Tăng giá xăng: Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng có ‘ăn chịu’ với Petrolimex?

Thủ phạm” tăng thuế xăng dầu: Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Viết Đào
“Thủ phạm” tăng thuế xăng dầu: Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Viết Đào
- Quảng Cáo -

Thiền LâmCali Today |

Cho đến lúc này, người ta phải đặt một dấu hỏi lớn về đạo đức công chức của Bộ trưởng Tài chính Việt Nam – ông Đinh Tiến Dũng: vì sao sau quá nhiều lần dư luận xã hội phẫn nộ phản ứng Bộ Tài chính về việc bộ này cam tâm đề xuất chính phủ và quốc hội tăng thuế “bảo vệ môi trường” từ 3.000 đồng lên đến 8.000 đồng/lít xăng như một cách làm kiệt quệ sức dân, sức doanh nghiệp và kích động lạm phát, ông Đinh Tiến Dũng vẫn khăng khăng giữ quan điểm tăng thuế xăng dầu, còn giới quan chức lãnh đạo chính phủ như thể “á khẩu”?

Chưa thể tăng ngay được thuế “bảo vệ môi trường” lên 8.000 đồng/lít xăng, mới đây bộ này đã đề xuất tăng sắc thuế này lên 4.000 đồng/lít xăng. Cách tăng dần, tăng từng bước này đã được một đại biểu quốc hội mớm ý “tăng thuế cứ như vặt lông vịt. Phải vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên”.

Vậy là có ít nhất 2/3 trong số gần 100 triệu “vịt dân” đang bị Bộ Tài chính – đại diện cho nhà cầm quyền mang danh nghĩa cộng sản “của dân, do dân và vì dân” – đè đầu trấn thuế theo cách “vặt lông vịt”.

- Quảng Cáo -

Hãy nhớ lại, sau khi luật thuế “bảo vệ môi trường” được âm mưu tăng từ 3.000 đồng/lít vọt lên đến 8.000 đồng/lít bị dư luận phản ứng quyết liệt và ngay cả quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng rụt tay mà không/hoặc chưa dám thông qua, nhóm lợi ích xăng dầu đã chuyển sang thủ đoạn mớm ý “chỉ tăng thuế môi trường lên 5.000 đồng/lít xăng” – một thủ đoạn tăng dần thay vì tăng sốc!

Khi đó, đã hiện ra gương mặt ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) để PR cho ý đồ này.

Vào tháng 5/2017 và trước một kỳ họp quốc hội, ông Ruệ từng trở nên tai tiếng với phát ngôn “ủng hộ việc tăng thuế bảo vệ môi trường” kèm “nộp thuế bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của công dân” – mà đã bị công luận phê phán là một lối nói vô liêm sỉ trước hiện tình dân nghèo ngày càng nghèo, còn các nhóm lợi ích và tham nhũng ngày càng mập phì.

Thực hiện thủ đoạn tăng giá xăng theo cách vừa xin luật vừa “vặt lông vịt”, từ giữa năm 2017 đến nay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolomex) đã âm thầm tăng giá xăng dầu đến gần 20%, trước thái độ nhắm mắt bỏ qua của cơ quan chủ quản là Bộ Công thương, cơ quan “phối hợp” là Bộ tài chính, Phó thủ tướng phụ trách ngành xăng dầu là Vương Đình Huệ, kể cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

2018 là năm thứ ba liên tiếp, sau hai năm 2016 và 2017 mà cứ vào đầu năm là Bộ Tài chính của ông Đinh Tiến Dũng lại giáng xuống đầu dân một âm mưu tăng thuế – lúc thì thuế “bảo vệ môi trường”, lúc khác lại là thuế giá trị gia tăng (VAT).

Mưu đồ tăng thuế VAT lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ chín liên tiếp, một xã hội bị a xít đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết”, sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…

Trước đó vào năm 2015, Bộ Tài chính đã đề xuất và được Quốc hội thông qua việc tăng gấp 3 lần thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 1/5/2015.

Vào thời điểm đó, Bộ Tài chính tính toán: chỉ riêng với thuế bảo vệ môi trường đánh vào các mặt hàng này, ngân sách dự kiến sẽ thu về hơn 35.000 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 23.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, riêng số thu thuế bảo vệ môi trường của mặt hàng xăng đã dự kiến là hơn 20.000 tỷ đồng/năm, tăng gần 14.000 tỷ đồng/năm. Rất đáng chú ý, con số này gấp 2 – 2,5 lần so với tổng thu thuế bảo vệ môi trường dự toán năm 2015, tương ứng tăng khoảng 22.500 tỷ.

Còn năm 2016, tổng số thu từ thuế bảo vệ môi trường đã tăng vọt gần gấp 4 lần so với năm 2014, nhưng chỉ có 30% trong số tiền này được báo cáo sử dụng để “bảo vệ môi trường”. Vậy số tiền còn lại “biến” vào túi ai?

Giờ đây, phải chăng Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã “ăn chịu” với Petrolimex khiến ông ta chăm bẳm kế hoạch tăng thuế “bảo vệ môi trường” lên ít nhất 1.000 đồng/lít xăng và do đó sẽ khiến giá xăng tăng thêm ít nhất 1.000 đồng/lít?

Mối quan hệ móc xích giữa giới quan chức với các doanh nghiệp mang tính lợi ích nhóm lại quá phổ biến và sâu sắc ở đất nước này. Thậm chí còn có những nhóm quan chức và doanh nghiệp cấu kết với nhau để tạo thành nhóm tài phiệt lũng đoạn cả chính trị.

Ông Đinh Tiến Dũng lý giải việc tăng thuế “bảo vệ môi trường” lên 4.000 đồng sẽ giúp ngân sách nhà nước tăng thu khoảng 56.000 tỷ đồng. Nhưng đây chỉ là một cách nói để ít ra cho thấy chế độ “thu cùng diệt tận” đối với dân chúng đã lao vào giai đoạn cuối: thu bất chấp, thu dã man chỉ để nuôi đảng và nuôi một bộ máy chính quyền mà nhiều người dân tan thán là “ăn hại”.

Nhưng còn có một ẩn ý khác mà ông Đinh Tiến Dũng tuy không nói ra, nhưng lại bị rất nhiều người dân nghi ngờ: Petrolimex có “đi đêm” và “lại quả” với ông Đinh Tiến Dũng hay không? Nếu có thì “bao nhiêu”?

Không biết “Người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng có biết thực chất câu chuyện quá bỉ bôi và rất đáng được thanh tra – điều tra ấy?

- Quảng Cáo -

55 CÁC GÓP Ý

  1. Ba tháng tăng thuế một lần , mỗi lần tăng một ngàn …. cuối năm cũng đủ thuế 8 ngàn thôi ….quyền độc của cái độc quyền , đòn độc của kẻ độc tài .

  2. Hút….. Gọi bằng cụ tổ, giá trên thế giới có 8000₫/lít, không phải làm gì ngồi một chỗ kiếm 10000₫/lít, và sắp tới sẽ là 15000/ lít? Đúng là chuyện chỉ có ở thiên đường

  3. Hút máu dân là đây chứ ở đâu nữa, tom lại quan chức cung hôi cung thuyên tiên tang thuế vào xăng chảy vào túi bon quan hết, khô nhất người dan thôi

  4. Ăn cơm dân quần áo mặc của dân-ngồi máy điều hoà cưỡi xe đẹp .miệng luôn nói của dân do dân vì dân ,thế mà họ quyết việc gì họ có thèm hỏi dân lấy 1 lời thử hỏi họ tôn trọng dân hay họ coi thường nhân dân

  5. Điện lò than Vĩnh tân phá nguồn nước Vĩnh Hão.fomosa giết chết bờ biển miền trung .vậy ai chịu môi trường do cái đám bgu xuẩn rước về từ bọn trung.quốc

  6. Đúng là nhổ lông vịt kiểu này thì chẳng có con vịt nào có thể kêu được, mà có kêu thì cũng chẳng ích gì, con vịt nào mà kêu to quá thì bị xem là chống đối đảng và nhà nước và ngồi tù như chơi. Nhìn vào mấy nước tư bản dẫy chết trả lại tiền thuế cho dân và đây mới là chính sách đường lối dân giàu thì nước mạnh. Còn thiên đường của chúng ta toàn thấy đốt lò cứ như ở địa ngục vậy, dân thì nghèo còn quan chức thì giàu, nhìn dân cứ như là nô lệ của đảng vậy.

  7. đéo mẹ đề xuất ra cái gì thì dân bọn tao phải chịu cái đó, tụi bây đi xe hơi dc nhà nước đổ xăng ở nhà dc nhà nước cấp, nên cứ rảnh ra là ý kiến lấy thêm thuế. bọn bây cứ đi sát vào dân xem csong họ như thế nào đi??

  8. còn có mấy cọng lông dít ! dể
    dĩnh dĩnh dạp mái “y”, mà hết
    thằng nầy dến thằng nọ .mai
    hâm vặt ,mốt hâm nhổ trụi .
    toàn lũ xài dồ chùa ,nên chả
    biết xót dồng tiền mồ hôi, nước mắt cũa dân .

  9. Bộ trưởng hay quốc hội thì có khác gì nhau ,cả hai đều chịu sự lảnh đạo,chỉ đạo của đảng không có sự đồng ý của đảng thì mọi việc không được thông qua .tăng giá,tăng phí,tăng thuế cũng vậy thôi. Không tăng thì lấy tiền đâu nuội cả 1 bộ máy dài còn hơn vạn lý trường thành.awn nhiều mà làm chẳn bao nhiêu.

  10. CÁCH NẦY ĐÚNG Y CHANG NHƯ CÁCH BÁN NƯỚC CỦA LU CHÓ VI-XI PHỎNG DÁI, NẦY NHÁ, BA DẦU CHÚNG DÙNG CÁCH BÁN LẺ, BÁN TỪNG PHẦN, DÂN KHÔNG HỀ HAY BIẾT, SAU ĐÓ CHÚNG . . . BẤT THẦN BÁN SĨ LUÔN, DÂN TRỞ TAY KHÔNG KỊP, HỘI NGHI THÀNH ĐÔ LÀ MỘT VÍ DỤ ?

  11. Trong sách giáo khoa khi học nói về thuế thời phong kiến, giờ thuế, phí, thuế chồng thuế, phí chồng phí đè lên cổ dân! Tìm cách thu tiền người dân, vặt cho hết long! Thôi thì mình ít phước sinh ra trong xã hội này! Ráng tu sống tốt mong kiếp sau sinh ra trong một đất nước tốt đẹp! Chính phủ lo cho dân, con người được quyền tự do đúng nghĩa!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here