‘Trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc’

Thằng cướp nước và thằng bán nước
- Quảng Cáo -

Ánh Liên (VNTB) – ‘Trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc’ của ông Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình trong ngày 13.11.2017 đã trở thành chủ đề đàm tiếu của không ít người.

Có người bảo ông Trọng xu nịnh Trung Quốc, là vọng ngoại, là sự tái hiện một thời sùng bái nước lớn đầy mê muội như cái thời đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.

Có người tìm cách bảo vệ hình tượng sĩ phu Bắc Hà bằng cách cho đó là một thủ thuật ngoại giao, một sự giao tiếp đầy khéo léo trước một nước lớn như Trung Quốc.

Nhưng những diễn biến gần đây của Trung Quốc, đã cho thấy, đúng là ‘trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc’ thật.

- Quảng Cáo -

Trong một phiên họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ – được cho là chuẩn bị cho hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, bắt đầu từ hôm 26.02. Ông Tập Cận Bình tuyên bố: ‘Không tổ chức hay cá nhân nào có quyền vượt lên hiến pháp hay luật pháp’, theo China Daily.

Phát biểu nêu trên của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh, dự án cải cách Hiến Pháp đang được tiến hành nhằm duy trì quyền lực của ông Tập Cận Bình. Hãng tin AP đăng tải bài viết của tác giả Willy Lam, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Hồng Kông cho biết. ‘Đối với Tập Cận Bình, bất cứ điều gì ông ấy nói là luật pháp.’ [1]

Nhưng điều này có liên quan gì đến câu nói của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Cách đây 5 năm (2013), trong một buổi nói chuyện của ông trước cử tri hai quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm liên quan tới nội dung Hiến pháp sửa đổi (sửa đổi Hiến pháp 1992 để ban hành ra Hiến pháp 2013) ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Hiến pháp … là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!

Như thế, cùng một bối cảnh là sửa đổi Hiến pháp, cùng một cách thức là sửa đổi/ bổ sung nhằm duy trì quyền lực ĐCS, trong khi người đứng đầu Trung Quốc vẫn nhấn mạnh tính duy nhất và cao nhất của Hiến pháp, thì người đứng đầu ĐCSVN lại đưa Hiến pháp dưới Cương lĩnh Đảng.

Nhìn qua lăng kính tuyên bố của ông Tập Cận Bình, thì liệu có phải Sĩ phu Bắc Hà thật thà quá, hay là ông thực sự không hoạt ngôn như người bạn lớn? Chỉ biết, thông qua tuyên bố về Hiến pháp nêu trên, có phải đã cho thấy dù cùng một loại trà, nhưng trà Trung Quốc rõ ràng ‘ngon’ hơn trà Việt Nam? Ít nhất là về mặt quan điểm hình thức, người đứng đầu Trung Quốc còn ‘tôn trọng’ Hiến pháp hơn, thay vì thẳng thắn đưa nó về hàng thứ yếu như Việt Nam.

Mở rộng hơn nữa, với sự sửa đổi Hiến pháp lần này của Trung Quốc, đã đưa ông Tập Cận Bình trở thành một ông Vua thực sự, trở thành một Mao Trạch Đông của thế kỷ XXI. Người đang tham vọng với nội các đầy nội lực về cả thực tiễn lẫn lý luận, sẽ hoàn thành ‘mộng Trung Quốc’ vào năm 2050.

Tiếp đó, trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam điểm nào nữa? Đó là, trong khi Hà Nội vẫn tiếp tục đung đưa và dè chừng giữa mô hình hợp nhất các chức vụ với sự tách độc lập các chức vụ. Một ví dụ cụ thể là việc hợp nhất hệ thống song trùng đảng – nhà nước vẫn ở ngưỡng thí điểm thông qua thí điểm kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan ở cấp tỉnh, cấp huyện. Và sự kiện này cũng mới diễn ra vào năm 2017, với Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn. Như vậy, khi kiêm nhiệm chức danh ở cơ sở vẫn chưa làm xong, thì việc hợp nhất chức TBT và Chủ tịch nước (một chức danh hữu danh vô thực) vẫn đang trong giai đoạn ‘cần được làm rõ’, mặc dù trong thời gian qua ông TBT Nguyễn Phú Trọng đang thể hiện tính thực quyền cao nhất của mình.

