Lễ vật ‘khủng’ và sĩ diện hão!

Bánh dày kỷ lục nặng 2 tấn của thành phố Sầm Sơn năm 2017 được làm bằng 1,8 tấn gạo nếp. Ảnh: N.D
- Quảng Cáo -

Ngô Đồng – Web Việt Tân

Lễ hội là hoạt động có ý nghĩa tích cực với đời sống tinh thần của con người, góp phần lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống và là tấm gương phản chiếu thái độ sống của một dân tộc.

Người Việt Nam có thói quen đi hội đầu năm để trút bỏ những phiền muộn năm cũ, cầu bình an cho bản thân và gia đình, hi vọng về những điều tốt đẹp cho năm mới. Nhưng với một số người bây giờ, tâm linh đã mang tính thực dụng, vụ lợi. Người đi chùa, đi hội thực dụng đã đành, tính thực dụng còn lan sang nhà tổ chức, nhà tài trợ cho lễ hội. Lễ hội nào cũng bày vẽ lễ vật thật to, cố mời cho được các vị lãnh đạo tới dự, theo kiểu lãnh đạo càng cao, lễ hội càng hoành tráng. Nhiều tỉ đồng tan thành mây khói để nuôi dưỡng cho niềm tin mơ hồ.

Dư luận trong nước đang bàn tán xôn xao chuyện chính quyền TP Sầm Sơn, Thanh Hóa đã có công văn đề nghị cho phép dâng bánh dày kỉ lục 3 tấn lên đền Hùng nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2018. Nhiều ý kiến lên án việc làm chiếc bánh khổng lồ như thế là lãng phí, tốn kém và phô trương.

- Quảng Cáo -

Tuy nhiên, sự việc lại đang trở nên lùm xùm hơn khi ông Hoằng Khắc Nhu, Phó Chủ tịch TP Sầm Sơn, trả lời trên báo chí biện minh việc làm của TP Sầm Sơn là xuất phát từ lòng thành người dân theo phong tục, tập quán của địa phương. Ông này còn cho rằng Ăn bánh dày là tăng sức khỏe của người dân lên, nhất là “thánh lộc”!

Dư luận càng khó chịu khi thấy đời sống của người dân Thanh Hóa rất khó khăn. Nhiều năm qua dân tỉnh này luôn trong tình trạng thiếu đói, phải xin cấp gạo cứu đói mà lãnh đạo lại đi giải thích như thế. Chiếc bánh lễ vật khổng lồ kia sẽ trở nên vô nghĩa nếu đời sống người dân càng lúc càng nghèo nàn đi; giao thông còn cách trở, trường học mục nát, hệ thống y tế nghèo nàn, địa phương chưa giàu mạnh.

Cũng cần nói thêm, việc dâng bánh dày khủng lên Vua Hùng không có trong truyền thống văn hóa dân tộc ta. Ngày xưa cha ông dâng cúng tổ tiên bằng những loại bánh trái có hình dạng, kích thước bình thường. Chỉ có khoảng chục năm trở lại đây, mới có phong trào lập kỉ lục và dâng cúng bánh “khủng” lên quốc tổ để khoe khoang.

Dư luận đã nhiều lần chỉ trích về việc này, nhưng bệnh phô trương, hình thức vẫn tiếp tục tồn tại như không hề có chuyện gì. Từ chuyện kỉ lục chai rượu lớn nhất Việt Nam, đến bánh chưng, bánh dày nặng mấy tấn dâng lên các vua Hùng, khiến những chiếc bánh này ôi thiu khi dâng lễ trở thành trò bất kính, phản văn hóa. Hay tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam dự kiến phục vụ 1.000 khách ở Sa Đéc đã phải đổ bỏ ngay sau khi được xác nhận kỉ lục, vừa phản cảm vừa lãng phí tiền bạc… Đó là chưa kể đôi khi lập kỉ lục nhưng một số người lại xen vào trong đó là sự không thành thật, vụ lợi, như vụ bánh chưng, bánh dày được làm bằng xốp dâng các Vua Hùng vài năm trước.

Tại sao các viên chức chính quyền lại nghĩ ra những việc làm “khủng” mang tính ma mãnh như vậy?

Thật ra trong câu hỏi đã có câu trả lời: Chẳng để làm gì cả! Vì đơn giản nó không mang lại chút lợi ích gì cho xã hội. Thích lập kỉ lục xuất phát từ tâm lý ganh đua, chạy theo phong trào mà ra. Đó là sự lợi dụng truyền thống để thỏa mãn lòng tham và cuồng vọng cá nhân, chứ không có chút gì là văn hóa. Mà đâu chỉ là ở cái bánh dày, còn trụ sở hoành tráng, đền đài, xe sang…

Đã là kỉ lục thì không những nó phải có tính độc đáo riêng có mà phải có hàm lượng chất xám, trí tuệ trong đó mới đáng quý. Ai cũng biết nhiều thứ quan trọng hơn mà Việt Nam cần nhưng chưa thể có, và đó không phải là tượng đài nghìn tỉ, chai rượu, tô phở lớn hay chiếc bánh chưng, bánh dày thiệt nặng. Việc làm những cái bánh nặng hàng tấn, chai rượu “khủng”… không chứng minh đất nước đã giàu có, sung túc hay có tiến bộ về khoa học, công nghệ. Đó chỉ thể hiện tư duy giản đơn, thích “chơi trội” của những tay trọc phú.

Rất nên có những kỉ lục nghiêm túc, tức là những kỉ lục lập ra để hướng tới các giá trị chân, thiện, mĩ. Chứ không phải là những tiêu chí to, dài, nặng. Bởi lòng thành kính không thể đong đếm bằng vật chất, tín ngưỡng không bao giờ đồng nghĩa với thực dụng và ích kỉ.

Cùng tác giả:

- Quảng Cáo -

8 CÁC GÓP Ý

  1. những cái dầu nhỏ ” nhứt”
    làm những chuyện ” to nhứt”
    ( tượng dài, nghĩa trang, nhà
    quan ” nên dân chửi nhiều
    nhứt mà dầu nhỏ không
    ” nhức”. dốt học làm sang,
    nghèo mà chảnh chó…..

  2. Những người chủ trương làm những việc vô bổ này chắc phải có bằng Tiến Sĩ được đào tạo bởi chế độ Cộng Sản chớ những người bình thường làm sao có thể nghĩ ra được. ôi ; thật là ĐỈNH CAO TRÍ TỆ.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here