Trân Văn – VOA
Cách nay hai năm, câu chuyện Mobifone (doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông) mua 95% cổ phần của AVG (An Viên Group – tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông) từng bị mổ xẻ qua hàng loạt bài viết được đăng trên nhiều trang web, diễn đàn điện tử vẫn được hệ thống công quyền Việt Nam xếp vào loại “thù địch, phản động”.
Theo những bài viết ấy thì cô Nguyễn Thanh Phượng (ái nữ của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam từ 2006 đến 2016) và các thân hữu đã tìm nhiều cách để rút ruột Mobifone…
Lúc đầu (2012), cô Phượng và các thân hữu dự trù mua Gtel (một tập đoàn viễn thông đã đầu tư 450 triệu Mỹ kim vào hạ tầng mạng viễn thông nhưng đang thua lỗ) với giá 50 triệu Mỹ kim rồi nâng giá trị của Gtel lên 500 triệu Mỹ kim. Sau đó, Mobifone sẽ hỏi mua Gtel và qua vụ sáp nhập này, nhóm chủ Gtel đương nhiên sẽ sở hữu 20% cổ phần của Mobifone (tổng giá trị tài sản khoảng hai tỉ Mỹ kim). Bước tiếp theo, nhóm Gtel sẽ góp thêm vốn vào Mobifone để phát triển mạng 4G – nâng tỉ lệ cổ phần lên 30%. Bởi Mobifone đã có kế hoạch sẽ phát hành rộng rãi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, theo tác giả của những bài viết vừa kể, do giá trị IPO (Initial Public Offering – lần phát hành đầu tiên) của Mobifone được ước đoán khoảng 10 tỉ Mỹ kim, nhóm cô Phượng và thân hữu sẽ bán sạch số cổ phiếu Mobifone mà họ nắm giữ cho giới đầu tư ngoại quốc và thu về chừng… ba tỉ Mỹ kim.
Tuy nhiên kế hoạch vừa kể bất thành vì ông Lê Ngọc Minh – Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Mobifone thời điểm đó – kháng cự quyết liệt. Trong tình huống chẳng còn gì để sợ, ông Minh – người bị ung thư giai đoạn cuối – đã gửi hồ sơ cho nhiều nơi, nhiều người, tố cáo những điểm bất minh của dự tính sáp nhập Gtel vào Mobifone.
Giờ chót, kế hoạch đem Gtel sáp nhập với Mobifone bị hủy.
Các tác giả của những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua AVG cách nay hai năm bảo rằng, thất bại trong việc đem Gtel gắn vào Mobifone không làm cô Phượng và các thân hữu nản lòng. Họ đã tìm được một con đường khác. Con đường mới với sự hợp tác toàn diện của ông Lê Nam Trà – người được Bộ Thông tin Truyền thông bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Mobifone – là chuyển qua mua AVG nhằm “phát triển lĩnh vực truyền hình” (1)…
Có một điểm cần lưu ý là hai năm trước, không ai có thể kiểm chứng về tính chính xác, mức độ trung thực của những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG mà nhiều trang web, diễn đàn điện tử từng đăng tải. Chỉ có thể xếp những bài viết ấy vào dạng tham khảo, chờ thêm thông tin, dữ liệu để đối chiếu.
***
Tuy vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG trở thành scandal, râm ran trong dư luận từ đầu năm 2016 nhưng đến bây giờ, Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới công khai xác nhận thương vụ này có “nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng” và đề nghị công an Việt Nam “khởi tố để điều tra”.
Đáng lưu ý, diễn tiến, những tình tiết liên quan tới các “sai phạm” mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới xác định là “đặc biệt nghiêm trọng” và nhận định về trách nhiệm của các bộ, ngành trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG không hề… mới. Chúng đã được nhiều trang web, diễn đàn điện tử bị xếp vào loại “thù địch, phản động” nêu ra từ… hai năm trước! Khác biệt duy nhất giữa kiến nghị mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới công bố với nội dung những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua AVG hồi 2016 chỉ nằm ở chỗ kiến nghị không đề cập đến cô Phượng và một số cá nhân mà tác giả các bài viết mổ xẻ thương vụ ấy cáo buộc là thân hữu của cô…
Tính một cách rộng rãi (chưa định giá lại những khoản mà AVG đã đầu tư ngoài lĩnh vực viễn thông, truyền thông) thì vào cuối tháng 3 năm 2015, tổng giá trị tài sản của AVG chỉ chừng 1.983 tỉ đồng, dẫu tình hình tài chính của AVG “rất xấu” nhưng Mobifone đã đồng ý trả tới 8.890 tỉ đồng để sở hữu 95% cổ phần của AVG và sở hữu cả… trách nhiệm thanh toán khoản 1.134 tỉ đồng mà AVG đang nợ thiên hạ. Thanh tra Chính phủ Việt Nam ước đoán, thiệt hại tối thiểu mà thương vụ này gây ra cho công quỹ khoảng 7.000 tỉ đồng.
