Quảng Cáo

Phiên tòa 22.01: phiên tòa mang ý chí ‘thỏa hiệp’ của tập thể Bộ Chính trị!

Lãnh đạo VC (Photo credit should read HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Quảng Cáo

Ánh Liên – VNTB|

Chính thế, sau nhiệm kỳ ông Nguyễn Phú Trọng, lại là một thời kỳ của một cá nhân nào đó nhằm chiếm hữu quyền lực và lạm dụng quyền lực.

Trong phiên tòa ngày 22.01.2018, TAND TP Hà Nội tuyên 13 năm tù đối với ông Đinh La Thăng vì tội cố ý làm trái; ông Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội cố ý làm trái,và  chung thân tội tham ô.
Cũng trong ngày 22.1, trong phiên họp thứ 13, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng về việc, thanh lọc đội ngũ, trước hết trong cơ quan chống tham nhũng.
Thế và lực ông Nguyễn Phú Trọng đang lên, và dường như mọi thứ đã và đang tạo điều kiện cho ông bẻ từng mắc xích trong mạng lưới ‘người tử tế’ Nguyễn Tấn Dũng.
Chiến dịch này sẽ tiếp tục vút cao như diều gặp gió?
Nikkie trong một bài viết gần đây đã nhận định, chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng tương đồng như cách ông Tập Cận Bình tiến hành ở Trung Quốc, là sự ‘triệt hạ’. Bài báo này nói một ý rất bén, đó là theo Gs. Carlyle A. Thayer: Sẽ là đáng ngạc nhiên, nếu như Việt Nam không rút ra bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc.
Chiến dịch chống tham nhũng, thanh tẩy phe phái của Trung Quốc gặp thuận lợi vì tính ‘thống nhất’ chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước.

Bài học kinh nghiêm đó là gì? Trung Quốc là ‘một nhà lãnh đạo đảng có khả năng thâu tóm nhiều quyền lực hơn cả Mao’ (tư tưởng của ông Tập Cận Bình có thể được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc trong thời gian tới), trong khi ông Nguyễn Phú Trọng lại là ‘tập thể lãnh đạo thực hiện’.

Điều này sẽ dẫn đến hai trường hợp.
Một là ông Nguyễn Phú Trọng phải tạo một lực lượng thân tín trong Đảng trước khi rời chức vụ, ít nhất nó sẽ đảm bảo cho các quyết sách mà ông đề ra trong Đảng không bị đảo lộn nếu ông rời chức vụ Tổng Bí thư.
Hai là, ông phải tiến hành một hướng đi mới cho vấn đề ‘nhất thể hóa’ chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước để tạo sự tập trung và thống nhất thực sự trong điều hành chủ trương, chính sách của ĐCSVN. Điều mà trước đó, tại HN T.Ư 5 – Khóa XII đã có nhiều sự đồn đoán.
Và để làm được điều này, ông phải thuyết phục cả tập thể Bộ Chính trị là đường hướng ông đưa ra là đúng đắn và khoa học, đảm bảo Đảng lãnh đạo ‘trường tồn’ dân tộc như trong tiêu đề một cuốn sách mà ông viết trước đó.
Dù vậy, tìm kiếm yếu tố như trên trong Đảng là một điều cực kỳ khó khăn. Bởi càng ngày, nội bộ bên trong Đảng càng tỏ ra không còn đoàn kết như cách nó được ‘đoàn kết cưỡng ép’ trong thời chiến. ĐCSVN bộc lộ sự khác nhau về mặt nhận thức, ý thức hệ; thậm chí ‘có thể cùng lợi ích nhưng ý kiến sẽ khác nhau’.
Điều đó đồng nghĩa, dù cùng là Đảng viên cao cấp, cùng ngồi trong Bộ Chính trị, nhưng xu hướng tách riêng về ý chí vẫn tiếp tục diễn ra. Các sự ‘đồng thuận’ về đường hướng hay quyết sách chính trị nào đó (bao gồm cả việc bắt giữ và xử phạm Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng) chỉ mang tính ‘thỏa hiệp tạm thời’.
Câu chuyện tiếp theo sẽ xảy ra như thế nào?
Niềm tin đang trở lại qua sự đứng dậy và chống tham nhũng mang tên Nguyễn Phú Trọng. Nhưng rồi sẽ không lâu, khi mà các giá trị chống tham nhũng không kéo quá dài, bởi tính nhiệm kỳ của vị Tổng Bí thư – như đề cập ở trên.
Vấn đề đặt ra của một bộ máy tổ chức Đảng hiện giờ vẫn là duy trì nỗ lực đốt lò, nhưng bằng cách nào?
Kỷ luật? Có thể, bởi trong một thông cáo của Ban Bí thư gần đây cho biết, vào năm 2017, đã có 3 tổ chức đảng/ 3.600 tổ chức đảng bị kỷ luật; 11 đảng viên/ 10.400 đảng viên bị kỷ luật.
Kiểm soát quyền lực luôn là câu chuyện dài hơi trong nội bộ ĐCSVN và Trung Quốc

