Ánh Liên (VNTB)
Trong một vấn đáp về sự kiện nóng này, Gs. Carlyle Thayer cho hay: Chiến dịch chống tham nhũng là chiến dich bảo vệ tính hợp pháp của ĐCSVN. Và chiến dịch này được thiết kế để ‘giết chết hai con chim với một hòn đá.’
Sáng ngày 8.1, ngày đầu xác chính thông tin các bị cáo, bị can tại TAND Tp. Hà Nội.
Điều gì xảy ra đối với vụ án này, và vụ xử án này cho thấy điều gì?
Đầu tiên, kết quả ông Đinh La Thăng đứng tại phiên tòa với tay bị còng là thành quả trực tiếp của ông Nguyễn Phú Trọng nhằm vào PetroVietnam – nơi được ví như một ‘ổ sâu mọt’ của một ‘bộ phận không nhỏ đảng viên’.
PetroVietnam trở thành phát súng đầu tiên nhắm vào bởi đây là nơi xảy ra mối liên kết trực tiếp nhất của nhóm phe phái, giữa khối doanh nghiệp nhà nước và chính trị gia. Mối quan tâm còn xuất phát ở điểm, đảng viên cao cấp thao túng và làm lợi cho cá nhân cũng như phe nhóm của mình, hình thành nên cái gọi là ‘tham nhũng cụm’ – vốn được cho là thách thức quyền lực và tính hợp pháp của ĐCSVN.
Trong một vấn đáp về sự kiện nóng này, Gs. Carlyle Thayer cho hay: Chiến dịch chống tham nhũng là chiến dich bảo vệ tính hợp pháp của ĐCSVN. Và chiến dịch này được thiết kế để ‘giết chết hai con chim với một hòn đá.’
Tức nó có cả tính bè phái trong đó.
Thứ hai, một luận điểm được nhiều người đồng tình, là dù núp dưới câu chuyện chống tham nhũng, nhưng sự liên kết với nhiều điểm chấm phá liên quan đến những nhánh mà cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bố trí cũng cho thấy sự thay đổi cán cân lực lượng các ‘phe phái khác nhau’ nhằm nắm giữ vị trí trong hệ thống Đảng và nhà nước VIệt Nam. Và theo tiến sĩ Ha Hoang Hop, chủ tịch của Think Tank Viet Know, nói với tờ The Straits Times: ‘Người dân ở trong và ngoài nước Việt Nam có thể thấy một số cuộc đấu đá chính trị ở đây.’
Vấn đề là nếu xảy ra một cuộc ‘đấu đá chính trị’ thì tính ‘ổn định chính trị’ lại bị thách thức. Bởi theo blogger Nguyễn Anh Tuấn, nhà hoạt động nhân quyền và quan sát viên chính trị từ Đà Nẵng, khi chia sẻ với The Straits Times đã bày tỏ một hàm ý rằng: ‘Xung đột nội bộ đang leo thang. Và họ không thể giải quyết xung đột nội bộ bên trong đảng nữa.’
Nhưng ‘tính ổn định sẽ bị thách thức như thế nào?
Đó là đấu đá chính trị khiến cho các lợi ích về mặt chính sách và đầu tư của Nhà nước Việt Nam ban hành trở nên thiếu ổn định thực sự. Và điều này, có thể khiến cho nhận thức về rủi ro của các nhà đầu tư tăng lên, khiến họ cảm thấy lo lắng và sẵn sàng chuyển đổi hướng đầu tư nếu cần. Bà Nguyễn Phương Linh, Nhà phân tích thuộc Trung tâm phân tích rủi ro ở Singapore khẳng định: ‘Việt Nam từng là nước ổn định về chính trị nhất ở Đông Nam Á, nhưng cuộc đá đá lần này có thể tạo ra nhận thức cao hơn về rủi ro.’
Riêng với Gs. Carlyle Thayer, ông cho hay, sự kiện Trịnh Xuân hay sự kiện Phan Văn Anh Vũ với ‘cố gắng không thành’ khi tìm kiếm cơ hội đến Đức sẽ là một cơn sóng truyền thông có chủ ý, nó sẽ cắt đứt tính thống nhất nội bộ, đoàn kết trong Đảng mà nhà nước Việt Nam tuyên truyền bấy lâu nay, cũng như bức tranh do những nhà lãnh đạo cao cấp Hà Nội từng tự hào tuyên bố là: Việt Nam là một quốc gia ổn định mà không có rủi ro chính trị.
Thứ ba, các con số mà bị cáo của ngày 8.1 đưa ra chỉ ở mức làm thiệt hại vài trăm tỷ đồng, cho đến tham ô với mức 4 tỷ đồng (ông Trịnh Xuân Thanh bị truy tố tội Tham ô tài sản, với số tiền 4 tỷ đồng), hoặc thậm chí ông Nguyễn Quốc Khánh – nguyên Phó Tổng giám đốc PVN nộp 2 tỷ đồng để ‘khắc phục hậu quả’.
Những con số này so với dàn 21 người gây ra thiệt hại với ngân khố quốc gia là quá nhỏ bé, vậy việc tiến hành chống tham nhũng với phong tỏa tài sản sẽ được đề ra như thế nào?
Trong Hội nghị về Hợp tác Kinh tế châu Á – TBD, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư thành ủy Tp. Đà Nẵng đã trả lời cử tri về cách thức để đảm bảo những người gây ra sai phạm chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng, tham ô, hối lộ của mình. Trong đó, ông cho biết, quan điểm của UBND thành phố là chuyển những tài sản đó thành tài sản công và sử dụng nó cho mục đích văn hóa.
Tuy nhiên, để thực sự đảm bảo việc chuyển đổi hay thậm chí phong tỏa nguồn tài sản được cho là ‘bất hợp pháp’ thì cần phải đảm bảo kê khai nguồn tài sản của khối quan chức theo đúng như luật định, trên tình thần mình bạch, trong khi đấy – Việt Nam không có điều này. Vào tháng 9.2017, Thanh tra Chính phủ cho biết, chỉ có 3/1,1 triệu người kê khai tài sản là vi phạm, và báo cáo của Thanh tra cấp TW lại dựa trên cơ sở con số của các bộ ngành địa phương. Như vậy, thẩm tra tính chính xác của nguồn tài sản trong khối người buộc phải kê khai tài sản thất bại hoàn toàn. Và khi nó thất bại, thì số tài sản này không thể nằm trong diện bị thu hồi, sung công được.
Thứ 4, số phận của ông Trần Đại Quang sẽ được định hình thế nào?
Khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt trở về Việt Nam, cũng như sự kiện Phan Văn Anh Vũ gần đây. Theo Gs. Carlyle Thayer, nó đã cho thấy một sự ‘lúng túng chính trị’ của Bộ Công an và Cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Số phận của ông Quang đã thực sự thay đổi, bởi sức khỏe lẫn sự cố mang tên Trịnh Xuân Thanh. Sự cố trên cũng khiến cho cơ hội của ông Quang trong tiếp cận chiếc ghế Tổng Bị Thư bị giảm bớt một cách đáng kể, như Gs. Carlyle Thayer đề cập.
Sự đi xuống của ông Trần Đại Quang cho thấy tính đi lên của ông Nguyễn Phú Trọng, lực lượng công an – an ninh vốn là một lực lượng chi phối và có phần nghiêng về phía cơ quan Chính phủ, nay đã trở về lại tay Đảng, và tính chính Đảng sẽ buộc lực lượng này phục tùng một cách chặt chẽ hơn như một thanh kiếm của chế độ.
Sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh và Phan Văn Anh Vũ cũng là một cú thúc mạnh vào Bộ Công an, nơi đang muốn hình thành và chi phối xã hội bằng hệ công an trị, nơi mà có hẳn bộ máy cồng kềnh và đầu tư ngoài ngành (giáo dục, đóng tàu,…). Nơi được cho là có quyền lực tuyệt đối và không bị kiểm soát.
Trong một sự kiện có liên quan, vào sáng 8.1, cũng tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Ban Thường vụ Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an năm 2017. Và tất nhiên, trong ảnh được đăng tải có cả ‘đồng chí’ từng chụp ảnh chung với Phan Văn Anh Vũ./.
Leave a Comment