Đảng trưởng nhắm mắt thì ai sẽ mở mắt?

Facebooker Hoàng Thành - người từng giương biểu ngữ phản ứng sự thí nghiệm của Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam dành cho tầng lớp học sinh - sinh viên
- Quảng Cáo -

Ánh Liên (VNTB)

Cơ chế nhào nặn học sinh – sinh viên hoặc thành những con chuột bạch, hoặc trở thành những con lật đật phải lắc lư theo điệu nhạc.

Facebooker Hoàng Thành – người từng giương biểu ngữ phản ứng sự thí nghiệm của Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam dành cho tầng lớp học sinh – sinh viên
Tin rằng, ông Đảng trưởng nhắm mắt thì ai sẽ mở mắt

Tin rằng, ông Đảng trưởng sẽ hợp nhất 3 chức vụ và trở thành hoàng đế không ngai.

- Quảng Cáo -

Tin rằng, ông Đảng trưởng đã chuẩn bị những điều kiện đầy đủ để tấn công những đối thủ cũ.

Tin đồn ông Đảng trưởng đã thêm một lần nữa gật gù về món trà Trung quốc thơm và ngon hơn trà Việt Nam.

Nếu giả định rằng, ông Đảng trưởng bắt tất cả mọi người phải nhắm mắt trước những hành vi của mình để thực hiện những điều mà ông ta mong muốn, vậy ai sẽ là người buộc phải mở mắt để cứu rỗi cái tình cảnh mà Phan châu Trinh từng than trong 10 điều bi ai của dân tộc?

Ngày 9/1 là ngày truyền thống học sinh – sinh viên. Lực lượng mà những người đồng chí của ông Đảng trưởng đã từng phê phán trực diện: đó là tầng lớp tiểu tư sản, tầng lớp manh mún và dễ thoả hiệp; tầng lớp đòi hỏi và kiên quyết nhất thời.

Đến nay, tầng lớp tiểu tư sản một phần nổi lên trở thành tầng lớp trung lưu xã hội, một phần trở thành một tầng lớp nhàn rỗi trong xã hội.

Lượng học sinh – sinh viên với tư cách một thực thể độc lập đã bị cơ chế xoay vòng trong quy trình: uốn nắn và thử nghiệm.

Tính chất uốn nắn ràng buộc học sinh – sinh viên bằng những bài học trực tiếp nhất liên quan đến chống diễn biến hoà bình và học thuộc sự “sẵn sàng” đi lên XHCN.

Tính chất thử nghiệm là những đợt cải cách dồn dập, tiền tỷ và đầy hoang phí không nhằm tạo ra chất xám mà chỉ tận dụng nguồn ngân sách dồi dào lên đến 20%.

Nếu xét một cách hình tượng thì cơ chế là một nhà máy thuỷ điện với giá trị cách mạng công nghiệp thô sơ 1.0 đang ngày đêm xả thải sự độc hại; thì học sinh – sinh viên với vai trò được xác định là đầu tàu 4.0 lại là những công nhân lem luốc, nhẫn nhục làm việc mặc cho những lợi ích của mình bị co bóp theo ý đồ của chủ nhà máy,…

Tình cảnh nêu trên không phải là sự hư cấu mà thực tế đang phản ánh đúng như vậy!

Ứng xử không đúng tầm với học sinh – sinh viên, đưa đến ứng xử không thích hợp với tầng lớp này!

Cơ chế nhào nặn học sinh – sinh viên hoặc thành những con chuột bạch, hoặc trở thành những con lật đật phải lắc lư theo điệu nhạc.

Ngày truyền thống 9/1 hay 26/3 trở thành ngày hội của nhảy múa tập thể dưới sự chỉ huy, chỉ đạo vung vẩy, đầy ngẫu hứng của đồng chí lãnh đạo cấp cao nào đó!

Thực trạng này kéo dài khiến than vơi đi, cây xanh đổ ngã theo đề án, những nhà máy nhiệt điện xả xỉ than, những dòng nước xả hoá chất giết chết hàng triệu sinh vật biển vào tháng 4/2016.

Những sự kiện làm tổn thương kinh tế – xã hội quốc gia đó khi đề cập đến trách nhiệm, thì tầng lớp học sinh – sinh viên phải là đứng đầu vị trí.

Bởi sức tác động của tầng lớp này phải là tầng lớp giám sát cao nhất của hệ thống nhà nước; là cấu thành chủ yếu của vốn xã hôj bền vững của xã hội, tuy nhiên hàng thập niên qua, nó đã trở thành một tầng lớp bên rìa xã hội. Không phản ứng và chỉ răm rắp làm theo…. Cho đến khi những giọt nước tràn ly liên quan đến chủ nghĩa dân tộc lôi cuốn tầng lớp này vào giám sát và quản trị xã hội.

