Tác giả: Quê Hương
Ngày 17/3, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Mới đầu đọc thì nhiều người thấy cũng bình thường nhưng khi đọc kỹ mới thấy có cái gì đó thật sâu xa.
Ông Phan Văn Khải là vị thủ tướng xin từ nhiệm vào tháng 5/2006 sau khi tự cảm thấy không đủ khả năng đảm đương công việc. Do vậy, động thái làm trưởng ban tang lễ cho ông Khải sẽ giúp ông Trọng đạt được 4 mục đích:
– Thứ nhất, ông Trọng muốn nhắc nhở cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc đồng chí X đã không chịu từ chức vào năm 2012, khiến ông Trọng khóc hết nước mắt trong Hội nghị Trung ương sau đó.
– Thứ 2, động thái này của ông Trọng như muốn nói với thiên hạ rằng ông không tham quyền cố vị đâu và cũng sẽ từ nhiệm nếu không làm được việc như ông Khải.
– Thứ 3 là ông Trọng muốn cho mọi người thấy ông đâu phải là người thân Trung Cộng, bởi ông rất trọng vọng vị thủ tướng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Mỹ đấy chứ.
– Thứ 4 là ông Trọng cho cả nước thấy ông tôn trọng ông Khải chỉ muốn đánh ông Dũng thôi. Bởi chính ông Khải là người tiến cử ông Dũng lên làm thủ tướng vì vậy chống lại ông Dũng là chống lại ông Khải. Mà ông Trọng lại nhất quyết gạt bằng được ông Dũng ra khỏi bộ máy chính quyền.
Có thể thấy đây là một bước đi đầy tính toán và rất cao tay của ông Trọng. Thế nhưng sự che đậy khéo léo này lại cho thấy những nghịch lý rất lớn:
– Thứ nhất, ông Khải (giống người tiền nhiệm Võ Văn Kiệt) chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, xích lại với phương Tây và bằng chứng ông là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Mỹ năm 2005 và chỉ đạo việc đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007. Trong khi ông Trọng lại cho thấy đường lối thân Trung Quốc một cách bất thường: từ tăng cường bắt giữ những nhà yêu nước chống Trung Quốc; ký các hiệp định bảo vệ chế độ XHCN với Trung Quốc; chủ động ém nhẹm các vụ việc có liên quan tới các yếu tố Trung Quốc; cho tới vô hiệu hóa, bắt giam kết án những người từng lên tiếng chống Bắc Kinh như Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh…
– Thứ hai, ông Khải muốn an táng tại nghĩa trang quê nhà xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM (như dân thường). Trong khi, Hà Nội vừa đề xuất xây nghĩa trang tới 1400 tỷ cho lãnh đạo nhà nước cấp cao khi nhắm mắt xuôi tay. Ông Trọng ngồi giữa thủ đô lại chả có ý kiến gì. Với việc ông im lặng thì cũng ngầm hiểu là ông đồng ý. Ông Khải chỉ muốn về quê yên nghỉ làm dân thường thì ông Trọng bật đèn xanh để xây nghĩa trang xa hoa tốn kém và một trong những phần rất to trong đó sẽ thuộc về ông Trọng.
– Cuối cùng, theo báo chí trong nước, “việc từ chức của ông Khải được nhiều người đánh giá là bài học cho tất cả các cán bộ khác không nên tham quyền, cố vị mà khi thấy không còn đủ sức khỏe, năng lực, cần nhường lại cho lớp trẻ lên thì nên nghỉ”. Trong khi, ông Trọng dù tuổi cao sức khỏe đã không còn tốt nhưng vẫn chưa chịu về hưu năm 2016 và có thể ông sẽ nắm quyền cho tới lúc chết.
Leave a Comment