Lợi dụng sự thiếu thông tin và lòng tham của số đông người nông dân Việt Nam, thương lái Trung Quốc đã tung chiêu trò thu mua những mặt hàng nông nghiệp với giá cao rồi đột ngột rút lui khiến ngành nông nghiệp Việt Nam khốn đốn, người nông dân lao đao và hơn hết là âm mưu thâm độc làm mất cân bằng sinh thái, gây dịch bệnh và hủy diệt giống nòi Việt Nam…
Thực tế chiêu trò này của thương lái Trung Quốc không hề lạ lẫm với người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là người nông dân Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho đến hôm nay thương lái Trung Quốc vẫn còn áp dụng hiệu quả thậm chí chiêu trò này chưa có dấu hiệu bị phá vỡ và như vậy người dân nông dân Việt Nam vẫn tiếp tục mắc bẫy.
Vụ việc gần đây nhất xảy ra đối với những hộ nông dân trồng chuối ở Trảng Bom (Đồng Nai). Theo một số nông dân ở Trảng Bom kể lại với báo chí rằng; vào những ngày đầu tháng 03/2018, thương lái Trung Quốc kéo nhau đến nhà vườn của người trồng chuối đặt mua một khối lượng lớn, thậm chí mua cả chuối non đã đẩy giá mặt hàng này lên cao ngất ngưỡng, có thời điểm lên gần 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tháng 03/2018, các thương lái Trung Quốc đồng loạt ngừng mua và “biến” đi mất tăm khiến mặt hàng chuối giá rớt xuống còn khoảng 10.000 đồng/kg, hiện đang có dấu hiệu tiếp tục giảm. Một số ít thương lái Trung Quốc cũng có trở lại vườn chuối để ngã giá mua nhưng chê hàng kém chất lượng, hàng không đạt yêu cầu nên không mua hoặc ép giá mua.
Không thể tích trữ với một khối lượng lớn chuối đã hái, người nông dân đã bán tháo, bán rẻ thậm chí bán luôn cả vườn chuối non với giá thấp một nữa.
Ngày nay báo chí CSVN, báo chí tự do và Internet với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội đã giúp cho người dân Việt Nam phần nào trong việc tiếp cận thông tin, tìm hiểu được những chiêu trò phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam, xa hơn nữa là phá hoại nền kinh tế Việt Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam ngày càng lún sâu hơn vào sự phụ thuộc.
Các thương lái Trung Quốc thường mua những mặt hàng nông nghiệp ở Việt Nam mà người dân Việt Nam lâu nay nghĩ là nó vô hại, không có giá trị kinh tế nhưng không ngờ đằng đó là cả một mưu đồ thâm độc với mục đích nhắm đến là tận diệt và hủy diệt.
Váo năm 2012, tại tỉnh Bình Phước thương lái Trung Quốc thu mua lá điều khô giá từ 500-1000 đồng/kg. Người dân Bình Phước lâu nay cứ nghĩ lá điều vô hại nay lại sinh ra tiền liền đổ xô đi gom thậm chí là phun thuốc cho điều rụng lá khiến năng suất điều những mùa vụ sau ra trái rất kém, còn số lượng lá điều mà người dân gom được để lâu không thấy thương lái Trung Quốc mua trở thành nơi ruồi, muỗi…trú ngụ sinh nở nên người dân đành phải đem đốt.
Năm 2013, người dân trồng sắn ở Phú Yên lâu nay trồng để lấy củ là chủ yếu nhưng vào năm này không biết từ đâu thương lái Trung Quốc đổ xô về thu mua thân và ngọn cây sắn khiến người dân tàn phá sắn dẫn đến hậu quả là mùa vụ năm sau ở Phú Yên khan hiếm sắn, nhà máy sản xuất phải kết thúc mùa vụ sớm thì cũng là lúc sắn Trung Quốc không biết đi đường nào đã ồ ạt đổ vào Phú Yên và một số tỉnh thành khác của Việt Nam phá giá thành sắn Việt Nam.
Cũng tại Phú Yên vào năm 2011, không biết từ đâu có tin đồn là có nhiều người trúng đậm mùa rùa khiến người dân đổ xô đi săn rùa. Theo người dân kể lại sau khi gom được số lượng rùa thì thương lái sẽ đến ngã giá mua rồi sau đó vận chuyển ra Hà Nội sang Trung Quốc. Điều đáng nói ở đây là giống rùa đang bị săn bắt ở Phú Yên thuộc nhóm IIB, ghi trong sách đỏ IUCN cấp CR, tức là cấp cực kỳ nguy hiểm cần được bảo vệ.
