Thường Sơn (VNTB)
Vào đầu năm 2018, Việt Nam “bất ngờ” bị tụt đến 91 bậc trong bảng xếp hạng “hạnh phúc thế giới” so với đầu năm 2017.
Tháng 3/2018, Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững (SDSN) công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018, trong đó Việt Nam đứng thứ 95.
Báo cáo này xuất hiện đúng vào thời gian ở Sài Gòn và ngay cả thành phố được xem là có mặt bằng dân trí cao nhất Việt Nam – Đà Lạt – xảy ra những vụ nghi án giết người hàng loạt – đều là 5 người trong cùng một gia đình, hoặc bị đâm dao, hoặc bị thuốc nổ.
Chưa kể nhiều cảnh “tự chết” của người dân trong đồn công an trong năm 2017 và đầu năm 2018. Nạn kiêu binh, côn đồ và thói lộng quyền của công an địa phương là nguồn cơn của thảm họa xã hội này.
Vào lần này, nhiều tờ báo nhà nước đã không thể quay lưng với “Việt Nam đứng thứ 95” khi đã dẫn lại Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018 của Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững.
“Thứ 95 là xuyên tạc, Việt Nam hạnh phúc thứ 4 thế giới chứ!’ – vài trang dư luận viên của đảng phẫn nộ phản bác, và ngay lập tức chụp cho SDSN cái mũ “phản động”.
Bởi vào đầu năm 2017, một tổ chức chẳng mấy tiếng tăm là Indochina Research đã gây quá nhiều tai tiếng khi công bố “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới với chỉ số hạnh phúc là 78%” trong khuôn khổ cuộc điều tra cuối năm 2016.
Khi đó, không ít tờ báo nhà nước đã hoặc quá ngây thơ để say men, hoặc tuyên truyền một cách đầy chủ ý cho chế độ, về thành tích “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới”, vượt rất nhiều quốc gia Bắc Âu.
Kết quả “lạc quan và hạnh phúc” của Indochina Research nêu ra lại “tự diễn biến” trong bối cảnh nợ công, nợ xấu ngập đầu, ngân sách gần như cạn kiệt, thảm họa mang tên Formosa, thảm cảnh do xả lũ miền Trung và rất nhiều công nhân không có tiền mua vé tàu xe về quê trong Tết 2017.
Thời gian cận Tết Nguyên đán 2017 cũng một lần nữa, trong nhiều năm liền lãnh đạo 15 tỉnh phải lên Văn phòng chính phủ xin gạo cứu đói cho dân. Cảnh tượng học sinh nghèo vùng cao phải ăn thịt chuột lại tái hiện. Những hình ảnh người nghèo chết không có nổi quan tài mà phải bó chiếu đưa về nhà lan rộng trên mạng xã hội.
Kết quả đánh giá của Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững vào đầu năm 2018 là rất tương đồng với một kết quả khác của Liên Hiệp Quốc vào tháng 3/2016 khi công bố một bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc, trong đó Việt Nam đứng thứ 96.
Ngay một chuyên gia nhà nước là Tiến sĩ Khuất Thu Hồng cũng phải thổ lộ rằng dù Việt Nam được Liên Hiệp Quốc xếp hạng 96 về chỉ số hạnh phúc, bà vẫn thấy thứ hạng này được ưu ái.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng nhận xét rằng kết quả xếp hạng khá phiến diện sẽ làm nhiều người bị… ru ngủ. Theo Tiến sĩ Hồng, nếu xét trên tiêu chí tuổi thọ thì Việt Nam không phải là nước có tuổi thọ cao để đáng phải tự hào. Còn tiêu chí cảm giác thoải mái, rất khó để nói người dân Việt Nam hài lòng khi đang phải lo toan mọi thứ: từ thực phẩm độc hại đến kẹt xe, mất an toàn giao thông, môi trường tự nhiên bị tàn phá… Đó là chưa nói cuộc sống bức bách khiến tâm lý con người thay đổi, bạo lực gia tăng, sẵn sàng đâm chém nhau vì những va chạm rất nhỏ…
“Tôi không hiểu thoải mái, hạnh phúc ở chỗ nào? Tôi không tin vào kết quả đó, phương pháp nghiên cứu này có vấn đề. Những người được hỏi chắc chắn không đại diện cho 90 triệu người dân Việt Nam.” – Tiến sĩ Hồng bức bối.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan, Đại học quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về hạnh phúc thì đó đúng là giấc mơ nhưng thực tế thì không phải như vậy: “Đối chiếu với một đất nước mà nỗi lo lắng luôn lơ lửng khắp nơi thì tôi cho là bảng đánh giá ấy hoàn toàn không chính xác. Ở đất nước mà ra đường luôn cảm thấy bất ổn, nghi kỵ lẫn nhau, cán bộ thì nhiều người lời nói không đi đôi với việc làm, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông tràn lan, tội phạm phức tạp… thì làm sao hạnh phúc được?”
Vậy vì sao tổ chức Indochina Research lại dám đánh giá “Việt Nam hạnh phúc thứ 4 trên thế giới”?
Hãy lùi lại một chút về quá khứ.
Nhiều thông tin cho biết chính quyền Việt Nam đã tung ra hàng triệu đôla mỗi năm để “quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế” trên một số tờ báo nước ngoài và cả chi cho tổ chức nghiên cứu quốc tế. Thậm chí còn có dấu hiệu chính quyền Việt Nam đã dùng tiền để “mua” một vài tờ báo, tổ chức nghiên cứu nhằm nêu ra những thông tin có lợi cho họ về thể diện và chính trị, bất chấp thực tế hoàn toàn trái ngược.
Indochina Research là một trường hợp rất đáng nghi ngờ về chuyện mua bán như thế.
https://youtu.be/ud73ybD7Mk8
Loài thứ hau con rắn có sừng
Loài thứ hai
Loai con DIA hut mau nguoi va cung loai SONG DAI nhu con DIA.