Tăng thuế VAT: Vì sao Bộ Tài chính quyết “thu cùng diệt tận”

“Thủ phạm” tăng thuế VAT: Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng.
Đinh Tiến Dũng.
- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today |

Bất chấp rất nhiều phản ứng của người dân, doanh nghiệp, giới chuyên gia về âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12%, điều quái gở và cực kỳ tàn nhẫn là Bộ Tài chính vẫn khăng khăng bảo lưu đề xuất này.

Mới vào đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã chuyển Bộ Tư pháp thẩm định Dự thảo Luật sửa đổi các luật về thuế trước khi báo cáo Thủ tướng xem xét trình Quốc hội vào năm 2018. Trong dự thảo mới vẫn lồ lộ hiện hình đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% và tăng theo lộ trình, mỗi năm tăng thêm 1% cho tới khi bằng 12%.

Theo giải thích của cơ quan chuyên tìm cách “móc túi” dân này, tăng thuế trong nước là nhằm bù đắp hụt do cắt giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký trước đó.

- Quảng Cáo -

Theo Bộ Tài chính: “hiện nay Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) và sẽ có hiệu lực trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Việc thực hiện các cam kết FTA khiến hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, làm nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng. Cụ thể, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu do giảm thuế nhập khẩu trong năm 2018 khoảng 30.150 tỷ đồng; năm 2019 hụt thu khoảng 36.340 tỷ đồng; năm 2020 hụt thu 43.965 tỷ đồng. Ngoài ra, thuế suất bình quân của toàn bộ hàng hóa nhập khẩu cũng giảm dần hằng năm theo lộ trình: Năm 2015 giảm còn bình quân 4,75%, năm 2016 còn 3,74%, và năm 2018 giảm còn 2,98%”.

Hàng loạt dấu hỏi lớn nổi lên là vì sao trước đây khi ồn ào khoe thành tích chạy theo phong trào ký FTA, Bộ Tài chính – một thành viên chủ chốt trong hoạt động đàm phán với các đối tác nước ngoài – lại chỉ thuần túy vẽ vời những lợi ích mà các FTA sẽ mang lại, chứ không hề đề cập – ít nhất trên phương diện công khai – về thủ đoạn sẽ “hồi tố” vào chính người dân của mình bằng cách tróc thuế đầu dân một khi các FTA không mang lại hiệu quả như mong muốn? Vì sao chỉ đến lúc kết quả thực hiện các FTA bị “đổ nợ”, Bộ Tài chính mới vội vã tham mưu cho chính thể độc đảng đè đầu dân thu thuế để “bù đắp khó khăn ngân sách”? Vậy với vai trò là cơ quan tham mưu chủ chốt, Bộ Tài chính có vô trách nhiệm đến mức đã góp phần và hiện thực “đổ nợ” ấy?

Vắt kiệt sức dân...
Vắt kiệt sức dân…


Cùng chủ đề
Vắt kiệt sức dân…
Tăng thuế VAT: Cần cách chức Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng
EVN trốn thuế gần 5.000 tỷ đồng: Chính phủ phải chịu trách nhiệm!


Đến thời điểm 15/12/2017, tức chỉ còn nửa tháng là hết năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm ước tính đạt 1.104 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 91,1% dự toán năm 2017 – theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê.

Vào ngày 31/12/2017, hầu như chắc chắn chế độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” sẽ không thể đạt được kết quả “thu vượt dự toán” gần 10% theo kế hoạch đề ra, thậm chí chỉ tiêu gần nhất là thu vượt dự toán 2,3% cũng hoàn toàn bị phá sản.

Vào đầu năm 2017, trong lúc nền kinh tế Việt Nam lao vào năm suy thoái thứ 9 liên tiếp khiến rất nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng bởi thu nhập ngày càng eo hẹp và đồng tiền ngày càng mất giá, Bộ Tài chính lại tìm cách “móc túi” tuyệt đại đa số công dân và người nghèo bằng một bản dự thảo sửa đổi Luật thuế bảo vệ môi trường với 8.000 đồng đánh vào 1 lít xăng. Một thứ trưởng của bộ này là Đỗ Hoàng Anh Tuấn còn trơ tráo đến mức tuyên bố về “thuế bảo vệ môi trường” là “được lòng dân hơn”!

Trước đó vào năm 2015, Bộ Tài chính đã đề xuất và được Quốc hội thông qua việc tăng gấp 3 lần thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 1/5/2015.

Vào thời điểm đó, Bộ Tài chính tính toán: chỉ riêng với thuế bảo vệ môi trường đánh vào các mặt hàng này, ngân sách dự kiến sẽ thu về hơn 35.000 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 23.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, riêng số thu thuế bảo vệ môi trường của mặt hàng xăng đã dự kiến là hơn 20.000 tỷ đồng/năm, tăng gần 14.000 tỷ đồng/năm. Rất đáng chú ý, con số này gấp 2 – 2,5 lần so với tổng thu thuế bảo vệ môi trường dự toán năm 2015, tương ứng tăng khoảng 22.500 tỷ.

