Quảng Cáo

Nhà văn: trước khi là tinh hoa, hãy biết kêu đau

Ảnh chụp chia sẻ của Facebooker Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập)

Quảng Cáo

Ánh Liên (VNTB) –Người làm thơ chỉ cần can đảm chữ’ như khi ông Lê Đạt nhận xét vè người can đảm Hoàng Cầm, người từng ngồi xà lim Bộ vì tội ‘chống Đảng’.

***

Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh nói: khi một nhà văn tham gia vào Hội nhà văn thì đồng nghĩa, từ hôm nay, họ được tham gia vào giới tinh hoa của văn học đất nước.

Nhưng người viết bài cũng đồng ý với diễn giả Nguyễn Thiện rằng: nếu đúng là tinh hoa của văn học đất nước thì phải biết đau như nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Tiếng kêu đau

Nguyễn Quang Lập hay còn gọi Bọ Lập, người làm trong ngành văn, báo và xuất bản. Người đã sử dụng facebook cá nhân của mình một cách khá thành thạo, người mà đa phần chia sẻ của mình đều chất chứa nỗi đau của quá khứ, hiện tại lẫn trăn trở cho một tương lai mờ ảo của dân tộc. Người mới đây, trong chia sẻ tâm trạng vào ngày 7 tháng Hai, đã sử dụng hình ảnh một bên là 4-6 bệnh nhi chỉ có 1 giường, một bên là 25-35m2 cho 1 mộ cán bộ cấp cao.

Ông nhà văn xứ Bọ đã nhấn mạnh: không phải sự so sánh, đây là tiếng kêu đau!

Bởi vì ông là con dân nước Việt, bởi vì ông là nhà văn với sự nhạy cảm rất riêng của nghề, nhưng trên hết – là một người có nhân tâm, và vì thế ông đã biết đau.

Để định hình giá trị một nhà văn, thì trước hết cần có nhiều yếu tố, nhưng đồng cảm với tầng lớp nhân dân, tầng lớp thấp bé trong xã hội phải là một điểm sáng nhất trong sự lựa chọn giá trị con người.

Biết đau cần được nhấn mạnh trong thể chế hiện nay, bởi vì còn hàng trăm, hoặc ngàn nhà văn vẫn còn thiếu ‘nỗi đau’ nhân sinh ấy, có thể họ chỉ tập trung vào cái phần ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’, hoặc có thể họ biết nhưng cố gắng sống lầm lũi, và không than đau.

Nếu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ôm lấy người nông dân để khóc với cảnh đời trớ trêu của họ, thì Nguyễn Quang Lập có vẻ ‘tham lam’ hơn, khi ông bám chặt nhiều hơn một số phận, với nhiều những chủ thể là nạn nhân chính sách kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội.

Đau vì can đảm

Một người dân chỉ biết khóc, nhưng qua ngòi bút, thì tiếng khóc đó xói sâu vào tâm can của hàng triệu người. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã làm được điều đó, ông khiến nhiều người đồng cảm với sự bất công, vô nhân tính trong xã hội, cái bần cùng và sự chìm đắm sa hoa giữa nông dân và lãnh đạo,…

‘Người làm thơ chỉ cần can đảm chữ’ như khi ông Lê Đạt nhận xét về người can đảm Hoàng Cầm, người từng ngồi xà lim Bộ vì tội ‘chống Đảng’.

Ấy là cái thời chuyên chính vô sản, và ấy cũng là vì Hoàng Cầm nói lên nỗi đau – rất – tự nhiên – của một con người – một nhà văn (nhà thơ).

‘Can đảm’ là vế thư hai của ‘biết đau’. Trong không gian chuyên chính vô sản, hay trong không gian bao trùm của Điều 117, Điều 342 (BLHS 2015 – sửa đổi 2017) hiện nay thì một nhà văn, một nhà thơ cũng phải can đảm mới có thể nhận diện được nỗi đau. Kể cả khi nhận diện được, họ cũng cần một sự can đảm để đi tới chia sẻ, phản ánh, lên tiếng về nỗi đau.

Học gia Trần Đình Sử, người có một chia sẻ rất thấm thía trên báo Văn hóa Nghệ An đã cho rằng, hàng ngày xem báo chí trong nước, báo giấy và báo mạng, xem tin vui nhiều hay tin buồn, tin đau đớn nhiều? Tin thành công nhiều hay tin thất bại nhiều? Tin lãng phí, thất thoát, nợ xấu nhiều hay tin chống được tham nhũng nhiều? Tin bị lấn chiếm nhiều hay tin giành lại lãnh thổ nhiều? Vậy mà văn chương ít có tiếng oán thì mới lạ.

Và chính ông phải tự đặt câu hỏi rằng, phải chăng báo chí giỏi hơn văn học. Bởi ‘Đã có bao nhiêu tác phẩm nói được nối đau của người dân, của dân tộc? Đã có bao nhiêu tác phẩm nêu lời ai oán? Có bao nhiêu tác phẩm khóc cho các số phận bất công? Có tác phẩm nào kêu cho những mảnh đời tan vỡ?’.?

Vì thế, là ‘giới tinh hoa’ cũng được, nhưng hãy là giới tinh hoa của người dân, là bông hoa giữa đời thường. Chứ không phải là giới tinh hoa của một không gian kín, của gác tía – sơn vàng, chỉ vui đùa với gió-trăng-hoa-bướm mà lại bỏ quên đời. Khi đó, thứ tinh hoa đó chỉ là sự tinh hoa của sự phục dịch, nô dịch của chính con chữ của mình, thay vì trở thành chủ nhân của con chữ đó.

Chính nỗi đau và sự can đảm lý giải vì sao ngày có hàng trăm ngàn tác phẩm mới ra đời, nhưng chỉ một vài tác phẩm còn trụ lại được trước thời gian.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux