Cuối năm 2013, lần đầu tiên Dư Luận Viên xuất hiện ở hồ Gươm. Một người đàn ông khoảng 60 tuổi, vóc dáng thấp tè, miệng mỏng, mắt láo liên xông vào giữa đoàn biểu tình la hét , chửi bới những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Lực lượng an ninh đứng nhìn lặng thinh, dường như họ đã được báo trước sự xuất hiện của nhân vật này.
Ai là cha đẻ dư luận viên, tổ chức nào đứng đằng sau hỗ trợ thành lập.?
Tất nhiên là đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức đẻ ra bọn dư luận viên quái thai này, người khởi xướng nghĩ ra trò dư luận viên này chính là đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những kẻ chấp hành chủ trương đẻ ra dư luận viên có Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Thanh Sơn, Trương Tấn Sang…và nhiều kẻ khác.
Nghị quyết trung ương 7 khoá 11 vào quãng tháng 6 năm 2013, Nguyễn Phú Trọng ban hành một cái gọi là ” tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” tức nghị quyết 25.
Trong nghị quyết có những đoạn sau:
” …thúc đẩy các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. ..”
”Chú trọng việc định hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xã hội; phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các biện pháp quản lý của Nhà nước và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. ”
” Phát hiện, bồi dưỡng kỹ năng vận động nhân dân cho những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để họ tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự lan tỏa, sức sống của công tác dân vận trong tình hình mới.”
”Chú trọng việc định hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xã hội; phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các biện pháp quản lý của Nhà nước và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. ”
Nghị quyết 25 mà Nguyễn Phú Trọng ban hành, được cục tuyên huấn của quân đội, báo quân đội nhân dân, tạp chí quốc phòng toàn dân tổ chức triển khai đầu tiên. Đó là cục tuyên huấn bộ quốc phòng đẻ ra lứa dư luận viên Trần Nhật Quang và nhanh chóng sinh sôi thành đội ”cờ đỏ”. Sở dĩ tổng cục chính trị quân đội tham gia nhiệt tình, vì nó trực thuộc quân uỷ trung ương nơi Trọng là chủ tịch.
Trọng chỉ đạo tổng cục chính trị phải làm đầu tiên, làm sao để dẹp được khi thế sục sôi phản đối Trung Quốc trong nhân dân bằng mọi cách. Chủ nhiệm chính trị Ngô Xuân Lịch triển khai đắc lực ý đồ thôn tính dư luận bằng đội ngũ dư luận viên của Nguyễn Phú Trọng. Ý đồ của Trọng không nói, ai cũng biết nó được học theo cách mà Mao Trạch Đông đã làm trước kia trong cách mạng văn hoá và đội ngũ Hồng Vệ Binh (cờ đỏ).
Lúc này Huy Đức, một người Hà Tĩnh cùng quê với Trương Tấn Sang và theo Sang từ lâu, tung ra luận điệu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kích động biểu tình chống Trung Quốc để che đậy những sai phạm của mình.
Ở phía dưới bọn dư luận viên điên cuồng vu khống những người biểu tình chống Trung Cộng là do ăn tiền của Việt Tân xúi dục, muốn âm mưu lật đổ chế độ thông qua hình thức phát động biểu tình.
Sang đến các năm sau 2014, 2015…các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hay tưởng niệm các liệt sĩ giảm dần đi. Nguyên nhân an ninh hỗ trợ cho dư luận viên phá, mặt khác đàn áp dữ dội hơn và tất nhiên một điều tai hại là nhiều người nhụt chí vì thấy hoang mang nghi ngờ chính nghĩa của cuộc biểu tình chống TQ. Phải nói những đòn đánh của dư luận viên các cấp phối hợp bài bản và đạt hiệu quả. Trong đoàn biểu tình hàng ngàn người ngày ấy, có rất nhiều người đơn giản nghĩ rằng mình biểu tình vì yêu nước, đất nước ta cần có những cuộc biểu tình như vậy để giúp nhà nước tăng thêm sức mạnh khi đối thoại với Trung Quốc cũng như khi đặt vấn đề chủ quyền ra quốc tế. Với tâm lý như vậy, tất nhiên họ sẽ nản lòng khi nghe thấy luận điệu, trên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng biểu tình để mưu đồ né tránh sai phạm, dưới thì người biểu tình do Việt Tân xúi dục.
Đừng coi thường truyền thông của cộng sản, hãy xem lại đoạn trích thứ 2 trong bài viết này ở nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng:
“Chú trọng việc định hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xã hội…”
Để thấy rằng, đảng CSVN rất chú trọng dùng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội để định hướng vấn đề theo ý đồ của họ. Từ điều này chúng ta sẽ quy chiếu thấy rằng, bắt đầu từ năm 2013 nhiều Facebook, Blog có tiếng nói thường lập lờ đưa ra những ý kiến rất có lợi cho những chủ trương của phe Nguyễn Phú Trọng.
