Năm 2018 sẽ là năm đánh dấu sự suy giảm của truyền thông tự do tại Việt Nam. Những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, quyền con người ở Việt Nam ngày càng vắng bóng trên không gian mạng. Những bài viết hay tin tức có chất lượng phản biện lại chính sách và đường lối của ĐCSVN ngày càng ít đi và suy giảm về độ mạnh mẽ.
Một số Facebook nhanh nhạy chuyển hướng sang ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng của đảng, bằng cách nhằm vào những đối tượng bị đảng xử lý để công kích. Cách này an toàn vì nó hỗ trợ dư luận cho phe đứng ra thanh trừng, nhưng vẫn được tiếng là công kích quan tham nhũng trong chế độ cộng sản.
Ví dụ trong trường hợp phản đối việc thu phí BOT, lúc đầu họ thấy việc này được Nguyễn Xuân Phúc bật đèn xanh, nên họ tham gia công kích việc thu phí BOT rất hăng hái. Nhưng khi Nguyễn Xuân Phúc thỏa hiệp với đám thái tử đảng sở hữu BOT và ra quyết định bảo vệ an toàn cho các trạm BOT, cũng như kiên quyết xử lý việc phản đối trạm thu phí BOT. Những Facebook kia lập tức ngừng nhắc đến việc thu phí BOT và chuyển sang bàn đến các việc khác.
Một phần trong đám này là dư luận viên cấp cao trá hình là người đấu tranh dân chủ để định hướng dư luận. Phần còn lại là những người nương sóng qua sông, cố tồn tại qua thời kỳ thanh trừng khủng bố dã man của chế độ.
Những năm trước đây truyền thông lề trái nở rộ, những trang tin tức như Basam, Chú Tễu, Bọ Lập, Xuân Việt Nam, Thanh Niên Công Giáo, Cầu Nhật Tân, Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực….nhiều vô kể, cung cấp cho người đọc những nguồn thông tin đồ sộ trái chiều với luồng thông tin của báo chí đảng. Nhưng mọi sự thay đổi từ sau khi đại hội đảng 12 kết thúc và bầu ra một lứa mới, trong đó có tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại, Nguyễn Phú Trọng là người từng được báo chí quốc tế gọi là kẻ thù của tự do ngôn luận.
Có 4 kẻ hăng hái trấn áp tự do ngôn luận nhất ở Việt Nam hiện nay, đầu tiên tất nhiên là Nguyễn Phú Trọng kẻ đưa ra ý đồ. Ba kẻ còn lại là Nguyễn Xuân Phúc, Trương Minh Tuấn và Tô Lâm, chúng là những những kẻ thực hiện ý đồ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bộ trưởng Tô Lâm từ lúc làm bộ trưởng công an đến giờ, việc duy nhất ông ta làm là cố soạn ra luật An Ninh Mạng một cách nhanh nhất để đưa ra quốc hội, làm căn cứ trấn áp tự do ngôn luận. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thì nỗ lực làm việc với Facebook, Google để ép buộc các nhà cung cấp này phải theo.
yêu cầu kiểm soát thông tin mà Việt Nam đưa ra. Còn thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng. Nhưng ít ai biết rằng chính Nguyễn Xuân Phúc là người chỉ đạo miệng xuống cho cơ quan an ninh điều tra xử lý từng Facebook, có nhiều trường hợp bị bắt do thủ tướng yêu cầu đích danh với A92.
Từng ấy nhân lực đổ ra thì việc áp đảo được truyền thông tự do là điều dễ dàng, chưa kể những tay trong trà trộn vào người đấu tranh để kẻ tung, người hứng dẫn dắt và định hướng làn sóng lề trái theo ý mà ban tuyên giáo muốn. Những cây viết bình luận trong nước trong giới đấu tranh khó lòng mà tạo cho dư luận chú ý vào những chính sách phản động của đảng CSVN, bởi với từng ấy nhân lực tung ra, đảng CSVN dễ dàng kéo sự tập trung của dư luận sang hướng khác. Như chẳng hạn bây giờ Việt Nam ra tăng tốc độ thần phục Trung Quốc ngày một nhanh hơn mà những phản đối của truyền thông lề trái rất khiêm tốn, nếu trước kia một động thái nhỏ với Trung Quốc đều bị dư luận soi xét tạo thành làn sóng lên án mạnh mẽ, thì bây giờ những hợp tác lớn đến mấy với Trung Quốc đều dễ dàng vượt mặt dư luận, bởi dư luận bị cuốn theo những việc khác mà đảng đưa ra.
