Vì sao ông Trọng đọc diễn văn chỉ đạo chính phủ

Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên dự họp chỉ đạo chính phủ CSVN
- Quảng Cáo -

Trung Điền – Việt Tân

Nếu tính từ thời điểm tháng 10 năm 2012 khi ông Trọng bùi ngùi đọc diễn văn bế mạc Hội nghị 6 Trung ương đảng khóa XI vì đã không kỷ luật được đồng chí X, cho đến lúc ông Trọng được đón tiếp long trọng và đọc diễn văn chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến của chính phủ vào ngày 28 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã mất hơn 5 năm để củng cố lại uy quyền của Tổng bí thư đảng.

Nói cách khác, ngày 28 tháng 12 năm 2017 vừa qua là ngày đăng quang của ông Trọng ở vị trí Thái Thượng Hoàng, chứ không phải là ngày ông được tái tín nhiệm chức Tổng bí thư vào tháng 1 năm 2016, sau cuộc tranh giành ghế Tổng bí thư với ông Nguyễn Tấn Dũng ở Đại Hội XII.

Ông Trọng được đưa lên làm Tổng bí thư tại Đại hội XI vào tháng 1 năm 2011 trong vị trí trái độn, do sự đấu đá và tranh giành ghế Tổng bí thư một cách gay gắt giữa ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kiêm Thủ tướng, và ông Trương Tấn Sang, đương kiêm Thường trực Ban bí thư.

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại Hội XII ngày 21-01-2016. Ảnh: REUTERS / POOL / HOANG DINH Nam
- Quảng Cáo -

Lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng giữ vai trò Chủ tịch Quốc hội và chuẩn bị về hưu vì đã quá tuổi 67 nên khi được chọn làm “trái độn”, nhằm giải quyết sự xung đột quyền lực giữa phe ông Dũng và ông Sang, tư thế lãnh đạo của ông Trọng rất yếu.

Hơn thế nữa, từ lúc ông Nguyễn Tấn Dũng thay thế ông Phan Văn Khải lên làm Thủ tướng vào năm 2006, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc nhờ đầu tư ngoại quốc sau khi gia nhập WTO. Trong chiều hướng đó, Bộ chính trị đã phân công cho ông Dũng đảm trách việc chỉ đạo và tổ chức các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty để trở thành những pháo đài đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Khi ông Dũng nắm được quyền và tiền nhờ vào nguồn vốn bất tận của đảng đổ vào xây các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty, thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng đã lấn lướt hơn cả thế lực của Tổng bí thư đảng. Vì thế mà trong suốt 10 năm (2006 đến 2016), ông Dũng đã tạo một thế lực riêng trong chính phủ, đứng ngang hàng với Tổng bí thư về mặt quyền lực, khiến cho ông Trọng và phe đảng khó chịu.

Trong lịch sử hơn 70 năm của đảng CSVN, dù quyền lực được phân chia theo 4 tứ trụ gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội, nhưng Tổng bí thư bao giờ cũng ở vị trí quyền lực và giữ nhiệm vụ thống trị toàn đảng.

Chỉ có 10 năm dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng là trường hợp biệt lệ, khi mà quyền lực Tổng bí thư có nhiều lúc không bằng quyền lực Thủ tướng, nhất là trong giai đoạn từ 2006 đến 2016.

Đương nhiên ông Nguyễn Phú Trọng biết rất rõ một mình ông Nguyễn Tấn Dũng không thể làm mưa làm gió trong bộ máy chính phủ.

Hai bộ phận mà theo ông Nguyễn Phú Trọng đã giúp cho phe ông Nguyễn Tấn Dũng làm mưa làm gió chính là các Tập đoàn kinh tế và Ủy ban kiểm tra trung ương đảng.

Chính vì thế mà sau những thất bại đau thương không kỷ luật được đồng chí X, ông Trọng và phe đảng đã dàn dựng lại trận thế để một mặt, loại ông Dũng trong cuộc đua ghế Tổng bí thư Đại hội XII, một mặt khác là liên minh với Trần Quốc Vượng để triệt hạ những người mà ông Trọng định nghĩa là “lợi ích nhóm” trong các Tập đoàn kinh tế và những kẻ đã bao che cho các vi phạm này.

Sau khi nắm ghế Tổng bí thư và nhanh chóng cho thay đổi các trách vụ Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội trước khi bầu cử lại Quốc hội vào tháng 6, 2016 để dễ bề hành động, ông Trọng đã bắt đầu tấn công vào sào huyệt Tập đoàn Dầu khí mà con chốt Trịnh Xuân Thanh được chọn đầu tiên.

Suốt 14 tháng qua kể từ khi đưa vụ Trịnh Xuân Thanh lên mặt báo qua vụ biển số xe Lexus vào tháng 6, 2016 đến tháng 7, 2017, ông Trọng đã bắt giữ và truy tố 51 cán bộ cao cấp liên hệ trong vụ tham ô ở Tập đoàn dầu khí. Trong vụ này, hai biến cố bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin và bắt giữ và lột hết chức vụ của Đinh La Thăng cho thấy ông Trọng đã ra tay bất kể hậu quả.

