Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng Việt Nam ra sao?

- Quảng Cáo -

Trần Diệu ChânWeb Việt Tân |

Từ đầu năm nay – 2018, Tổng thống Donald Trump bắt đầu thực hiện chính sách bảo hộ kinh tế, gia tăng hàng loạt thuế quan từ 20% tới 50% lên máy giặt và pin mặt trời vào ngày 23 tháng 1, 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, ngoại trừ Canada và Mexico vào ngày 8 tháng 3.

Đến ngày 22 tháng 3, Hoa Kỳ tuyên bố miễn đánh thuế cao Thép và Nhôm cho Âu Châu, Argentina, Australia, Brazil, và Nam Hàn. Như vậy, trong số 10 quốc gia xuất khẩu thép nhiều nhất vào Mỹ, chỉ còn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc là bị đánh thuế ở 2 sản phẩm này.

Riêng Trung Quốc còn bị tăng thuế lên nhiều mặt hàng khác, tổng cộng lên tới $60 tỷ Mỹ Kim. Ngoài ra, Trung Quốc còn bị giới hạn đầu tư vào Mỹ để ngăn chặn việc họ thâu tóm các công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo hay máy móc tự động.

- Quảng Cáo -

Đây là đòn trừng phạt việc Trung Quốc ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, ăn cắp bí mật thương mại, thao túng tiền tệ, hỗ trợ không công bằng các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo nên thâm thủng mậu dịch $375 tỷ Mỹ Kim mỗi năm cho Hoa Kỳ, và cướp đi việc làm của người dân Mỹ.

Cố vấn thương mại cao cấp của Tổng thống, Tiến sĩ Peter Navarro, người đứng sau chính sách chống Trung Quốc này cho biết: “Những gì Mỹ đang làm là nhằm bảo vệ đất nước trước những hành vi thương mại hung hăng và nền kinh tế phi thị trường của Trung Quốc.” Trong cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc” của ông, nhà học giả này cũng đã bày tỏ mối quan tâm về những vi phạm nhân quyền trầm trọng của Trung Quốc và cảnh báo về tham vọng xâm lăng và thống lĩnh thế giới của “con Rồng Đỏ” tim đen này.

Các sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc có tham vọng xây dựng, như phương tiện giao thông chạy bằng điện, công nghệ vận chuyển và công nghệ hàng không vũ trụ, cũng nằm trong danh sách trừng phạt kế tiếp của Hoa Kỳ.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã nhanh chóng trả đũa, tuyên bố tăng thuế trên một số mặt hàng của Hoa Kỳ có trị giá 3 tỷ Mỹ Kim, bao gồm các mặt hàng thép, trái cây, rượu vang…, và 25% thuế lên thịt heo và nhôm. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang “từ tốn” thương lượng với Mỹ vì sẽ thất lợi nếu gây hấn với một thị trường xuất khẩu lớn nhất – chiếm tới 16% tổng số xuất khẩu của nước này.

Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng gì?

Khi hai cường quốc lớn nhất và nhì trên thế giới đụng độ nhau, chắc chắn những quốc gia nhỏ như Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Một số những quan tâm mà các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã nêu lên bao gồm các tác hại như sau.

1/ Hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Mỹ sẽ giảm vì chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ. Hiện nay Việt Nam đang có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ là $32 tỷ Mỹ Kim (2016), đứng hàng thứ 6 trong số các quốc gia mà Mỹ có thâm thủng mậu dịch nhiều nhất (chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Mễ và Ái Nhĩ Lan). Chính quyền Trump đã đòi CSVN phải giảm số thặng dư này nếu không sẽ gia tăng thuế trên một số mặt hàng.

2/ Các mặt hàng nhôm, thép của Trung Quốc đi qua ngã Việt Nam sẽ chịu mức thuế trừng phạt của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (tức thuế chống phá giá (antidumping = AD) và thuế chống trợ cấp (countervailing duty – CVD) lên đến 531% và 238% lần lượt đối với thép cán nguội và thép chống ăn mòn. Các loại thuế này sẽ được áp dụng cho mọi chuyến hàng đã tới Mỹ từ ngày 4 tháng 11, 2016 trở đi. Hiện Việt Nam là quốc gia đứng hàng thứ 12 xuất cảng thép cao nhất vào thị trường Mỹ.

3/ Nếu Việt Nam cho phép Trung Quốc làm nơi trung chuyển để nhập các mặt hàng khác vào Mỹ, mà bị khám phá ra thì có thể bị trừng phạt nặng tương tự như thép và nhôm. Ngoài ra, những mặt hàng của Việt Nam có nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc cũng sẽ bị hải quan Hoa Kỳ trừng phạt bằng quan thuế.

