Cố Ðô Kinh Hoàng

The Vietcong Massacre at Hue của bác sĩ Elje Vannema, New York: Nxb. Vintage Press, 1976.

- Quảng Cáo -

Elje Vannema |

Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận (Giải Phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi…

Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết…

Nguyễn Đắc Xuân & Hoàng Phủ Ngọc Tường

Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.

- Quảng Cáo -

Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm.

Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh cách mạng, một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc. Dưới áp lực khủng bố gia tăng nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá. Thường bị bắn theo nhưng cố chèo.

Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân. Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Mặt Trận lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân. Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án. Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện. Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài. Danh sách bất tận.

Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài. Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng. Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh. Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội Mặt Trận. Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của Mặt Trận. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa.

Bên trong nhà thờ đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi về phía Nam, hướng Nam Giao. Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này) Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó “Ta đi mô đây”. Có tiếng phụ họa “Lên núi hay tới chỗ chết?”.

Bộ đội Mặt Trận nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bổng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. “Bắt gió cho ông ta ” tiếng ai đó vang lên… Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới.

Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. “Xin để tui đi, để tui ở lại đây”, ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. “Tui không đi xa hơn được nữa”.

“Ðứng dậy “.

Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá.

Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô “Dừng lại “. Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác… Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân Mặt Trận tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh.

Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra.

Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây? Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác.

Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam. Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mải tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra…

Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mải tới trung tuần tháng 9.69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương… Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này…

- Quảng Cáo -

12 CÁC GÓP Ý

  1. Kiên nhẫn… kiên nhẫn đọc vì bản “cáo trạng” khá dài. Đọc để thấy sau 50 năm nỗi đau và sự phẫn nộ về cái ác vẫn ngang nhiên tồn tại như một thách thức lương tri người Việt nam.

  2. Xin mọi người cung cấp hình ảnh cuả những tên đồ tể sát nhân trong vụ Tết Mậu thân tại Huế mà còn thiếu như Nguyễn thị doan trinh,hay Nguyễn đọc V.V.V,

  3. May thang gia cs bat viet bon may da lam gi trong qua khu vay ban nhung quan nhan cua vnch da la tan nhan roi bon may con ban giet phu nu tre em hoc sinh nua troi ko dung dat ko tha chung may

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here