Song song, ông Trọng cũng đã không dung tha cho phe đã bao che cho phe nhóm ông Dũng trong thời điểm mà 51 cán bộ của Tập đoàn dầu khí làm bậy, đó là Ủy ban kiểm tra trung ương đảng mà người đứng đầu là Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Chi, bố ruột của nguyên Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Ông Nguyễn Văn Chi làm chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương đảng ở Khóa IX và Khóa X, kéo dài từ năm 2003 đến năm 2011. Đây là thời điểm mà theo ông Trọng có rất nhiều sai trái ở Tập đoàn dầu khí nhưng đã được bao che.

Đương nhiên, ông Trọng không thể quy trách nhiệm cho ông Nguyễn Văn Chi nên đã tìm cách lột hết mọi chức vụ con ông Chi là Nguyễn Xuân Anh, một thái tử đảng đang lên ở Đà Nẵng, để dằn mặt. Ông Nguyễn Văn Chi còn là một “thái thượng hoàng” ở Đà Nẵng, một lực cản rất lớn cho phe Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, vốn là đàn em của Nguyễn Phú Trọng.

Tháng 1 năm 2018 tới đây, ông Trọng sẽ mang Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và hàng chục cán bộ cao cấp trong Tập đoàn dầu khí ra tòa về hai tội “cố ý làm sai” và “tham ô”. Ai cũng thấy rõ phiên tòa này chỉ là một màn trình diễn nhằm cho dư luận thấy là quyền lực đang nằm trong tay ai.

Nói cách khác là tất cả những vụ dàn dựng từ cách chức ở trong đảng, chỉ đạo bắt giữ, ra lệnh truy tố, kể cả chỉ đạo vụ bắt cóc đã được ông Trọng thực hiện rất lớp lang, không phải nhằm trong sạch hóa bộ máy đảng và nhà nước như đã rêu rao, mà chỉ nhằm thu tóm quyền lực cho phe đảng quyền, và cho thấy phe ông Trọng đang kiểm soát toàn bộ hệ thống đảng, chính phủ, nhà nước và xã hội.

Chính vì thế, việc ông Trọng ngồi giữa vây chung quanh là các ông Trần Đại Quang (Chủ tịch nước), ông Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội) trong Hội nghị chỉ đạo chính phủ, cho thấy hình ảnh của một thái thượng hoàng đã thu tóm quyền lực sau 5 năm sóng gió.

Nhưng chính hình ảnh này đã báo hiệu điều không lành cho ông Nguyễn Phú Trọng trong năm 2018, đó là sự bất ổn nội bộ do những phẫn uất từ các phe nhóm đã bị phe ông Trọng tước quyền và tiền trong đợt chỉnh lý vừa qua.

Trong 2 năm qua, ông Trọng đã vi phạm một điều tối kỵ đã trở thành một truyền thống lâu đời để giữ ổn định chính trị nội bộ, đó là “dĩ hòa” bằng những thỏa hiệp ngầm giữa các phe. Nay “tình đồng chí” đã nổ tung bằng những màn ép cung, truy tố, kết tội của phe nắm vị trí chủ đạo lấn lướt những phe khác, thì đó chính là nguyên nhân bùng vỡ những đe dọa mới trong nội bộ đảng.

Câu hỏi được đặt ra là một kẻ “yếu cơ” như Nguyễn Phú Trọng lại có khả năng đánh bại một kẻ mưu lược và uy lực tiền bạc như Nguyễn Tấn Dũng? Phải chăng, ông Trọng đã dựa vào Bắc Triều, qua việc nghiệm thu chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của họ Tập, để củng cố quyền lực cho mình và cho phe đảng sau 5 năm sóng gió. Điều này đã biểu hiện quá rõ sự kiện ông Trọng thay ông Trần Đại Quang đón tiếp và châm trà mời ông Tập trong chuyến họ Tập viếng thăm chính thức Việt Nam hôm 12 tháng 11 vừa qua./.

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

  1. Toàn Đảng , toàn Dân, toàn Phản Động rất mong muốn Tổng Bí thư xây dựng cơ chế CHỐNG THAM NHŨNG ngay từ đầu. Ko thể suốt cuộc đời Cách Mạng cứ loay hoay phá rồi chống. Sẽ ko đem lại kết quả lâu dài, sẽ ko còng sinh lực phát triển.

  2. Bắt tham nhũng mục đích chính Bác trọng và bác phúc .tuy chưa thắng lợi , nhưng thành tích đạt đuợc không hề nhỏ . tạm thời tổng kết năm 2017 . đất Việt đã chuyển mình .

  3. Phe Đào chánh đã thất thể. Phe thái thú theo lệnh của thiên triều đang tập nã từng người. Dùng chiêu bài chống tham nhũng mà tìm diệt nhổ cỏ tận gốc !
    Nếu không có thằng Hán hiểm thì VN đã đa nguyên từ lâu rồi !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here