Biến cố Gạc Ma 14-3-1988: Ai là người có trách nhiệm ?

- Quảng Cáo -

Fb. Trương Nhân Tuấn|

Biến cố Gạc Ma 14-3-1988, 64 người lính công binh VN, tay không cầm vũ khí, bị thảm sát.

Trong một clip video do phía TQ công bố, từ nhiều năm trước, cho thấy tàu hải quân Trung Quốc ria đạn đại liên bắn vào nhóm lính công binh Việt Nam đang làm công tác trên bãi cạn Gạc Ma. Luật quốc tế về chiến tranh có qui định không được bắn vào một người khi tay họ không cầm vũ khí. Đây là một hành vi cố sát, bị qui vào tội ác diệt chủng. Những người ra lệnh việc thảm sát là tội phạm. Hành vi của họ lý ra phải truy tố trước Tòa án hình sự quốc tế.

Bất kỳ người chiến sĩ nào, ước mơ của họ là được chết với cây súng trên tay.

- Quảng Cáo -

Quyết định của lãnh đạo của VN đưa những chiến sĩ này ra đảo làm công tác xây dựng đảo mà không gởi kèm đoàn quân bảo vệ, hoặc ít ra, vũ trang để họ tự bảo vệ, trong khi đã biết tình hình đang căng thẳng. Đó là một quyết định ngu xuẩn trên quan điểm quân sự. Trước quân pháp những lãnh đạo này có tội « thí quân ». Trước luật hình sự họ phạm các tội « không bảo vệ lãnh thổ » và « thông đồng với kẻ địch »… Những người này đáng bị ghép vào tội tử hình.

Sự im lặng dài lâu của lãnh đạo VN trước biến cố này, trước hết thể hiện sự vô ơn đối với những người đã hy sinh, sau đó là thông đồng với kẻ địch xâm lăng.

Nhưng hành vi nghiêm cấm không cho quần chúng tổ chức các buổi tưởng niệm những chiến sĩ Gạc Ma trong ngày 14 tháng 3 của nhà nước VN lại là một sự phản bội.

Điều may mắn là lịch sử luôn công bằng. Những người chết vì đất nước thì luôn được tổ quốc ghi nhớ công ơn. Những người phạm tội, lưới pháp luật không xử được họ, thì còn lưới trời lồng lộng. Tòa án lương tâm, trong mỗi công dân VN, sẽ phán xử họ.
(15-3-2015)

Trong vụ “thảm sát Gạc Ma”, nếu ta xem các video clip được phía TQ phổ biến trên mạng (từ 10 năm nay), thì thấy rõ ràng phía quân đội VN không hề có một động thái nào nhằm để tự vệ, chứ đừng nói đến phản công lại.

Đừng nói chi đến quân đội, bất kỳ ai trong tình huống (tương tự) như Gạc Ma lại không có các động thái trả đũa nhằm tự vệ ?

Vấn đề là quân đội VN không thể phản công, không thể tự vệ. Họ chỉ có thể gồng mình chịu chết. Đơn giản vì trong tay họ không có một loại vũ khí nào.

Câu hỏi hợp lý cần đặt ra: Tại sao khi lính ra “mặt trận” mà lại không có được một cây súng trên tay, không có được một đội quân hộ vệ ?

Ai đã chủ trương việc ngu xuẩn này ?

Các nhân chứng (trong biến cố Gạc Ma) đã từng lên tiếng cho biết lãnh đạo nào đã có quyết định như vậy:

“Ông Lê Đức Anh đã ra lệnh cho quân đội không được phép nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào.”

Tướng Lê Mã Lương, trong một buổi hội thảo, đã cho biết ông Nguyễn Cơ Thạch (lúc đó) đã tức tối đập bàn hỏi: ai ra lệnh cho quân đội không được nổ súng ?

Ông Nguyễn Cơ Thạch là một người có tài năng. Ta thấy phản ứng của bộ Ngoại giao (hoàn toàn khác với phản ứng của bộ quốc phòng), đã ra những công hàm nội dung cho thấy phía VN đã có các hành vi tự vệ. Dĩ nhiên điều này không đúng với những gì đã xảy ra trong thực tế, như đã thấy trong các clip video.

Nhưng thái độ này lại cần thiết. Bộ ngoại giao đã “cứu vãn” được tình thế, khẳng định được hành vi bảo vệ chủ quyền, tránh cho VN lâm vào tình huống tệ hại nhất về pháp lý.

Và không phải chỉ có Tướng Lê Mã Lương lên tiếng. Báo chí trong nước cũng đã nhiều lần gọi (biến cố Gạc Ma) là “cuộc chiến mà súng chỉ nổ từ một phía”.

Biến cố Gạc Ma, với những bằng chứng, những nhân chứng… như vậy nó đã là một “sự thật lịch sử”.