Ngoài việc xác định Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính – Kế toán của Mobifone phải thu hồi 1,5 tỉ đồng đã chi cho hai công ty AMAX và VCBS để… tư vấn thực hiện thương vụ này, Thanh tra Chính phủ Việt Nam nhận định thêm là việc “lựa chọn tư vấn để xác định giá trị của AVG, tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp” rồi “nghiệm thu, lập dự án, trình – phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình” có dấu hiệu “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “cố ý làm trái”.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ Việt Nam thì có tới bốn… bộ tham gia trợ giúp để thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG thành công.
Bộ Thông tin – Truyền thông chấp nhận “báo cáo” của AVG: Dự tính bán cho “nhà đầu tư ngoại quốc” với giá 700 triệu Mỹ kim, không hề thẩm tra về mức độ chính xác của “báo cáo” mà AVG đệ trình đã tạo điều kiện cho Mobifone dễ dàng mua hớ. Bộ này còn khẳng định Dự án đầu tư của Mobifone vào lĩnh vực truyền hình (mua 95% cổ phần của AVG) “đảm bảo hiệu quả kinh tế”. Cho dù Thủ tướng chưa phê duyệt “chủ trương đầu tư” nhưng Bộ Thông tin – Truyền thông vẫn ban hành “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone”, trong đó cho phép Mobifone mua cả hai dự án đầu tư ngoài lĩnh vực viễn thông, truyền thông của AVG (giá nhận chuyển nhượng dự án Công ty Giống tằm Mai Lĩnh cao gấp 17 lần mệnh giá cổ phần, giá nhận chuyển nhượng dự án Công ty An Viên B.P – khai thác bauxite – cao gấp 12 lần mệnh giá cổ phần).
Để ngăn chặn “kẻ xấu” dòm ngó, kích động, Bộ Thông tin – Truyền thông đã đề nghị Bộ Công an cho nhiều ý kiến về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Dù ngoài phạm vi trách nhiệm nhưng Bộ Công an vẫn tỏ ra hết sức nhiệt tình, xếp thương vụ này vào loại “Mật”, sau đó liên tục “cho ý kiến” khi Bộ Thông tin – Truyền thông thỉnh thị về… chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư, giá mua cổ phần, hiệu quả đầu tư – những nội dung chưa bao giờ thuộc thẩm quyền của ngành công an!
Khi lược thuật kiến nghị của Thanh tra Chính phủ Việt Nam, tờ Tuổi Trẻ trích dẫn một chi tiết hết sức đáng giá, trong quá trình thanh tra
Mobifone, cơ quan thanh tra đã soạn văn bản đề nghị Bộ Thông tin – Truyền thông xem xét giải mật thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG theo thẩm quyền mà pháp luật đã quy định nhưng bộ này không đáp ứng mà chỉ… “đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng” (2)!
Tương tự, Bộ Kế hoạch – Đầu tư (cơ quan đảm nhận vai trò thẩm định các chủ trương đầu tư tầm vóc quốc gia) không những làm ngơ để Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ Công an làm thay phần việc của mình mà còn hợp thức hóa chuỗi hoạt động phi pháp ấy bằng đề nghị Thủ tướng “chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển truyền hình của Mobifone”. Khi thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG đã được ký kết, thương vụ này bắt đầu bị mổ xẻ trên mạng xã hội, Bộ Kế hoạch – Đầu tư mới “đề nghị dừng thực hiện dự án” vì có nhiều rủi ro (ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cổ phần hóa, giảm giá trị cổ phiếu Mobifone, giảm nguồn thu của Nhà nước…).
Bộ Tài chính (cơ quan đảm nhận vai trò quản lý trong lĩnh vực tài chính, kiểm soát cổ phần hóa) cũng hành xử giống y như vậy. Tuy công khai bày tỏ lo ngại về hiệu quả nhưng vẫn “thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin – Truyền thông về chủ trương đầu tư dự án phát triển truyền hình của Mobifone”.
***
Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh – những thế lực đen tối – đang giựt dây cho nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chuyển động theo ý của chúng?
Chú thích
(1) https://danlambaovn.blogspot.com/2016/02/le-nam-tra-va-ai-tham-nhung-o-mobifone.html
(2) https://tuoitre.vn/thanh-tra-chinh-phu-kien-nghi-khoi-to-vu-mobifone-mua-avg-20180314180939763.ht
Cách nay hai năm, câu chuyện Mobifone (doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông) mua 95% cổ phần của AVG (An Viên Group – tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông) từng bị mổ xẻ qua hàng loạt bài viết được đăng trên nhiều trang web, diễn đàn điện tử vẫn được hệ thống công quyền Việt Nam xếp vào loại “thù địch, phản động”.
Theo những bài viết ấy thì cô Nguyễn Thanh Phượng (ái nữ của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam từ 2006 đến 2016) và các thân hữu đã tìm nhiều cách để rút ruột Mobifone…
Lúc đầu (2012), cô Phượng và các thân hữu dự trù mua Gtel (một tập đoàn viễn thông đã đầu tư 450 triệu Mỹ kim vào hạ tầng mạng viễn thông nhưng đang thua lỗ) với giá 50 triệu Mỹ kim rồi nâng giá trị của Gtel lên 500 triệu Mỹ kim. Sau đó, Mobifone sẽ hỏi mua Gtel và qua vụ sát nhập này, nhóm chủ Gtel đương nhiên sẽ sở hữu 20% cổ phần của Mobifone (tổng giá trị tài sản khoảng hai tỉ Mỹ kim). Bước tiếp theo, nhóm Gtel sẽ góp thêm vốn vào Mobifone để phát triển mạng 4G – nâng tỉ lệ cổ phần lên 30%. Bởi Mobifone đã có kế hoạch sẽ phát hành rộng rãi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, theo tác giả của những bài viết vừa kể, do giá trị IPO (Initial Public Offering – lần phát hành đầu tiên) của Mobifone được ước đoán khoảng 10 tỉ Mỹ kim, nhóm cô Phượng và thân hữu sẽ bán sạch số cổ phiếu Mobifone mà họ nắm giữ cho giới đầu tư ngoại quốc và thu về chừng… ba tỉ Mỹ kim.
Tuy nhiên kế hoạch vừa kể bất thành vì ông Lê Ngọc Minh – Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Mobifone thời điểm đó – kháng cự quyết liệt. Trong tình huống chẳng còn gì để sợ, ông Minh – người bị ung thư giai đoạn cuối – đã gửi hồ sơ cho nhiều nơi, nhiều người, tố cáo những điểm bất minh của dự tính sát nhập Gtel vào Mobifone.
Giờ chót, kế hoạch đem Gtel sát nhập với Mobifone bị hủy.
Các tác giả của những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua AVG cách nay hai năm bảo rằng, thất bại trong việc đem Gtel gắn vào Mobifone không làm cô Phượng và các thân hữu nản lòng. Họ đã tìm được một con đường khác. Con đường mới với sự hợp tác toàn diện của ông Lê Nam Trà – người được Bộ Thông tin Truyền thông bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Mobifone – là chuyển qua mua AVG nhằm “phát triển lĩnh vực truyền hình” (1)…
Có một điểm cần lưu ý là hai năm trước, không ai có thể kiểm chứng về tính chính xác, mức độ trung thực của những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG mà nhiều trang web, diễn đàn điện tử từng đăng tải. Chỉ có thể xếp những bài viết ấy vào dạng tham khảo, chờ thêm thông tin, dữ liệu để đối chiếu.
***
Tuy vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG trở thành scandal, râm ran trong dư luận từ đầu năm 2016 nhưng đến bây giờ, Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới công khai xác nhận thương vụ này có “nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng” và đề nghị công an Việt Nam “khởi tố để điều tra”.
Đáng lưu ý, diễn tiến, những tình tiết liên quan tới các “sai phạm” mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới xác định là “đặc biệt nghiêm trọng” và nhận định về trách nhiệm của các bộ, ngành trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG không hề… mới. Chúng đã được nhiều trang web, diễn đàn điện tử bị xếp vào loại “thù địch, phản động” nêu ra từ… hai năm trước! Khác biệt duy nhất giữa kiến nghị mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới công bố với nội dung những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua AVG hồi 2016 chỉ nằm ở chỗ kiến nghị không đề cập đến cô Phượng và một số cá nhân mà tác giả các bài viết mổ xẻ thương vụ ấy cáo buộc là thân hữu của cô…
Tính một cách rộng rãi (chưa định giá lại những khoản mà AVG đã đầu tư ngoài lĩnh vực viễn thông, truyền thông) thì vào cuối tháng 3 năm 2015, tổng giá trị tài sản của AVG chỉ chừng 1.983 tỉ đồng, dẫu tình hình tài chính của AVG “rất xấu” nhưng Mobifone đã đồng ý trả tới 8.890 tỉ đồng để sở hữu 95% cổ phần của AVG và sở hữu cả… trách nhiệm thanh toán khoản 1.134 tỉ đồng mà AVG đang nợ thiên hạ. Thanh tra Chính phủ Việt Nam ước đoán, thiệt hại tối thiểu mà thương vụ này gây ra cho công quỹ khoảng 7.000 tỉ đồng.
