Trương Duy Nhất – RFA
Hôm qua, 16/3/2018, Sơn Mỹ tổ chức tưởng niệm 50 năm thảm sát Mỹ Lai. Vẫn sân khấu, màn hình, hội trường, băng rôn, cờ phướn…
Khác mọi năm là hoa. Ngập đầy hoa sen. Một cuộc trình diễn hoa, áo dài, với dàn diễn viên nghiệp dư gần 50 nữ sinh tiểu học, và… hoa hậu.
Năm nay, không dựng kịch tái diễn cảnh bắn giết nữa. Người ta đã sáng tạo trình diễn lại tội ác thảm sát kinh rợn qua màn trình diễn áo dài, hoa hậu và những khúc hát “giết sạch chém sạch, máu rơi…”
Khi ca sĩ hát, tôi thấy Đức (Trần Văn Đức), Trần Thị Hà và nhiều nhân chứng sống sót khác nhắm mắt, bịt tai quay đi không dám nghe. Họ khóc. Đức bảo “tôi không muốn nhìn nghe người ta diễn lại cảnh mẹ tôi, chị tôi và đồng bào của tôi trước mắt mình”.
Vâng, ngay cả tôi cũng không chịu nổi những âm thanh “chém giết” ấy, dù đó là… bài hát. Dù cái người ca sĩ đang hùng hồn hét những khúc ca giết chóc man rợ kia là… nghệ sĩ ưu tú, nhân dân chi đó.
Nhớ 5 năm trước, 2013. Tôi cùng Ronald Haeberle(*) về Sơn Mỹ. Khi xem cảnh diễn tái hiện vụ thảm sát trên sân khấu, Ronald đã bịt tai, không dám nghe lại những âm thanh chết chóc man rợ đó. Ông bảo: sao không xây dựng một công viên, làm cái chuông để chỉ rung chuông cầu nguyện thôi?
Tôi cười: Người ta làm cho người sống, chứ không phải để tưởng niệm người chết.
Chẳng biết Ronald có hiểu?
Những cuộc trình diễn. Vâng, phải gọi đúng là những cuộc trình diễn. Cứ thế suốt nửa thế kỷ. 50 năm. Những lễ tưởng niệm đã biến thành những cuộc trình diễn cho người sống, những cuộc trình diễn cho hàng nghìn quan chức phưỡn bụng ngồi xem.
Lạ thật. Quan chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch, Thủ tướng hay bất kể một đứa ất ơ nào, viếng thì về thắp một nén nhang, hoặc một nhành hoa. Can cớ chi cứ phải phưỡn bụng ngồi nghe diễn văn rồi xem hát hò, trình diễn rềnh rang vậy?
Hãy nhìn Đức – Hà kìa, và bao nhân chứng khác, cùng hàng vạn cư dân Sơn Mỹ, xem khi các quan chức đang phưỡn bụng ngồi “tưởng niệm”, thì họ làm gì?
Đức – Hà, và nhiều người khác đã không chịu nổi cảnh trình diễn man rợ này. Nhìn cảnh anh em Đức “chạy thoát” khỏi cái hội trường trình diễn ấy, ra quỳ rạp, khóc lạy trước khu mộ phần, tôi cũng không cầm được nước mắt, và thật sự đã thấy mình chợt… nghiến răng!
Nhìn ở mặt nào đó, những cuộc trình diễn kia cũng là tội ác. Những cuộc trình diễn tội ác, ác hơn cả tội ác.
____________________________________
(*): Ronald Haeberle: cựu binh Mỹ, phóng viên chiến trường, tác giả bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai chấn động địa cầu 50 năm trước.
: My – Ngan – Hoang – Janet – Nguyen .
.
Tham ăn tục uống + Bản tính xôi thịt = Đục khoét ngân sách !
Trình diễn thảm sát Mậu thân luôn đin
Đảng rất giỏi về phim kịch
Dân Huế rất mong cuộc tàn sát Mậu Thân được trình chiếu
cạp cạp ! số vịt nầy mai mắn.
Tội nhân sơn mỹ đã trở lại sơn mỹ để xoa dịu nỗi đau .còn tội nhân 68 tại huế sao hèn đến mức ko dám đầu thú ?
Thảm sát ở Sơn Mỹ năm 1968 mang tính tội ác chiến tranh và tội ác của lính Mỹ.
Người Mỹ đến dự tướng niệm 50 năm thảm sát Sơn Mỹ này – thực sự là những người ngoại phạm khi đó, chỉ có tội chăng – họ là người Mỹ!? Rất đáng khâm phục và cảm ơn những người Mỹ này ở những hành xử rất nhân văn của họ!
Dung nghe nhung gi cs noi ma hay nhin Ky nhung gi cs lam. Biết tuong nho den My lai ma lai kg biết den Huế, Gác ma Cai lay vv…vo cam ma biết dien tuong moi hay.
Tham sát My Lai la toi ác chien tranh nhung người linh My liền quan den vu tham sát do ho da bi trung phat. Nhung vu tham sát Huế thi Cs san van dung dung lam thinh vo cam! Dung la bip bom.
Hoà giải hoà hợp kiểu vc . Một bên thì đón tiếp mỹ đà nẵng một bên thì diễn lại vụ mỹ lai. Sao không thấy nó diễn về mâu thân hay vụ giết người chiến sĩ gạc ma.
Tốt nhất là làm tưởng niệm người đã khuất .
Sao đảng không cho diễn lại cảnh tội ác CS trong vụ Tết Mậu thân ở Huế thì hay hơn nhiểu nhỉ.
Phải chi đảng ta cho diễn lại cảnh thảm sát Mậu thân thì hay hơn nhiều nhỉ.
Day ma di hoi dong bao oi ! Dung bi dang tri nay me hoặc nua, hay tu cứu lay đạt nước cua chinh minh, dung trong cho su giúp do cua bất cu ai. Thoi điểm da chín mui, noi bo chung dang đấu da, tranh gianh quyền lúc,voi Mỹ tu chong tham nhung, van ban cu sao chép lai ma thoi! Chi tru khi khong con dang csvn, thi dan VN moi được hanh phục
Dậy đi đâu thế bạn ơi?
những câu trách móc và
những giọt nước mắt
trước và sau .
di với chú về quê thăm nội
ba tôi gói mấy thùng mua
ở lăng cha cả . miệng thì
làu bàu với chú : nói với
má là dể dành lở có gì , có
mà ăn. dừng cho cái thằng
việt cộng dó nữa .
dêm dến tôi thấy nội bỏ
cơm sấy dồ hộp vào bao
nầm kế bên nội , tôi nói
nhỏ ba nói nội dừng cho
thằng việt cộng dó nữa .
nội cười nhưng khóc : việt
cộng nào bác mầy dó .
tôi im lặng .
rồi giải phóng dược mấy
năm . tôi lại về quê nội
dể lấy gạo nếp về ăn tết
từ mờ sáng nội và tôi phải
lội trong lô cao su dể tránh
trạm ” một ký dậu cũng bắt”
lại những giọt nước mắt
và câu trách móc mà tôi
dược nghe : tao biết như
vầy , tao cho nó chết dói
trong rừng ….
nó là bác cũa tôi ấy mà
ôi ! sao bác kỳ vậy . nội
tôi và cô làm sao ăn hết
ba thùng quân tiếp vụ to
dùng . giờ chỉ có mấy ký
nếp mà bác dể cho nội
phải trốn như trộm thế.
Dįch me lü Công Nô, nām 1988 sao không ān mùng di,
Hát trên những xác người !