Tuy vậy, hiện nay nhiều luồng thông tin nhằm bênh vực ông Lê Đức Anh, cho rằng những nhân chứng, những nhà nghiên cứu, báo chí… là… phản động, viết sai sự thật. Không thấy họ đưa ra được một bằng chứng thuyết phục để phản biện những gì đã xảy ra trong các video clip.

Trong khi đó, bằng chứng kết tội Lê Đức Anh thì vô số.

Lời nói của Lê Đức Anh, mới được đăng tải gần đây (qua dạng hồi ký), cho thấy những lời chụp mũ kia mới thật sự là nước bọt phun vào lịch sử, người viết nó mới là phản quốc:

“họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta “bắn lại” bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung”

Lê Đức Anh, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, nói những lời trên ở mặt trận Vị Xuyên. Ông Anh lên nắm bộ Quốc phòng năm sau khi Đại hội 6, 15 đến 18 tháng 12 năm1986 kết thúc.

Biến cố Gạc Ma, 14-3-1988, đã áp dụng (từng câu chữ) của Lê Đức Anh ra thực tế.

Mà cách hữu hiệu nhứt để quân đội VN “không bắn lại” là không vũ trang cho họ khi ra chiến trường.

Ngoài ra, kết quả của Hội nghị Thành Đô là gì ? cũng chính ông Anh (cùng các ông Đồng, Linh, Mười…) chủ trương “không nhắc lại quá khứ”. Tức nhìn nhận những gì TQ chiếm được của VN là của TQ.

Từ 1990 đến nay, không hề thấy trong các công văn, công hàm của VN nói một dòng về Gạc Ma, cũng như những đảo, đá mà TQ đã chiếm của VN năm 1988.

(13-3-2016)

————–

Sáng nay đọc trên VietNamNet thấy có đăng bài “Lời thề của Đại tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa năm 1988“. Ý chính dẫn lại như sau:

“Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Thấy là lãnh đạo CSVN từ thời đó đã quyết định “bỏ qua” cho TQ tất cả những gì liên quan đến biến cố Gạc Ma 14-3-1988.

Thứ nhứt là “bỏ vĩnh viễn” những phần lãnh thổ mà TQ đã chiếm được cho TQ. Lời thề của ông Anh là “bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa” chớ không thề sẽ “lấy lại” những vùng lãnh thổ đã mất.

Thứ hai là “bỏ qua” hành vi giết người của hải quân TQ. Luật quốc tế về chiến tranh có qui định không được bắn vào một người khi tay họ không cầm vũ khí. Đó là một hành vi cố sát, bị qui vào tội ác diệt chủng. Những người ra lệnh việc thảm sát là tội phạm. Hành vi của họ lý ra phải truy tố trước Tòa án hình sự quốc tế.

Qua lời của ông Lê Đức Anh, ta cũng thấy khía cạnh “quốc tế” trong “chiến tranh Việt Nam”: “Sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Việt Nam” và “Trung Quốc cảm ơn Việt Nam, chính nhờ Việt Nam chống Mỹ mà Tổng thống Mỹ đã phải thân hành đến Trung Quốc để cầu thân với Trung Quốc”.

Đảng CSVN “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Trong khi Mỹ hiện diện ở miền Nam là để giúp chính quyền VNCH “chống cộng sản”, “bảo vệ tự do”.

Ai là tập đoàn “tay sai” ? Ai là tập đoàn “bán nước” ?

- Quảng Cáo -

15 CÁC GÓP Ý

  1. Nạy các bố các bố xét tổng tình hinh đất nước núc ấy hãy chém , cơm chả có mà ăn , mấy bố bồ đội núc ấy giữ được đảo là quá giỏi rùi , h quy trách với chả nhiệm , sao ko quy trách nhiệm bon vnch quân nhiu tướng đông vk hiện đại ma để china nó dọa cho chạy cả đám

    • Chạy thằng cha mày chứ chạy, ít ra vnch cũng nổ súng trước khi tq xâm chiếm, còn cs mày anh hùng lắm nên khi tq xâm chiếm thì ra lệnh quân đội kg được nổ súng để làm bia cho tụi trung cộng bắn

    • Thua một trận nào đó trong chiến tranh là điều bình thường. Nhưng vừa thấy Trung Quốc chiếm đảo đã vội kéo cả đoàn cả tổng bí thư, cả thủ tướng dâng đơn (công hàm) xin dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc thì thực là lũ bán nước thối tha, khốn nạn chưa từng có trên thế giới này.

  2. Thua một trận nào đó trong chiến tranh là điều bình thường. Nhưng vừa thấy Trung Quốc chiếm đảo đã vội kéo cả đoàn cả tổng bí thư, cả thủ tướng dâng đơn (công hàm) xin dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc thì thực là lũ bán nước thối tha, khốn nạn chưa từng có trên thế giới này.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here