Paulus Lê Sơn
Tối ngày 20.1.2018, sau trận túc cầu Việt Nam thắng Irắc trong vòng loại U23 Châu Á, Cờ Đỏ được người ta sử dụng một cách vô ý thức, tùy tiện, đến nỗi nó được khoác lên thân một con chó, được lót vào bộ phận kín của phụ nữ cởi truồng giữa phố.
Tôi thấy nhói trong lòng vì những hành động đang xảy ra trong xã hội nên bèn tìm hiểu về lá cờ đỏ, thì được biết thế này:
Tác giả lá cờ nền đỏ sao vàng là ông Nguyễn Hữu Tiến làm nghề thầy giáo, tham gia đảng cộng sản. Năm 1935, ông được Xứ Ủy Nam Kỳ giao trách nhiệm vẽ lá cờ để phục vụ mục đích chiến tranh. Ông Hồ Chí Minh rất thích lá cờ này và thường dùng trong các hoạt động của phong trào Việt Minh, một tổ chức ngoại vi của đảng sộng sản.
Cờ nền đỏ sao vàng xuất hiện không chính thức trong ngày 2-9-1945 vì đến ngày 5-9-1945, ông Hồ mới ký sắc lịnh dùng cờ của Xứ Ủy Cộng Sản Nam Kỳ làm cờ chính thức cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau đó lá cờ nền đỏ sao vàng được đưa sang quốc hội gồm khoảng 300 đại biểu bù nhìn của đảng Cộng Sản, không tính 70 đại biểu từ các đảng không thuộc cộng Sản thêm vào sau đó đã không bầu, thông qua.
Lá cờ nhuộm máu đồng bào ta bao phen chết chóc. Người Nam kẻ Bắc đã vùi thân mình một cách vô nghĩa trong cuộc chiến Nam Bắc. Vì, đảng sộng sản với sự yểm trợ từ hai đàn anh cộng sản quốc tế là Xô Viết và Trung Cộng đã chiếm được một nửa nước Việt Nam. Nhưng mục tiêu của họ không dừng lại ở miền bắc đất hẹp người thưa mà nhắm vào khu vực đông dân trù phú ở miền Nam.
Một lá cờ tắm máu bao thế hệ thanh niên Việt Nam chỉ vì phải đem thân làm tôi mọi, làm phên dậu châu Á cho chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng có xứng đáng được gọi là cờ tổ quốc hay không?
Thương hiệu của đảng CSVN không thể gọi là cờ tổ quốc và càng không nên dùng, dù là dùng như một lá chắn, để biểu dương lòng yêu nước của mình.
Chỉ mới năm 2017 vừa qua, cái được gọi là Hội Cờ Đỏ đã liên tục tấn công, đàn áp các Linh mục và giáo dân tại Nghệ An chỉ vì họ lên tiếng đòi công lý và công bằng sau khi thảm họa Formosa xả độc ra biển miền Trung. Thế mà, những người tự xưng thuộc hội cờ đỏ khoác lên mình lá cờ đỏ sao vàng tấn công đồng bào của mình lại không hề bị sự trừng phạt nào từ pháp luật.
Các cuộc tấn công này được phía bên công an, bên tuyên giáo, hoặc các tổ chức đảng ra lệnh, bật đèn xanh cho họ làm, làm rầm rộ, sắt máu. Nhà cầm quyền bật đèn xanh cho một trạng thái vô chính trị, vô chính phủ, bất chấp đạo lý và luật pháp.
Nếu lá cờ đỏ mang ý nghĩa linh thiêng của dân tộc, của đất nước thì liệu rằng có ai dám dùng lá cờ đó để làm lá chắn cho hành động tấn công, tắm máu đồng bào mình hay không?
Trong lịch sử cầm quyền của cộng sản Việt Nam, nhiều lần những nhóm người được tổ chức như Hội Cờ Đỏ để tấn công những người đối lập, hay các tổ chức tôn giáo đã từng xảy ra, và thường được gọi là những nhóm quần chúng tự phát. Những việc này đã xảy ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất, với những nhóm bần nông được tổ chức để đấu tố những người thuộc tầng lớp địa chủ, trung nông, hay trí thức. Những cuộc đấu tố này đã làm bùng nổ một cuộc nổi dậy cũng tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, chống lại chính quyền cộng sản vào năm 1956.
Từ khi Cờ Đỏ được tạo ra đã mang mùi của tử khí để chỉ phục vụ cho giết chóc và say xác thịt người. Nó là biểu tượng của một nhà nước với ý thức hệ cộng sản, không đại diện cho cả chiều dài lịch sử của dân tộc. Thế nhưng người dân Việt Nam qua các thế hệ lại bị nhồi sọ, bị đầu độc để hiểu sai lịch sử theo cách mà người cộng sản muốn.
Những cái loạn nhiễu, vô đạo đức, vô luân lý lại được khoác lên nó lá cờ đỏ, phải chăng sự thật đã được tỏ tường, hay lịch sử dân tộc đang nguyền rủa nó, cũng có thể là vong hồn của các anh linh đã ngã xuống vì lòng yêu nước mà bị lợi dụng bởi thứ Cờ Đỏ đã trỗi dậy.
Cho đến ngày hôm nay Cờ Đỏ bị người dân quấn cho chó và che cho bộ phận vùng kín của người phụ nữ, từ nguyên thủy một mùi tử khí nay lại mang thêm đặc tính nặng mùi xú uế và thú tính. Âu đó cũng là cái lẽ ở đời, cái gì không phải là chân lý, là sự thật, là giá trị thiêng liêng thì không được người đời chấp nhận và bị dẫm đạp. Nhất là khi nó tiếm danh, lợi dụng hai tiếng Tổ Quốc thiêng liêng.
21.1.2018
Paulus Lê Sơn
Leave a Comment