Trong khi đó, câu chuyện nhập nhằng về sự độc lập giữa ba nhánh ‘hành pháp, tư pháp, lập pháp’ luôn là câu chuyện cười trong chính trị Việt Nam, bởi tính dân chủ hình thức trong một thể chế độc tài. Sự kiện nghĩa trang cán bộ cấp cao 1.400 tỷ đồng Việt Nam vừa qua là như vậy, nó cho thấy Quốc Hội được quyết định hoàn toàn bởi Chính phủ mà không cần thông qua Quốc Hội, mặc dù số tiền chi ra cho dự án là lấy từ ngân sách nhà nước – và Quốc Hội phải là cơ quan có trách nhiệm thảo luận, phê duyệt.

Như vậy, tính lưng chừng trong chính trị và quyết định chính trị của Việt Nam, độc tài không ra độc tài, dân chủ chẳng ra dân chủ khi so với Trung Quốc lại càng ‘dở’ hơn. Ít nhất đối với Trung Quốc, tính quyết liệt và sự thay đổi không còn mang tính dè chừng nữa. Sự kiên quyết này phù hợp trong cái thời đại cách mạng thông tin và nền kinh tế trí thức đang thay đổi theo biên độ 1/s.

Trong quá khứ, khi Trung Quốc tiến hành cải cách Khai phóng (1978) nhằm xóa bỏ nền kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa, thì Việt Nam mãi đến năm 1980 mới bắt đầu hé mở và 6 năm sau mới bắt đầu chính thức thực hiện (1986). Tất nhiên, động lực Đổi mới ở Việt Nam, xuất phát từ ‘kinh nghiệm cải cách’ của Trung Quốc. Chính vì thế, cùng là mô hình và thể chế, khi Trung Quốc đạt được những thành tựu to lớn, thì Việt Nam vẫn lẹt đẹt với câu chuyện ‘thoát khỏi bẫy trung bình’, khi Trung Quốc thoát khỏi hình tượng công xưởng thế giới một thập niên thì Việt Nam lại đang hiện diện. Ngay đến vấn đề đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc) gần chạm tuổi đời 40 (1979 – 2018), thì Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cơ bản nhất để xây dựng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Phú Quốc.

Về chống tham nhũng, đối với Trung Quốc – nước này tuyên bố tử hình những quan chức tham nhũng, trong khi Việt nam nhân đạo hơn bằng cách cho cho nộp lại tài sản nhằm thu hồi để không chịu án tử hình ( điều này thì hợp lý, khiến tội phạm không hành động tới cùng, tuy nhiên nó trở nên vô hiệu trong một cơ chế mà việc kê khai tài sản, kiểm soát nguồn tiền bất minh còn yếu kém). [2]

Từ quan điểm và nhận thức về Hiến pháp cho đến những bước đi cải cách, xây dựng cơ sở chính trị – kinh tế, Việt nam đều đi sau Trung Quốc rất nhiều bước. Như thế, dựa trên mô hình ‘lưng chừng’ có phần khuyết tật, thì đúng là, ‘Trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc’!

Ghi chú:

[1] http://www.news.com.au/world/asia/china-will-consider-changing-the-constitution-to-allow-xi-jinping-to-rule-on-beyond-2023/news-story/dd663324a20a31bf1829c4a35357262f

[2] http://www.vietnamthoibao.org/2018/02/vntb-chong-tham-nhung-o-trung-quoc-va.html

- Quảng Cáo -

23 CÁC GÓP Ý

  1. Trà Việt Nam không ngon bằng trà Terung Quốc!?
    Một thằng đi với một thằng.
    Một thằng bán nước, một thằng xăm lăng.
    Hai thằng quan hệ nhố nhăn!
    Thằng dân đứng giữa cắn răng khóc nhìn!

    • Một thằng đi với một thằng.
      Một thằng bán nước, một thằng xăm lăng.
      Diệm , thiệu bán nước chết rồi
      Thằng Mỹ ăn cướp cút về trời tây
      Một lũ đu càng bám theo
      Mỹ nuôi nên phải nhố nhăng cắn càn
      Nhìn kìa lố nhố cả đàn

  2. không ngon bằng cái mả mẹ mày thằng trọng lú ăn cho lắm vào để mày đeó biết ăn nói, không hiểu sao mặt l@n chai đến đeó biết ngượng mồm, đúng là lũ quái thai việt cộng người không ra người ngượn không ra ngượn

  3. Câu nói mang tính ngoại giao chiếu dưới thoii. Thế mình yếu phải vây. Từ xưa chứ k phải nay. Muốn tự nhiên thì phải giàu mạnh cỡ Singapore mới đc.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here