Cũng trong thời điểm Nguyễn Phú Trọng phát động phong trào cờ đỏ, chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiến hành mặt tăng cường chiếm dư luận hải ngoại. Bộ đôi này tuỳ theo chức vụ, ve vãn Việt Kiều, cựu chiến binh VNCH, các nhà báo, trí thức ở hải ngoại để phục vụ nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng định hướng dư luân. Sang và Sơn đã lấy việc chung kêu gọi tình yêu quê hương, tinh thần xây dựng đất nước, nhưng còn mưu đồ tìm kiếm tiếng nói phục vụ cho việc riêng là hậu thuẫn dư luận ủng hộ mưu đồ chính trị cho phe cánh mình. Một số nhà báo, trí thức ở hải ngoại này đã ủng hộ phe Sang, Trọng trong cuộc chiến quyền lực ở đại hội 12. Tiếp theo là những chủ trương của Nguyễn Phú Trọng sau này.
Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh thành lập trang Ba Sàm có lượng đọc rất đông, đến tháng 9 năm 2013 nhận thấy có những cá nhân đang tham gia hỗ trợ quản trị trang Ba Sàm đang sống ở nước ngoài có vấn đề liên quan đến nhóm Sang, Trọng khiến tin tức đưa lên không được khách quan. Anh Ba Sàm đã lặng lẽ khởi động hai trang riêng đó là Chép Sử Việt và Dân Quyền để duy trì tiếng nói trung lập của mình. Trên trang Chép Sử Việt có bài viết về âm mưu muốn làm tổng bí thư của Trương Tấn Sang qua chiêu trò nhận gốc Hà Tĩnh, bởi nếu người miền Nam, Tư Sang khó đủ điều kiện làm tổng bí thư. Trước thềm gay gắt đấu đá nhau của đại hội 12, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị bắt giam.
Chúng ta nên nhớ cáo trạng xét xử anh Ba Sàm và Minh Thuý dựa vào hai trang Chép Sử Việt và trang Dân Quyền. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã trả giá cho sự trung lập của mình như vậy. Mọi thứ khác chỉ là đòn nghi binh mà thôi, chẳng hạn như tin đồn Nguyễn Tấn Dũng đích thân chỉ đạo bắt anh Ba Sàm bởi những bài viết chỉ trích Dũng. Nhưng kết cục đại hội 12 Nguyễn Tấn Dũng thất thế rã rời và phe Trọng, Sang toàn thắng, anh Ba Sàm không được nương tay.
Điều nữa là khi anh Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, trang Ba Sàm có những bài được chọn lọc đưa lên, nội dụng của những bài viết này rất khéo léo bênh vực Nguyễn Phú Trọng và đả kích Nguyễn Tấn Dũng, cùng với những bài dễ gây ra chia rẽ nội bộ những người đấu tranh dân chủ như phê phán luật sư Võ An Đôn đã không nhận gì trước các câu hỏi của an ninh là hèn nhát. Những điều hoàn toàn trái với quan điểm của người thành lập nó là anh Ba Sàm. Đến khi Nguyễn Thị Minh Thuý, người thân cận của anh Ba Sàm sắp hết án tù, bỗng nhiên trang này giở quẻ đóng cửa vì lý do thiếu nhân lực, thiếu tiền. Trước khi đóng cửa còn viết lá đơn xin tiền tài trợ của lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam để bồi thêm đòn kết liễu vào danh dự cho trang này trước khi đóng nắp quan tài.
Người đầu tiên chịu trận bởi nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng chính là anh Ba Sàm, Nguyễn Hữu Vinh. Nếu anh vờ không biết và để cho những tay chân của Trọng, Sang thao túng trang Ba Sàm, anh không tinh ý khởi động trang Dân Quyền và Chép Sử Việt, có lẽ anh chẳng làm sao.
Người làm tin, đưa tin thường được tin tức của nhiều phe cung cấp. Có những người vì hám tin mà thành tay chân thân tín của một phe cấp tin. Có những người vì sự khách quan, vì sự đa chiều muốn đưa đến cho bạn đọc. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là người thuộc dạng thứ hai, một dạng quá hiếm hoi trong những người nhận được nguồn tin từ nội bộ. Khi anh nhận tin từ các phe, tất nhiên phe mạnh nhất sẽ chẳng hài lòng với kiểu khách quan của anh.
Tôi cũng là người nhận được nhiều tin từ các phe, nhưng tôi thích đưa những tin về những kẻ yếu hơn.
Vì sao ư ?
Vì chỉ cần một lần láo nháo sung rơi đúng miệng như vụ Trịnh Xuân Thanh, tôi đã góp phần làm cho cộng sản Việt Nam khốn đốn như mất quan hệ đối tác chiến lược với nước Đức. Đến bây giờ mối quan hệ này vẫn còn căng thẳng.
………………………………………………………………………
Đón đọc phần 2:
Hội dư luận viên cờ đỏ và các cán bộ cục tuyên huấn thuộc tổng cục chính trị quân đội
Phần 3:
Đạm Phong Nguyễn Thanh Tú và những cá nhân hải ngoại chống Việt Tân có liên quan gì đến hội cờ đỏ hay nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng.
Leave a Comment