4/ Hàng Việt Nam sang các quốc gia khác gặp cạnh tranh nhiều hơn, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, vì hàng Trung Quốc không bán được qua Mỹ sẽ bị dồn bán qua các nước lân cận. Đồng thời các mặt hàng nội địa Việt Nam – hiện đã bị hàng Thái Lan, Trung Quốc cạnh tranh – sẽ còn bị cạnh tranh ráo riết hơn nữa và có thể bị bức tử dễ dàng.

5/ Trong thời kỳ bảo hộ hiện nay của Mỹ, các mặt hàng còn đang gặp rắc rối như cá basa và thủy sản nói chung của Việt Nam càng khốn đốn hơn với không chỉ thuế chống bán phá giá, mà còn phải chấp hành luật chống khai thác đánh bắt bất hợp pháp hải sản (IUU – illegal, unreported, and unregulated) của Mỹ. Hiện thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ lớn – khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

6/ Việt Nam cũng đang lo việc các nhà đầu tư Mỹ rút lui nếu các mặt hàng của họ sản xuất ở nước ngoài khi về lại Mỹ bị đánh thuế cao; nếu giá thành rẻ hơn khi sản xuất trong nội địa, các công ty Mỹ sẽ rút về. Tương tự, các công ty như Samsung của Nam Hàn cũng tính chuyển sản xuất từ Việt Nam vào Mỹ. Nếu điều này xảy ra sẽ là một thiệt hại lớn cho Việt Nam. Để thu hút đầu tư ngoại quốc (FDI) ở lại, một số nước phát triển đã miễn thuế cho các doanh nghiệp của Mỹ trên những khoản tiền tái đầu tư, và điều này lại tạo thêm căng thẳng cạnh tranh FDI cho Việt Nam.

Trước tình thế mới và để bù đắp những thiệt hại, nhà cầm quyền CSVN hy vọng có thể thay thế Trung Quốc để trở thành nước sản xuất hàng điện tử, điện lạnh cung cấp cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên trở ngại trước mắt là Việt Nam thiếu người có tay nghề về kỹ thuật cao so với Trung Quốc.

Đa số công nhân Việt Nam chỉ làm những công việc lắp ráp thô sơ nên nhiều mặt hàng cần kỹ thuật cao đã nhập từ Trung Quốc và sau đó thay nhãn hiệu để xuất cảng sang nước khác kiếm lời. Đây là điều mà Hoa Kỳ đang tìm cách trừng phạt về tội “lừa đảo” hay “cấu kết” với Trung Quốc để qua mặt Mỹ.

Nói tóm lại, khi trận chiến mậu dịch Mỹ – Trung bùng nổ, đa phần Trung Quốc là nước bị nhiều thiệt hại lớn và kế đến là Việt Nam, vốn là sân sau của Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt cho Việt Nam để tách khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc và đẩy mạnh các quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ và Nhật, làm ăn theo đúng nguyên tắc thị trường và pháp luật quốc tế, khai dụng nguồn nhân lực của đất nước cho đầu tư ngoại quốc mà không bị ngoại quốc lợi dụng để trục lợi, khai thác người dân và tàn phá môi sinh. Liệu những cải tiến này có thể xảy ra trước tình hình bấp bênh hiện tại?

Tất cả vẫn còn là dấu hỏi to tướng chừng nào mà chế độ Hà Nội vẫn còn chưa biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng, ngừng xem dân là kẻ thù, ngưng đàn áp và giam hãm những người yêu nước để cùng toàn dân chung sức giải quyết các vấn nạn của dân tộc.

- Quảng Cáo -

19 CÁC GÓP Ý

  1. Yên tâm mà dập thằng tàu.
    chả ảnh hưởng gì tới Vn dâu.
    Các khoa học gia vn còn dang
    ngâm cứu ” rau muống” luộc
    làm sao giữ dược chất bổ
    dưỡng ngang với ” thịt bò”.

    • Dứng ở nga ba dường!
      -sụp dổ như : nước Nga
      thì an toàn ll.
      – cố kéo chế dộ thì chạy
      theo vết xe dổ hi lạp.
      – theo tàu thì lòng dân
      như thế nào ” dã rõ”.
      như bạn thì phương án nào khả thi cho dảng và
      cpvn. hahaha.

    • Sự độc tài quyền lực và lý tưởng xhcn là mồ chôn cho giai cấp thống trị đồng thời nó sẽ kéo theo cả dân tộc xuống hố. Họ sẽ câu giờ để nắm quyền lực càng lâu càng tốt, nếu họ là những người nghĩ cho sự phát triển của dân tộc thì đã không để như hôm nay.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here