Nhưng tính chất đó không kéo dài, khi cao trào đi qua thì khối sinh viên – học sinh đó bị tan rã như chưa từng tập hợp, không dừng tại đó – sự tham gia giảm dần theo lần sự kiện nổ ra. Ví như: cùng là phong trào cây xanh, lần đầu tiên nổ ra tại Hà Nội thu hút hàng ngàn sinh viên; nhưng lần 2,3 thì giảm xuống đơn vị hàng chục hoặc đơn lẻ dưới 10.

Nhiều lý do đưa ra, nhưng tính tính nhất thời của tầng lớp học sinh – sinh viên được coi là cốt lõi.

Nếu tính nhất thời duy trì quá lâu và không có một sự thay đổi về mặt tương lai, thì như học giả Kevin J. Fleming nhấn mạnh: giá trị của tầng lớp tri thức phụ thuộc vào tính duy trì mối ràng buộc với sự biến động nhà nước và xã hội đến mức nào. Duy trì tính lâu dài và một cam kết có tính chất quyết định đến giá trị của nhóm tầng lớp này.

Tính cam kết lâu dài tỏ ra cấp thiết đối với môi trường và hoàn cảnh tại Việt Nam, kho vốn xã hội bị bào mòn và tiềm lực quốc gia liên tục hao hụt bởi sự tham nhũng có hệ thống.

Nó càng nguy hại hơn khi nền tảng nhà nước bị thu vón trong tay một người!

Tương lai của nhóm tầng lớp “vốn xã hội” bị phụ thuộc vào quyết định “nhắm mắt” hay “mở mắt” của nhà lãnh đạo. Lúc này, nhóm 4.0 sẽ trở thành thần dân trực tiếp với sự lệ thuộc tối đa của “ông vua không ngai” – người từng nằm trong tầng lớp đó.

Hít không khí bị nhiễm PM2.5 (mức độ bụi cao nhất), ăn hải sản bị nhiễm độc, ngủ trong giấc mộng thuế phí và sự lạm sát trong cơ quan công quyền nhà nước.

Đó phải là ‘giấc mơ tốt lành’ mà tầng lớp học sinh – sinh viên đang hướng tới? Là cách thức xác định tương lai mà tầng lớp này đang mong muốn. Hay là một số phận mà tầng lớp này đã tự tập xác định?!

Một tương lai không ra gì bởi tâm thế bất định!?

Do vậy, nếu Đảng trưởng nhắm mắt trước thực tiễn trong điều hành đời sống nhà nước, thì trách nhiệm và nghĩa vụ của của tầng lớp học sinh – sinh viên là phải mở mắt để đối diện thực tại để thay đổi tương lai theo ý muốn tốt đẹp của mình.

‘Sức mạnh của tầng lớp tiểu tư sản là rất lớn, nhưng nó không biểu hiện rõ ràng cho đến khi nào tầng lớp này nhận thức rõ giá trị của mình gắn liền với tương lai của quốc gia.’ – Kevin J. Fleming nhận định cho biết.

Có những tia nắng xuyên qua lớp mù xã hội Việt nam hiện nay khi nhiều sinh viên – học sinh bị ‘nhà nước kết tội’ vì tội tuyên truyền, lợi dụng dân chủ,…

Những nhóm từ thiện, cộng đồng, các chương trình thiện nguyện, các giá trị về đổi mới và tự chủ trong tầng lớp học sinh – sinh viên đang có sự hiện diện (dù mức độ nhỏ) tại những thành thị lớn.

Những tổ chức dành cho sinh viên – học sinh gắn kết trực tiếp với nhân quyền như Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam với mục tiêu cao cả là tập hợp ‘nhóm những sinh viên có ước mong cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt Nam, tham gia vào mạng lưới sinh viên nhân quyền quốc tế’ đã ra đời trong bức bách thực tế.

Nhiều cá nhân (là học sinh – sinh viên) cầm biểu ngữ trước trụ sở huyện – tỉnh, trụ sở của Phòng và Bộ giáo dục để chống lại sự thử nghiệm!

Một sự chuyển động nhưng có tính chất quan trọng trong một cơ chế đảng trưởng như Việt Nam.

Nó báo hiệu một tiếng chim hót trong… bụi mận gai.

Và đó là tính đổi mới (thay cho tính truyền thống” của học sinh – sinh viên Việt Nam./.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here