Việt Nam không có mặt trong tốp trường đại học top 350 của Châu Á: Bất công???

- Quảng Cáo -

Tác giả: Quê Hương

Trang Times Higher Education (THE) mới công bố tốp 350 trường đại học tốt nhất Châu Á, top 10 vẫn thuộc về các nước Singapore, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi những nước được coi là anh em đồng vai đồng lứa với Việt Nam như Malaysia cũng có trường đứng thứ 46, Thái Lan xếp thứ 97, Indonesia xếp thứ 201, Philipin xếp thứ 156, Bangladesh 301 thì người hùng cải cách và đổi mới Việt Nam không có bất cứ trường nào được xếp hạng trong tốp 350 này.

Quá kỳ lạ bởi một nền giáo dục đang sở hữu hơn 24 ngàn tiến sĩ trên toàn quốc, rồi Học viện Khoa học Xã hội – một trong nhiều cơ sở “ấp trứng tiến sĩ” có tiếng trong nước đang gồng hết mình để tạo ra 350 tiến sĩ mỗi năm (tức là mỗi ngày đẻ ra khoảng một tiến sĩ) thì phải khẳng định là nền giáo dục nước mình đang trên đà phát triển vô cùng mạnh mẽ và có tiềm năng hóa rồng phải mới chứ.

- Quảng Cáo -

Chưa cần đề cập tới giáo dục đại học mà ngay ở cấp mẫu giáo ở xứ Thiên Đường thôi, người ta đã có sự chọn lựa rồi, các cháu biết đọc biết viết tốt mới được xếp vào những trường chuyên lớp chọn. Rồi bắt đầu từ lớp 1 cho đến hết lớp 12, các cháu bé phải trải qua một quá trình học tập cực kỳ gian khổ, học ngày học tối thậm chí cả đêm để hoàn thành núi bài tập mà cứ nhìn vào cái ba lô khủng của các cháu là biết. Học trên lớp chưa đủ, các cháu lại còn phải học thêm học nếm các lớp phụ đạo mới có đủ kiến thức để theo kịp bạn bè đồng trang lứa.

Không chỉ các cháu mà các bậc cha mẹ cũng vẫn phải căng sức đồng hành với con cái mình, đưa đi đón về, chọn trường chọn lớp, chọn thầy cô, có khi cũng phải phong bì phong bao này nọ để “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Chưa hết khi vào đến đại học rồi, thay vì được lựa chọn học những môn yêu thích và thiết thực cho cuộc sống thì sinh viên Việt Nam vẫn còn bị nhồi những môn học bắt buộc “rất bổ não” như Triết học Mác Lê Nin, Lịch sử Đảng, Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Kinh tế chính trị 1 và 2 (Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).

Đấy là đối với học sinh và cha mẹ, còn với cơ quan quản lý nhà nước thì sao, trong suốt hàng chục năm qua, năm nào Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng nỗ lực hết sức để cải cách đấy chứ: từ cải cách chữ viết, cải cách cách dạy và học, cải cách sách giáo khoa đến cải cách thi cử. Có cả những dự án lên đến 34 ngàn tỷ chứ có ít gì đâu. Nhìn vào đấy là đủ thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng và Nhà nước nói chung nỗ lực “khủng” đến như thế nào.

Một nền giáo dục chứng kiến nỗ lực “thuộc hàng khủng” của từng cá nhân các em học sinh, từng gia đình và cả cơ quan chủ quản nhà nước như thế mà Time Higher Education chẳng chịu ghi nhận gì cả thì. Quả là quá bất công!!! Hay là năm tới Bộ GDĐT Việt Nam nên phong bì phong bao cho hội Time Higher Education này để họ có tý “động lòng”. Vừa thể hiện lối làm việc hiệu quả thường thấy của chế độ lại vừa cho thấy chỉ có thế giới sai chứ VN không bao giờ … SAI!

- Quảng Cáo -

17 CÁC GÓP Ý

  1. Chúng mày đéo biết đâu .các trường kĩ thuật thì kg nói chứ mấy cái trường nòi công an với quân đội có thi đỗ vào học cũng phải đút lót cho thầy .cô mới qua môn .kg là nó cho rớt te tua hết . Nó thối nát từ mọi ngóc ngách xã hội rồi .chờ ung thư nữa thôi .

  2. huhu ! bác nhạ gạc chúng tôi.
    cách dây mấy hôm bác bảo
    vn chuẩn bị dón cả sư doàn
    du học sinh các nước vào
    dại học vn .. sao bác ” nổ ”
    văng xác thế .

  3. Không có trường đại học nào lọt vào top. Nghĩa là ngoài top, vì đa số học ngoài giờ và học tại ghế không hà. Có trường đại học vượt ngoài xa lắc xa lơ, đó là trường “học đại “.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here