Đục bia rồi đục luôn cả thơ

Bia Khánh Khê bị đục dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược". Nguồn: Báo Thanh Niên
- Quảng Cáo -

Nguyễn Anh Tuấn Blog RFA

Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” – một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.

Và, trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ.

Hôm nay tình cờ thấy người bạn đăng bài thơ ‘Gửi em ở cuối sông Hồng’ như bên dưới:

- Quảng Cáo -

“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”
(Dương Soái)

Đây là phiên bản phổ biến của bài thơ hiện nay, được báo chí nhà nước sử dụng mỗi khi nhắc đến, kèm cả dấu 3 chấm (…) ngay trước khổ cuối cùng. [1]

Chưa bàn đến chuyện hay dở của phiên bản này, nhưng đọc lên thấy ý hiển ngôn của nó như thể tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự làm lính biên phòng phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó ở hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Bởi vậy đọc câu cuối nghe rất gượng gạo, vì sao cô gái thấy dòng sông ngàu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai toàn là ‘lên chốt’, ‘xuống sông thả lá’, ‘gặp rét trên đỉnh đồi cao’? Nghe như một anh chàng tân binh đang ‘nổ’ với người yêu vậy.

Ý tứ bài thơ như thế, do đó, vừa rất thường, vừa kém tự nhiên.

Nhưng hóa ra không phải vậy, bài thơ đã bị buộc phải trở nên gượng gạo như thế. Những nhát búa của chế độ kiểm duyệt đã đục đi mất phần lịch sử bi hùng được nhắc đến trong bài thơ. Và, trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục dễ dàng nhận ra bằng mắt thường, thì với bài thơ của Dương Soái ở trên dấu vết ấy chỉ còn lại ba chấm (…).

Mời đọc lại phiên bản đầy đủ của bài thơ ‘Gửi em ở cuối sông Hồng’ dưới đây, hôm nay, 17-2, không chỉ để hiểu vì sao cô gái nhìn sông Hồng ngàu lên sắc đỏ lại có thể hiểu được chiến công của chàng trai (ấy là vì nghìn xác giặc Trung Quốc đã bị hạ gục máu loang ố nơi đầu nguồn), mà còn là để nhớ tới những gì không được phép quên, dẫu bất kỳ ai, quyền cao chức trọng tới đâu, phương cách thô lậu tệ hại thế nào, luôn muốn chúng ta quên.

Gửi em ở cuối sông Hồng
(Dương Soái)

“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

Lào Cai, 1979″


[1] Xem bài trên báo Thể thao Văn Hóa (Thông tấn xã Việt Nam) và An ninh Thủ đô trong links bên dưới:
https://thethaovanhoa.vn/bong-da/nha-tho-duong-soai-va-cau-chuyen-gui-em…
http://anninhthudo.vn/…/chien-tranh-bien-gioi-q…/718494.antd

- Quảng Cáo -

22 CÁC GÓP Ý

  1. Cai bia nay la cua Ai ? Va noi len dieu gi ?? Chinh quyen tai noi co cai bia nay da lam gi ma khong co trach nhiem ton tao lai no ??? Neu khong co kha nang thi nen giai the cai chinh quyen noi nay di .!! Khong the cu mai chap nhan su tac trach va khong trach nhiem .