Ngoài việc xác định Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính – Kế toán của Mobifone phải thu hồi 1,5 tỉ đồng đã chi cho hai công ty AMAX và VCBS để… tư vấn thực hiện thương vụ này, Thanh tra Chính phủ Việt Nam nhận định thêm là việc “lựa chọn tư vấn để xác định giá trị của AVG, tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp” rồi “nghiệm thu, lập dự án, trình – phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình” có dấu hiệu “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “cố ý làm trái”.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ Việt Nam thì có tới bốn… bộ tham gia trợ giúp để thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG thành công.
Bộ Thông tin – Truyền thông chấp nhận “báo cáo” của AVG: Dự tính bán cho “nhà đầu tư ngoại quốc” với giá 700 triệu Mỹ kim, không hề thẩm tra về mức độ chính xác của “báo cáo” mà AVG đệ trình đã tạo điều kiện cho Mobifone dễ dàng mua hớ. Bộ này còn khẳng định Dự án đầu tư của Mobifone vào lĩnh vực truyền hình (mua 95% cổ phần của AVG) “đảm bảo hiệu quả kinh tế”. Cho dù Thủ tướng chưa phê duyệt “chủ trương đầu tư” nhưng Bộ Thông tin – Truyền thông vẫn ban hành “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone”, trong đó cho phép Mobifone mua cả hai dự án đầu tư ngoài lĩnh vực viễn thông, truyền thông của AVG (giá nhận chuyển nhượng dự án Công ty Giống tằm Mai Lĩnh cao gấp 17 lần mệnh giá cổ phần, giá nhận chuyển nhượng dự án Công ty An Viên B.P – khai thác bauxite – cao gấp 12 lần mệnh giá cổ phần).
Để ngăn chặn “kẻ xấu” dòm ngó, kích động, Bộ Thông tin – Truyền thông đã đề nghị Bộ Công an cho nhiều ý kiến về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Dù ngoài phạm vi trách nhiệm nhưng Bộ Công an vẫn tỏ ra hết sức nhiệt tình, xếp thương vụ này vào loại “Mật”, sau đó liên tục “cho ý kiến” khi Bộ Thông tin – Truyền thông thỉnh thị về… chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư, giá mua cổ phần, hiệu quả đầu tư – những nội dung chưa bao giờ thuộc thẩm quyền của ngành công an!
Khi lược thuật kiến nghị của Thanh tra Chính phủ Việt Nam, tờ Tuổi Trẻ trích dẫn một chi tiết hết sức đáng giá, trong quá trình thanh tra
Mobifone, cơ quan thanh tra đã soạn văn bản đề nghị Bộ Thông tin – Truyền thông xem xét giải mật thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG theo thẩm quyền mà pháp luật đã quy định nhưng bộ này không đáp ứng mà chỉ… “đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng” (2)!
Tương tự, Bộ Kế hoạch – Đầu tư (cơ quan đảm nhận vai trò thẩm định các chủ trương đầu tư tầm vóc quốc gia) không những làm ngơ để Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ Công an làm thay phần việc của mình mà còn hợp thức hóa chuỗi hoạt động phi pháp ấy bằng đề nghị Thủ tướng “chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển truyền hình của Mobifone”. Khi thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG đã được ký kết, thương vụ này bắt đầu bị mổ xẻ trên mạng xã hội, Bộ Kế hoạch – Đầu tư mới “đề nghị dừng thực hiện dự án” vì có nhiều rủi ro (ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cổ phần hóa, giảm giá trị cổ phiếu Mobifone, giảm nguồn thu của Nhà nước…).
Bộ Tài chính (cơ quan đảm nhận vai trò quản lý trong lĩnh vực tài chính, kiểm soát cổ phần hóa) cũng hành xử giống y như vậy. Tuy công khai bày tỏ lo ngại về hiệu quả nhưng vẫn “thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin – Truyền thông về chủ trương đầu tư dự án phát triển truyền hình của Mobifone”.
***
Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh – những thế lực đen tối – đang giựt dây cho nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chuyển động theo ý của chúng?
Chú thích
(1) https://danlambaovn.blogspot.com/2016/02/le-nam-tra-va-ai-tham-nhung-o-mobifone.html
(2) https://tuoitre.vn/thanh-tra-chinh-phu-kien-nghi-khoi-to-vu-mobifone-mua-avg-20180314180939763.ht
Leave a Comment