Quảng Cáo

Cái lưỡi đã về!

Thông tin trên website của Bộ Công an xác nhận đã tiếp nhận và bắt giữ Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm". Ảnh: Tuổi Trẻ

Quảng Cáo

Thiền Lâm – Cali Today news

Rốt cuộc, Phan Văn Anh Vũ đã không thể trở thành “Trịnh Xuân Thanh thứ hai”.

Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ chính thức bị các đồng nghiệp của mình bắt giữ và đưa về Hà Nội vào buổi chiều ngày 4/1/2018, tức chỉ tròn một tuần sau khi đại gia Vũ “Nhôm” chính thức “ra đi tìm đường cứu nước”.

Vào lần này, Tổng bí thư Trọng có hy vọng không phải nuốt hận như vụ Trịnh Xuân Thanh.

Lẽ đương nhiên, những người thuộc cánh bên đảng như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc rất muốn truy ra ai và thế lực nào đã bảo kê để Phan Văn Anh Vũ đào thoát khỏi biên giới Việt Nam để sang Singapore một cách ngọt ngào đến thế.

Hãy nhìn lại vụ Trịnh Xuân Thanh.

Cho đến tận bây giờ, bất chấp nhiều bức bối cùng chỉ trích của cán bộ và tướng lĩnh lão thành, vẫn chẳng có bất cứ tin tức nào được công bố về việc ai và thế lực nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào tẩu khỏi Việt Nam ngay trước mũi tổng bí thư. Hậu quả của vụ việc mà ai cũng hiểu là có xuất xứ từ “xung đột nội bộ” này là vụ “tàng hình” ấy chắc chắn đã được giúp sức bởi một thế lực đủ mạnh và đủ “biện pháp nghiệp vụ”, và thế lực giấu mặt này không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé như một hành động chọc tức và khiêu khích đối với Tổng Trọng, mà lớn lao hơn thế nhiều, có thể trở thành một loại đối trọng chính trị theo đúng nghĩa đen của từ điển chính trị học, trở thành tương lai ám ảnh đối với tương lai chính trị có thể còn kéo dài đến ít ra cuối đại hội 12 của tổng bí thư hiện tại.

Chưa bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng cùng nhóm quyền lực khuynh đảo trong đảng cầm quyền lại bị vỗ mặt bởi những thách thức vừa khiêu khích vừa sẵn sàng ra đòn hạ độc như hiện thời. Vụ Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã khiến ông Trọng khó ăn khó ngủ, để từ đó ông ta có thể hình dung nếu Vũ “Nhôm” trở thành “Trịnh Xuân Thanh thứ hai” thì tình thế sẽ “biến” đến thế nào…

Thậm chí ngay cả sau khi “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú”, cũng chẳng có manh mối nào về một đường dây và những bóng đen nào đã bảo kê cho Thanh đào tẩu.

Hoặc có thể ông Trọng biết, nhưng do “biện pháp tình thế” nên đành phải im bặt…

Nhưng với vụ thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, ông Trọng ít phải chịu sức ép vỗ mặt hơn. Nói cách khác, Vũ “Nhôm” là một đặc trưng cho cuộc chiến với Huỳnh Đức Thơ ở Đà Nẵng, mà ông Thơ lại được dư luận xem là “người của anh Phúc” (Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Do vậy, ông Trọng có vẻ có được vị thế trung dung và khách quan hơn khi đưa ra quyết định “xử” Vũ “Nhôm”.

Vấn đề cốt yếu của ông Trọng có thể chẳng liên quan gì đến những hoạt động của các nhóm lợi ích ở Đà Nẵng, mà vụ lôi cổ Phan Văn Anh Vũ từ Singapore đã mở ra một cơ hội lớn để ông Trọng có được “cái lưỡi” mà từ đó có thể phăng ra đường dây và thế lực nào đã bảo kê và tổ chức cho Phan Văn Anh Vũ đào thoát.

Khác nhiều với Trịnh Xuân Thanh chỉ là một doanh nhân, Phan Văn Anh Vũ còn là một sỹ quan trung cấp ngành an ninh tình báo. Do vậy có thể cầm chắc là trong tay Vũ, hoặc trong đầu Vũ đã luôn có những sự việc cụ thể cùng những cái tên cụ thể. Đó là những quan chức đã “ăn chịu” với Vũ “Nhôm” qua nhiều thương vụ rất có thể đầy tính phi pháp. Và do Vũ “trưởng thành từ ngành công an”, chắc chắn một phần không nhỏ trong số các quan chức ấy mặc sắc phục, thậm chí sắc phục cấp tướng.

Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà và chiều ngày 4/1 khi “Vũ về”, đã xuất hiện tin đồn đoán là sẽ có ít nhất một tướng công an rơi quân hàm hoặc thậm chí còn bị “nhập kho”.

Nhưng một dấu hỏi lớn là Tổng bí thư Trọng liệu có hài lòng và tạm dừng với kết quả chỉ một vài viên tướng nào đó bị mất chức, hay ông Trọng sẽ nhân đà đó để “thứa thắng xông lên” và ra lệnh bắt bớ hàng loạt tướng lĩnh khác của ngành công an.

Cũng đang có những dấu hiệu cho thấy trong chiến dịch truy bắt Phan Văn Anh Vũ, Tổng bí thư Trọng có vẻ ưu ái lực lượng của Tổng cục 2 (Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng).

Từ tháng 4/2017, đã có một bàn tay bí mật nào đó tung lên mạng xã hội nhiều tài liệu đóng dấu “Mật” và “Tuyệt mật” để chứng minh Vũ “Nhôm” cùng một số quan chức cao cấp công an đã dùng công ty bình phong để trục lợi bất động sản như thế nào.

Vụ “Vũ “Nhôm” còn có thể có ý nghĩa như một sự phục hồi đáng kể của Tổng cục 2 quân đội, kể từ sau vụ T4 vào giai đoạn 2002 – 2003 mà đã khiến tổng cục này phải chịu “nhường sân” cho các cơ quan an ninh và tình báo của Bộ Công an./.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux