Trần Đại Quang ‘đi khám bệnh ở Nhật’ hay vẫn ở Việt Nam?

Trần Đại Quang
- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today News

Đó là một câu hỏi mà có lẽ ngoài Trần Đại Quang và một ít “đồng chí” của ông, còn lại tuyệt đại đa số quan chức và người dân chẳng thể biết được.

Thời gian đã trôi qua khoảng 3 tuần lễ trong tháng Tư năm 2018 mà người ta không nhận ra hình ảnh nào của nhân vật chủ tịch nước. Khoảng thời gian “mất hình ảnh” này lại đang tiến tới gần ngang bằng với kỷ lục 1 tháng được thiết lập vào năm ngoái: Trần Đại Quang đã vắng biệt trên mặt truyền thông từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám. Lần “biến mất” vào năm 2017 của ông Quang đã khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cũng phải đặt dấu hỏi.

- Quảng Cáo -

Còn vào lần này, thông tin vỉa hè hoặc đáng tin cậy hơn vỉa hè là Trần Đại Quang lại đi chữa bệnh ở Nhật Bản từ đầu tháng Tư năm 2018, cho dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương.

Tuy thế, câu chuyện ông Quang đi Nhật chữa bệnh lại là một mối nghi ngờ rất lớn.

Trong lần “biến mất” của Trần Đại Quang vào năm 2017, Giáo sư Phạm Gia Khải – một thành viên của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương – nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã “sang Nhật điều trị bệnh”, tuy nhiên “không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo”.

Giáo sư Khải còn mô tả trường hợp ông Trần Đại Quang đi chữa bệnh tại Nhật mà không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo là điều “bất thường”. Thậm chí ông Khải còn tỏ ra bức bối: “Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết”.

Nhưng trong lúc Giáo sư Phạm Gia Khải nói như vậy thì lại không có bất kỳ tin tức xác nhận nào từ các cơ quan hay báo chí Nhật Bản về “Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật” như một luồng thông tin không chính thức từ Việt nam. Một bài báo trên tờ Nikkei đã cho biết sự thật “không có ở Nhật” ấy.

Vậy nếu không ở Nhật thì ông Trần Đại Quang đã ở đâu trong khoảng thời gian từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám năm 2017?

Và ở đâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng Tư năm 2018 đến nay?

Có vẻ như “phản ứng nhanh” trước những đồn doán của dư luận về sự “biến mất” của ông Trần Đại Quang, báo đảng Việt Nam trong những ngày qua đã đề cập đến “Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 – 2018)”, và “Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba”.

Nhưng lại tuyệt đối chẳng có một hình ảnh mới nhất nào, dù chỉ cho có, về “Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.

Hiện tượng “trắng hình ảnh” trên là rất tương hợp với việc báo đảng đưa tin về “Chủ tịch nước Trần Đại Quang” vào năm 2017 khi ông Quang “biến mất” nhưng cũng không có hình ảnh nào kèm theo, hoặc có ảnh thì lại là .. ảnh cũ.

Cũng vào thời gian “biến mất” của ông Quang trong năm 2017, một tờ báo đảng đã tung ra bài viết của tác giả Trần Đại Quang về “an ninh mạng” nhân ngày “truyền thống công an nhân dân 19/8”, nhưng lại bị dư luận phát hiện có nội dung được sao chép gần như nguyên si từ một bài viết cũng của tác giả này từ… năm 2013.

Một hiện tượng chính trị khác cũng gây nghi ngờ không kém vào tháng Tư năm 2018 là cuộc đón tiếp Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi.

Theo đó, chỉ có 3/4 “tứ trụ” là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khi đó, nhân vật phù hợp nhất về mặt nhà nước để đón Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi là Trần Đại Quang thì lại không thấy đâu.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, một ủy viên bộ chính trị là Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã dẫn đầu “đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày 19/4/2018, theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên trên cương vị “trưởng đoàn” của Nguyễn Văn Bình.

Nguyễn Văn Bình – Vương Kỳ Sơn

Ông Bình đã được Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh, để sau đó “đồng chí Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” – theo báo chí quốc doanh ở Việt Nam.

Không gặp bất kỳ quan chức cao cấp nào khác mà chỉ gặp Phó chủ tịch nhà nước Vương Kỳ Sơn, chuyến đi Trung Quốc của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình có vẻ giống như “thăm cấp nhà nước” và gợi ra một khả năng mà trước đó là rất khó tin: ông Bình có thể “sang Phủ chủ tịch” tại Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.

- Quảng Cáo -

39 CÁC GÓP Ý

  1. Ong la đường day cho những thằng hư hỏng thoi.con những ong đang sau chuẩn bi vao lo tiếp di.Cho dân do kho.va đất nước đo tồn kem tiền nhà nước

  2. Bệnh gì mà việt nam bó tay vậy.nên nhanh như diều gặp gió.đang trung nên ngay đại rồi tổng thống , có khác nao n.v .thiệu có 4 cái tý. Qui luật nên nhanh hạ nhanh . Ko cần bàn.

  3. Khi cac quan chuc cap cao trong bo may cam quyen doc tai cs tham nhung va cuoi cung neu co bi phanh phui deu co “benh” …nhung duoi che do doc tai cs thi can benh”tham nhung” duoi che do doc tai khong co thuoc chua tri…

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here