  2. NGU NHƯ NGỤY
    Nền âm nhạc của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (ngụy quân ngụy quyền) có rất nhiều sản phẩm ăn cắp của những nhà văn, nhà thơ Cộng sản
    -Tiếng gọi công dân là Quốc ca của chế độ VNCH, bài hát này ăn cắp từ bài Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác khoảng năm 1939-1941 bởi bàn tay gọt dũa tài tình của Cục Tuyên Truyền Tâm Lí Chiến Sài Gòn.
    -Bài “Sơn Nữ Ca” của nhạc sĩ Trần Hoàn nói về các mối tình thơ mộng giữa sơn nữ và du kích Việt Minh thì bị VNCH ăn cắp rồi sửa chữ “du kích” thành “lữ khách”. Ngoài mấy chữ “du kích” đều bị đổi hết thành “lữ khách” còn có câu “Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay” bị đổi lại thành: “Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây”.
    -Dựa theo bài thơ “Nhà tôi” của nhà thơ Yên Thao, VNCH đã sáng tác ra tình khúc Chuyện giàn thiên lý 1 và 2.
    -VNCH đã sửa lời bài thơ “Màu tím hoa sim” của Nhà thơ Hữu Loan: trong đó có câu “nàng có 3 người anh đi bộ đội”, bị sửa lại thành “nàng có 3 người anh đi quân đội”.
    “Tôi người Vệ quốc quân
    xa gia đình
    Yêu nàng như tình yêu em gái”
    Bị sửa thành:
    “Tôi người biệt động quân
    Xa gia đình
    Yêu nàng như tình yêu em gái”
    Tiếp đó, dựa trên bài thơ này mà nhiều nhạc sĩ chế độ VNCH phổ thành nhạc như: Chuyện hoa sim, Những đồi hoa sim, Áo anh sứt đường chỉ tà.
    – Bài Lời Người Ra Đi của nhạc sĩ Cộng sản Trần Hoàn tặng cho người vợ khi ông ra đi đánh Tây theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch đã bị VNCH sửa lời và phát hành trong Nam để cổ vũ binh lính VNCH lên đường ra tiền tuyến làm bia thịt chết thay cho quân đội viễn chinh Mỹ.
    – Bài Tình Đồng Chí thì bị sửa cả tựa đề thành “Tình Nước” (nước nào?) và sửa lại nhiều câu từ trong bài hát. Tất cả những từ “đồng chí” đều bị xóa sạch.
    – Bài Tiến Về Hà Nội của nhạc sĩ Cộng sản Văn Cao, cây đại thụ của âm nhạc cách mạng VN nói về các bộ đội Việt Minh về giải phóng Thủ Đô sau trận đại thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 thì bị sửa lời rồi đem về hát cổ động cho ý đồ Bắc Tiến, hăm he đe dọa sẽ tiến ra “giải phóng Hà Nội”.
    – Bài Hồn Tử Sĩ của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ thời kháng Pháp đã được nhà nước VN dùng làm bài hát nghi thức trong các lễ tang chính thức. VNCH không tìm ra được bài nào khác, không nghĩ ra được bài nào khác, không sáng tác nổi bài nào hay hơn, nên đành ăn cắp luôn. Lỡ ăn cắp cái “quốc ca” rồi thì chôm luôn nhạc nghi lễ cũng đâu có sao!
    -Nhiều bài hát khác của nhạc sĩ Văn Cao như bài Thiên Thai cũng bị ăn cắp đem về hát đầy ở Sài Gòn trước 1975 và sau này trong các băng đĩa Paris By Night, Asia tác phẩm của các nhạc sĩ cách mạng như Trần Tiến, Minh Châu, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Tý, Thanh Sơn, Phạm Thế Mỹ v.v. đem ra hát đầy bên hải ngoại một cách trơ trơ như là của mình. Thậm chí còn sửa lời bài hát, sửa tựa đề bài hát, có bài không thèm đề tên nhạc sĩ tác giả, thậm chí không hỏi tác giả hoặc người thân của tác giả đến 1 tiếng, không xin phép tác giả đến 1 lời, vi phạm bản quyền trắng trợn.
    Ngụy con mắc bệnh tâm thân
    Yếu hèn nhục nhã ngu đần mà ra
    Qua rồi ngày giỗ ngụy cha
    Ngụy càng gân cổ hò la kéo quần
    Tụt ra chạy tựa thiêu thân
    Tháng tư ngày cuối theo quân giặc thù…
    #Benir
    #cpdvn

    • Nhà nước VNCH không phân biệt người dân Việt bên này hay bên kia. Tất cả đều là ” đồng bào ” nên những tác phẩm của họ được sử dụng bình thường như dân trong một nước không không bị kỳ thị và phân biệt như chế độ mới sau này đã đối sử với cả miền nam.

  3. Chính quyền đang phủ nhận sự hi sinh của những người lính đã ngã xuống khi chống lại kẻ thù phương bắc man rợ. Chắc mấy ông lãnh đạo sợ uy thằng Trung Quốc nên mới cho đập bỏ đi biểu tượng chống giặc phương bắc đây. Buồn cho mấy ông lãnh đạo quá!

  4. Không thể nào quên tội ác tột cùng của quân xâm lược bành trướng Trung Quốc.
    Chỉ rõ đích danh kẻ cướp nước và bè lũ bán nước đớn hèn.
    Kính thưa bác Trọng: tại sao dân gian lại gọi bác là Trọng lú? Bác có thể giải thích rõ được không?
    Tại sao dân gian lại gọi bác là con dân của Ông Tập? Tuổi đời của bác cao hơn chứ?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here