Mỏ Cá Voi Xanh: ExxonMobil thách thức Trung Quốc?

- Quảng Cáo -
Hiện tượng lạ lùng là không phải “đối tác chiến lược” Repsol đã hai lần liên tiếp trong 9 tháng qua phải nín lặng rút khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở Đông Nam Việt Nam, mà lại là “đối tác chiến lược” ExxonMobil dám lên tiếng thách thức sự đe dọa của Trung Quốc.
Mới đây khi trả lời VOA Việt Ngữ, bà Julie King, đại diện truyền thông của ExxonMobil cho biết rằng công ty này “đang thực thi các thỏa thuận thương mại quan trọng” với các đối tác và với chính phủ Việt Nam.

“Các thỏa thuận này sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục có các bước tiến tích cực nhằm đưa dự án tiến về phía trước, trong đó đạt tiến bộ về giai đoạn thiết kế cơ sở và tổng thể trong năm 2018”, bà King cho biết.

“Giai đoạn thiết kế cơ sở và tổng thể sẽ cho thấy thời hạn rõ ràng hơn về quyết định đầu tư cuối cùng”.

Tập đoàn Mỹ này từng khẳng định rằng dự án này “không nằm ở vùng có tranh chấp”, và rằng “chủ quyền là vấn đề chỉ các chính phủ mới có thể quyết định”.

Đây là lần đầu tiên ExxonMobil lên tiếng liên quan đến mỏ Cá Voi Xanh. Tuy không xác nhận về một sức ép của Trung Quốc đối với mỏ dầu khí dồi dào trữ lượng này, ExxonMobil vẫn khẳng định kế hoạch và lộ trình sắp tới – một biểu hiện cho thấy tập đoàn này không mấy lo ngại cho dù Bắc Kinh sẽ làm những động tác nhằm bặt buộc ExxonMobil phải rút khỏi mỏ Cá voi Xanh như đã khiến Repsol phải rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ.

- Quảng Cáo -

Cá Voi Xanh là dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam mà dự kiến khai thác khí ở mỏ này sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam. Vào tháng Giêng năm 2017, Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã trở thành nhà khai thác khí đốt lớn nhất của Việt Nam sau khi ký kết một hợp đồng trị giá 10 tỷ đô la để khai thác dầu khí trên Biển Đông với PetroVietnam.

Thế nhưng sau khi nhận được giấy phép khai thác, đã có một sự cố xảy ra: ngày 7/11/2017, ExxonMobil đã mang lại nỗi thất vọng lớn lao cho giới chóp bu Việt Nam khi Chủ tịch Liam Mallon của Công ty Phát triển ExxonMobil đã tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông tới năm 2019.

Khi đó, một số đánh giá đã giả thiết về nguyên nhân chủ yếu và có thể là duy nhất của việc phải hoãn dự án có thể là Trung Quốc gây sức ép mà đã khiến Việt Nam có thể phải điều đình để ExxonMobil tạm ngừng khai thác mỏ Cá Voi Xanh.

Nhưng đến tháng Ba năm 2018 khi xảy ra vụ Repsol phải lần thứ hai liên tiếp rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, giả thiết đã biến thành thực tế được xác nghiệm một cách sống sượng: vẫn là “đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất của Việt Nam” là Trung Quốc đã nhảy bổ vào nhà của giới chóp bu Việt Nam để đòi không được hợp tác với Mỹ mà phải hợp tác với Trung Quốc để khai thác dầu khí.

Chắc chắn là để đưa ra yêu sách trên, các chuyên gia phân tích tâm lý chính trị ở Bắc Kinh đã nắm rất rõ tinh thần “văn dốt võ nhát” và “chưa đánh đã chạy” của một số quan chức cao cấp Việt Nam.

Một thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính và mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi là vài tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol và ExxonMobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Cần nhắc lại, Repsol là một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Tập đoàn PetroVietnam ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Tây Ban Nha lại là một trong số một tá đối tác chiến lược của Việt Nam.

Còn ExxonMobil là một tập đoàn dầu khí khổng lồ của Mỹ. Nhưng Mỹ không hề là đối tác chiến lược của Việt Nam.

Rất có thể, sự tự tin của ExxonMobil khi lên tiếng về mỏ Cá Voi Xanh phát xuát tự sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, nằm trong chiến lược tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông và sẵn sàng đối đầu với hải quân Trung Quốc.

Do vậy, tương lai của mỏ Cá Voi Xanh có lẽ không đến nỗi ảm đạm và trở thành “nhục quốc thể” như biến cố hai lần xảy ra tại mỏ Cá Rồng Đỏ. Nhưng cũng bởi tương lai đó, nơi đây chắc chắn sẽ trở thành điểm nóng trong một trận chiến dầu khí mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Mỹ. Gầy đây, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Còn Trung Quốc lại là đối tác chiến lược được giới chóp bu Việt Nam luôn đánh giá là quan trọng nhất và đặt ở trên đầu. Nhưng thật trớ trêu, từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 đến hai lần gây sức ép vào khu vực Bãi Tư Chính vào hai năm 2017 và 2018 đều có bàn tay thọc sâu của “bạn vàng” – một cái tát nảy lửa vào mặt những kẻ còn mơ mộng vào “tình bạn đời đời thủy chung” và sự dựa dẫm về lợi ích kinh tế đối với “Thiên triều”./.

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Mừng quá ! nếu khai thác
    dược mỏ cá voi xanh.
    Phúc lợi cũa ndvn sẻ tăng
    thêm theo thuế .
    – học sinh dược tăng tiền
    học phí.
    – bệnh nhân dược tăng viện
    phí .
    hahaha! nhà nước hưởng lợi
    20 tỷ Mỹ kim mà.Mẹ bà bao
    nhiêu năm nay hốt mỏ dầu
    ” bạch hổ” nuốt sạch .Người
    dân không có một dồng phúc
    lợi xh .

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here