Tuy nhiên, kỷ luật chưa chắc là điều mà mọi vị Ủy viên Bộ Chính trị đều thích. Mới đây, ‘ngôi sao sáng’ – Trưởng Ban tổ chức TƯ Phạm Minh Chính trong lời phát biểu bế mạc phát biểu Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017 dường như cũng không mặn mà lắm về sự ‘siết chặt kỷ luật, kỷ cương’ mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng đề ra, khi nhấn mạnh, siết kỷ cương phải đi cùng với giải phóng nguồn lực, chứ không phải ‘cứ loay hoay lúc nào cũng dùng kỷ luật, kỷ cương, bó hết cả lại, khoanh lại vòng kim cô’.

Và nổi bật trong phát biểu của vị Trưởng ban tổ chức TƯ này là ‘kiểm soát quyền lực’. Mấu chốt của điều này chính là đảm bảo ngăn chặn hiện tượng ‘chạy chức tước’ trong hệ thống Đảng lẫn Nhà nước.
Dù thế, chính ông Phạm Minh Chính lại cũng tỏ ra lúng túng. Bởi, dù ông dám chắc là TƯ không chạy, nhưng ông lại ‘không biết đồng chí dưới đó thế nào’. Trong khi mô hình cán bộ của Việt Nam lại là sự luân phiên cán bộ liên tục giữa TƯ và địa phương…
Như vậy, ngay cả ở TƯ Đảng vẫn chưa thể thống nhất ‘nhận thức’ tình hình thực tiễn và hướng đi tốt nhất trong phát triển Đảng; đảm bảo vị thế của Đảng trong tương lai, cũng như dung hòa lợi ích giữa TƯ và địa phương, giữa cán bộ cấp cao Y với cấp cao X.
Hiện tượng Việt Vương – Câu Tiễn có lặp lại?
Mâu thuẫn, đối lập trong Đảng phần nhiều được thể hiện qua chỉ đạo.
Chính thế, sau nhiệm kỳ ông Nguyễn Phú Trọng, lại là một thời kỳ của một cá nhân nào đó nhằm chiếm hữu quyền lực và lạm dụng quyền lực.
Đó không phải là ý nghĩ ‘hoang tưởng’, mà dựa vào tính chất: chừng nào ‘lãnh đạo tập thể’ vẫn tồn tại ở Việt Nam như một quy luật không nhân nhượng, thì khi đó các phe nhóm vẫn tiếp tục khẳng định mình qua từng kỳ Đại hội. Một cuộc chiến chống tham nhũng trong lòng chế độ chỉ làm cho nhóm lại ích tạm thời dừng lại, nhưng sau đó là gia cố để nắm quyền, lạm quyền và phân mảnh đối thủ.
Thậm chí, có khả năng, sẽ có sự trở lại của một ông Đinh La Thăng trong tương lai, khi mà tính nhận thức xung đột và lợi ích đan xen trong Đảng đang có xu hướng theo hình tượng Việt Vương – Câu Tiễn.
Cần nhớ, nguyên Chủ tịch nước – ông Trương Tấn Sang từng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách ở HN TƯ 7, Khóa IX (2003), nhưng sau đó, vào năm 2006, ông được bầu vào Bộ Chính trị, và trở thành Chủ tịch nước từ 2011-2016.
Liệu, trong tương lai, ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ bị chịu một mức kỷ luật!?
Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
whatsapp
line
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux