mà ngân hàng thì phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay nước ngoài và vốn vay trong dân. Vậy thì số tiền khủng khiếp kia thực chất cũng chỉ là một sự bổ sung cho khoản nợ 3,1 triệu tỷ đồng mà mọi người dân vẫn đang phải còng lưng ra trả.
Chắc chắn, một nhà lãnh đạo kỳ cựu như ông Trọng không thể không biết tới gánh nặng cực lớn này nhưng ở trong tình huống hiện nay thì ông Trọng không ký cũng không được.
Kể từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cuối tháng 7 năm 2017, quan hệ giữa Việt Nam và Đức – nền kinh tế số 1 của Châu Âu đã trở nên vô cùng xấu. Trước đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam cũng tính toán tới khả năng bà Angela Merkel không thể tái cử chức thủ tướng lần thứ 4 nên đã ra tay thực hiện vụ bắt cóc được coi là “vuốt râu hùm” này. Thế nhưng, điều mà ông Trọng không ngờ tới đã xảy ra khi bà Merkel chính thức tái cử vào tháng 3 năm nay sau nhiều tranh cãi về việc thành lập chính phủ liên minh. Chắc chắn với những gì đã xảy ra và làm mất uy tín của bà, vị thủ tướng nước Đức sẽ có những biện pháp mạnh tay với Hà Nội mà bằng chứng là hiệp định thương mại Việt Nam – EU vẫn bị dền dứ chưa thể được thông qua do vấn đề nhân quyền và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Trước thái độ cứng rắn và không thể lay chuyển được của chính quyền Berlin, Nguyễn Phú Trọng đành quay sang ve vãn người bạn thân nhất của Đức là Pháp, đó là lý do tại sao tổng Trọng lại phải đích thân sang Paris với những hợp đồng tỷ đô để nhờ tổng thống Pháp có lời qua lại với bà Merkel. Nhờ có vậy Việt Nam mới có cửa buôn bán giao thương với EU bằng những hợp đồng hàng tỉ đô la.
Một điều nữa là chuyến thăm của ông Trọng đến Pháp diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đã ép được Việt Nam phải từ bỏ 2 dự án khai thác dầu trên biển Đông với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha tại lô 136/03 và Mỏ Cá Rồng Đỏ. Sự cưỡng ép này đã khiến chính quyền của Tổng Trọng mất đi một khoản thu cực lớn. Không chỉ ép ông Trọng, chính quyền của Tập Cận Bình còn chủ động cắt hết nguồn vốn giúp đỡ Việt Nam, cụ thể như việc trì hoãn vô thời hạn dự án đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh tại Hà Nội. Những diễn biến bất lợi từ ông bạn làng giềng 16 chữ tốt xảy đến cho dù trước đó, CS Hà Nội đã làm tất cả những gì có thể để chiều lòng CS Bắc Kinh: từ việc bắn 21 phát đại bác để tiếp đón Tập Cận Bình một cách long trọng tại Hà Nội vào tháng 11/2017, cho mở Tổng Lãnh sự quán ở Đà Nẵng, cho một lượng khách du lịch lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam, ưu đãi tối đa với các doanh nghiệp Trung Cộng cho tới việc thẳng tay đàn áp những nhà hoạt động chống Trung Cộng.
Còn trong mối quan hệ với chính quyền Mỹ, Hà Nội hầu như đã hết cửa khi tổng thống Trump từ chối tham gia vào hiệp định TPP mà dự kiến Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất. Bên cạnh đó, với mục tiêu giảm thâm hụt mậu dịch, ông Trump chỉ muốn Việt Nam chi tiền và áp thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam chứ không thể có chuyện dành ưu đãi nào đó cho chính quyền của ông Trọng như thời ông Obama.
Trong tình huống, cả Trung Quốc và Mỹ đều không phát đi những tín hiệu lạc quan trong khi đồng minh lâu năm là Nga thì đang phải vật lộn với những khó khăn về kinh tế sau các đòn trừng phạt của phương Tây, thì Liên Minh Châu Âu chính là cứu cánh duy nhất cho tổng Trọng về cả mặt kinh tế lẫn thể diện. Tuy nhiên, cái khó là ở chỗ ông Trọng đã làm mất lòng nước Đức – đầu tầu kinh tế và là nước có tiếng nói trọng lượng nhất trong EU sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Và ở hoàn cảnh không còn lựa chọn nào khác thì việc, ông Trọng vét những đồng tiền cuối cùng mang sang Pháp để ký những hợp đồng hàng tỷ đô la là điều chẳng thể đừng được, cho dù thừa hiểu đây sẽ là những gánh nặng vô cùng lớn nữa đối với người dân và đặt chế độ của ông ta vào vòng nguy hiểm trước sự tức giận của dân chúng.
Ngay sau chuyến thăm vô cùng tốn kém này, bộ tài chính Việt Nam đã phải đưa ra đề xuất thuế mới đánh vào đất và nhà có giá trị trên 700 triệu đồng và các tài sản có giá trị trên 1,5 tỷ đồng nhằm mang về cho ngân sách đang trống hoác vài chục ngàn tỷ đồng để bù vào những bản hợp đồng ngốn tiền khủng khiếp kia.
Mặc dù vậy, như dân gian vẫn nói “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, trong bối cảnh như vậy, rõ ràng chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nghĩ ra các loại thuế, phí để móc họng người dân nhằm trả chi phí cho những sai lầm và sự ngu dốt của mình. Trong tình cảnh nuôi chính quyền như nuôi con nghiện như vậy thì sự phẫn uất trong dân chúng sẽ ngày một tăng. Và khi ấy ngày tàn của chế độ cũng không còn xa nữa.
Leave a Comment