Ngoài việc đổ sô đi săn rùa, người dân Phú Yên còn đổ sổ xuống đầm Ô Loan để cào dắt, đây là một loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được người dân mua về làm mắm hoặc làm thuốc ăn cho tôm hùm. Trung bình mỗi kg dắt người dân vào thời điểm này bán khoảng 4000 đồng/kg nhưng khi thương lái Trung Quốc đổ xô về mua với giá gần 30.000đồng/kg thì người dân bất chấp tất cả vét sạch dắt ở đầm Ô Loan dẫn đến nguy cơ hủy diệt hàng loạt loại thủy sản khác như sò huyết, tôm…
Chưa hết, khoảng năm 2011, 2012 người dân ở một số tỉnh thành miền Bắc và ở đồng bằng sông Cửu Long đổ xô đi mua đĩa và ốc bưu vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Gía mỗi kg đĩa được mua với giá khoảng từ mấy trăm ngàn cho đến 1 triệu đồng, giá ốc bưu vàng vào lúc cao điểm lên đến 30.000 đồng/kg. Gía của những mặt hàng “quái lạ” này cao gấp nhiều lần so với kg lúa, kg gạo nên người dân đã đổ xô đi mua đĩa, mua ốc bưu vàng thậm chí còn nuôi tích trữ. Khi thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua thì cũng là lúc hàng tạ, hàng tấn ốc bưu vàng và đĩa được người dân đem đổ xuống ao đầm, ruộng lúa hủy hoại môi trường sinh thái, hủy hoại lúa, hoa màu, nghiêm trọng hơn là dịch bệnh lây lan…
Năm 2014, tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một số thương lái Việt Nam đứng ra thu mua gốc, rễ tiêu rồi đem bán lại cho thương lái Trung Quốc, gíá mỗi kg rễ tiêu khoảng 50.000đồng. Nhiều người dân đổ đi đào trộm rễ tiêu đem bán khiến tiêu mất sức, năng suất giảm và đây chính là cơ hội cho tiêu độc của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường tiêu Việt Nam.
Việc thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ tiêu ở Gia Lai cũng giống như thu mua rễ sim ở Lạng Sơn vào năm 2012.
Ngoài ra thương lái Trung Quốc còn mua những loại cây quý hiếm ở Việt Nam như; kim cương, sưa, máu chó, hoàng đằng, mật gấu…thúc giục người dân Việt Nam bất chấp pháp luật, đầy mạnh việc phá hủy rừng Việt Nam dẫn đến xói mòn đất, lũ tràn về đồng bằng nhanh đã phá hủy tài sản và cướp đi sinh mạng người dân.
Tuy nhiên, nguy hiểm và thâm độc hơn hết là việc thương lái Trung Quôc thu mua móng trâu ở Việt Nam. Người dân Việt Nam nói chung hẳn vẫn chưa quên vào năm 2004, một phong trào giết trâu, chặt đuôi trâu để lấy bán cho thương lái Trung Quốc diễn ra ở nhiều vùng quê Việt Nam. Lúc bấy giờ giá móng trâu được thương lái Trung Quốc mua cao ngất ngưỡng, giá 4 móng trâu có thể bằng trị giá một con trâu nên người nông dân không ngần ngại giết trâu hàng loạt để lấy móng đem bán, thậm chí đi trộm cắp trâu. Kết quả là ngành nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng sức kéo, ảnh hưởng đến năng suất.
Chiêu trò thu mua đẩy giá sản phẩm lên cao rồi đột ngột rút lui của thương lái Trung Quốc được áp dụng rất nhiều lần ở các tỉnh thành Việt Nam đến nay vẫn chưa có dấu hiệu bị phá vỡ. Từ nông nghiệp, thủy- hải sản, lâm nghiệp, công nghiệp…cho đến kinh tế và xã hội Việt Nam nói chung các thương lái Trung Quốc không ngừng thâm nhập sâu để tìm hiểu đặng phá hoại, đằng sau đó nữa là mưu đồ đẩy hàng hóa độc hại của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, khống chế nền kinh tế Việt Nam. Tác hại của việc tiêu thụ hàng hóa độc hại của Trung Quốc khiến người Việt Nam ngày càng mắc những căn bệnh mà hiện nay y tế thế giới chưa có thuốc chữa như bệnh ung thư, góp phần hủy hoại giống nòi Việt.
Bằng con đường du lịch hoặc bằng con đường tiểu ngạch nào đó mà các thương lái Trung Quốc hầu như có mặt ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam, am hiểu vùng miền địa phương nên khi họ thực hiện chiêu trò thu mua thì các mặt hàng không trùng lắp nhau, chuẩn bị rất kỹ nên hầu hết các thương lái Trung Quốc đều dành những thành công nhất định, họ thoát được sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam. Ngoài ra, chiêu trò và mưu đồ của thương lái Trung Quốc thực hiện thành công là có sự góp tay không nhỏ của người Việt Nam, chính người Việt Nam vì lòng tham, vì chút lợi nhuận nên đã tiếp tay cho thương lái Trung Quốc giết người Việt Nam. Giải phóng nào cho người Việt Nam thoát khỏi thảm cảnh chết bởi tay Trung Quốc? ./.
Leave a Comment