Bị áp đảo về số lượng, những người làm truyền thông tự do còn bị đối mặt với những bắt bớ, đánh đập. Gần 40 người làm truyền thông tự do bị bắt từ khi đại hội 12 kết thúc đến nay, dã man nhất là trong đó có những phụ nữ đơn thân, nuôi con nhỏ bị kết với mức án khủng khiếp 9 đến 10 năm tù giam. Nhưng khó khăn như vậy chưa phải là hết, các Facebook đấu tranh dân chủ còn gặp phải vấn đề bị đọi ngũ dư luận viên báo cáo xuyên tạc Facebook, khiến cho tài khoản của họ bị khoá liên miên, thậm chí là mất tích. Cuối cùng là vấn đề đời sống, công việc khó khăn. Cùng với những tranh cãi, chỉ trích giữa những người đấu tranh với nhau….truyền thông lề trái trên các mạng xã hội dần dần mất đi sức mạnh tập trung họ có trước đây. Thay vào đó là sự tản mạn, tuỳ theo mỗi cá nhân hứng thú với vấn đề nào, họ đề cập đến vấn đề đó.
Giới đấu tranh dân chủ Việt Nam từ những năm trước đấu tranh trên những mặt trận như biểu tình đường phố, khai dân trí trên mạng và vận động quốc tế. Đến nay thì cả ba mặt trận này khí thế đều sút giảm, nguyên nhân không chỉ là do giới đấu tranh yếu đi , cộng sản bắt bớ, đàn áp tăng cường hơn. Nguyên nhân còn do quan điểm đối nội, đối ngoại trong đảng CSVN có thay đổi, những kẻ độc tài với xu hướng chạy theo những nước độc tài như Nga, Trung trong đảng CSVN áp đảo nhiều hơn, tất dẫn đến chính sách đàn áp khốc liệt hơn.
Trước tình hình cộng sản VN tung ra lực lượng lớn để áp đảo mặt trận truyền thông, cùng với việc bắt bớ đàn áp mạnh. Những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam nên chấp nhận nhìn thẳng vào sự thật để có đối sách hợp lý, chẳng hạn là trong năm 2018 nên tập trung việc kêu gọi giúp đỡ tài chính, vận động quốc tế cho những bạn bè đang bị cầm tù thì thiết thực hơn. Những việc như tổ chức biểu tình, hội họp, viết bài chỉ trích đảng CSVN lúc này không những chẳng hiệu quả vì bị phân tán, vì dư luận viên quá đông, hàng ngũ nội bộ bị trà trộn định hướng….mà còn làm mồi cho lũ cộng sản Việt Nam đang khát máu.
Trong lịch sử của cộng sản Việt Nam, cũng rất nhiều lần họ phải rút chạy, nằm im hoặc thay đổi như trường hợp cướp trộm được chính quyền tháng 8 năm 45 ở Hà Nội, thì một năm sau phải chạy biến lên rừng trú ẩn tính kế kháng chiến trường kỳ, hay lúc lập chính phủ tháng 11 năm 1945 phải giả vờ giải tán đảng cộng sản để đánh lừa dân chúng.
Đấu tranh chính trị việc tiến lùi tuỳ theo diễn biến tình hình là điều không có gì lạ, lúc không thể đấu tranh trực tiếp, có thể chọn nhiều cách đấu tranh tuyên truyền gián tiếp hoặc tạm thời tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức, suy niệm về những kinh nghiệm trải qua, đánh giá và tổng kết để có hữu ích cho thời gian sau này./.
Leave a Comment