Còn năm 2016, tổng số thu từ thuế bảo vệ môi trường đã tăng vọt gần gấp 4 lần so với năm 2014, nhưng chỉ có 30% trong số tiền này được báo cáo sử dụng để “bảo vệ môi trường”. Vậy số tiền còn lại “biến” vào túi ai?

Nếu Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang bị dư luận xã hội cáo buộc về liên đới trách nhiệm với vụ nhập hàng triệu viên thuốc ung thư giả mà có thể đã khiến nhiều bệnh nhân ung thư phải chết đến hai lần, hậu quả mà Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng gây ra khi đề xuất tăng thuế VAT (giá trị gia tăng) từ 10% lên 12% từ năm 2019 cũng có thể gây tác hại ghê gớm không kém tính độc dược của thuốc ung thư giả.

Mưu đồ tăng thuế VAT lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp, một xã hội bị a xít đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết”, sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…

Thói vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức Bộ Tài chính đã tích tụ từ nhiều năm qua và mang tính hệ thống.

- Quảng Cáo -

41 CÁC GÓP Ý

  1. Chính phủ phải nuôi đám cán bộ “lâu la”, không tăng thuế, chẳng nhẽ lại đi in tiền. À mà Lê Duẩn nói: VN chuyên chính vô sản in tiền sẽ không bị lạm phát, chỉ có đế quốc bóc lột mới lạm phát…

  2. tăng thuế tăng số lượng biệt phủ tăng đại gia đỏ tăng thêm bạo chúa boc lột của phong kiến đỏ vậy thôi. qua năm lại nổi lên vô số biệt phủ lâu đài tráng lệ của vô số thái tử đỏ , của lãnh chúa đỏ ,hạt giống đỏ ……..dân đen ngày càng mạt bởi sưu thuế chồng chất -các nước TBCN đến Việt Nam học cách bóc lột và cai trị đi

  3. Mục đích chính khi ký kết các hiệp định thương mại đa phương hay song phương với các đối tác nước ngoài là nhằm giúp việc trao đổi hàng hoá qua lại giữa các quốc gia được tự do thông thương và giảm tối đa đến mức triệt tiêu đánh thuế nhập khẩu nhằm tạo điều kiện và động lực cho sản xuất phát triển các ngành nghề qua đó nâng mức sống của người dân . Nhưng nếu tăng thuế VAT lên 12/00 bao trùm lên tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu + sản xuất trong nước thì việc ký kết các hiệp định thương mại chỉ là việc làm hình thức ” đánh bóng ” lấy tiếng ! Một ví dụ cụ thể , năm nay nhà nước VN và Úc đã ký hiệp định Mậu dịch song phương về việc khg đánh thuế nhập khẩu hai loại trái cây cherry và thanh long đặc sản của nền nông nghiệp của hai qg . Qua hiệp định này người nông dân của hai nước được hưởng lợi vì có thêm được đầu ra với thuế suất 0/00 giúp tiêu thụ hàng nhiều qua đó kích thích đầu tư sản xuất và nâng cao đời sống của họ .

  4. Tao nguyền rủa cho toàn bộ Chế độ Đcs này pị ĐỌA ĐÀY XUỐNG VÔ GIÁN ĐIẠ NGỤC Chịu đau khổ hàng tỷ tỷ lần nổi khổ của Dân bây g đanh phải gánh

  5. Tang thue phi thi chi phi san pham, hang hoa dich vu se tang cao. Den khi hang hoa, dich vu khong the xuat khau va nguoi tieu cung han che mua thi nhan qua se xay ra. Cang tan thu thi cang that thu. Jau qua la dan lanh du.

  6. Cứ mỗi lần,nhìn vào mấy CON Cốt Đột Bộ Tào Lao Ăn hại Xuất xứ Bần Cố Nông nhỏ không học lớn làm Tiến Sĩ Bộ Nói phét,Ngu,góa,Trời luôn

  7. Đcsvn lãnh đạo. Còn các Bộ là Con Cưng Tuyt Còi.. Tuýt còi thật hay. Nhằm tận Thu. Càng nhiều Thuế càng tốt. Nhưng an sinh xã hội 15 năm vẫn không thấy thay đổi. Tận thu ấy đi về đâu??

  8. Thằng này làm bộ trưởng mà nó bộ nhiều cục nhất . Nó kg lo tin giảm biên chế để ngân sách giảm chi , nó chỉ lo nghĩ cách tăng thuế làm cho dân lành khốn khó

  9. Cái ông bo tai chính này rất khôn vì tăng thuế là siết cổ dân cho đến chết dân cũng o làm gì được còn nếu chi suất đến quan chức tham nhũng thì nó o tha cho người dân mãi mãi còn khổ

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here