Cán cân thương mại là giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia đó, nếu giá trị xuất khẩu cao hơn thì người ta gọi là xuất siêu, nếu nhập khẩu lớn hơn thì người ta gọi là nhập siêu. Trong giao dịch ngoại thương, nếu nhập siêu thì nguồn ngoại tệ chảy ra ngoài, nếu xuất siêu thì ngoại tệ chảy vào trong nước.
Như ta biết, Việt Nam xuất chủ yếu hàng nông sản hoặc thủy sản. Những mặt hàng này giá rất bèo, phần vì thương hiệu yếu, phần vì do chất lượng kém, hoặc do vấn đề ô nhiễm, hoặc sản phẩm không sạch do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Còn hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng công nghệ và xa xí phẩm có giá trị đắt đỏ.
Để dễ thấy chúng ta thử so sánh, Việt Nam bán ra thế giới 1 tấn gạo giá 500 USD, nhưng nhập một chiếc Camry giá 20.000 USD. Nếu xuất 40 tấn gạo, nhập 1 Camry thì xem như cán cân thương mại cân bằng. Còn nếu xuất 40 tấn gạo mà nhập 2 chiếc Camry thì xem như Việt Nam nhập siêu 20.000 USD, điều đó cũng có nghĩa là ngoại tệ trong nước chảy ra ngoài hết 20.000 USD.
Nguồn dự trữ ngoại tệ rất quan trọng trong nền kinh tế, nếu dự trữ ngoại tệ dồi dào nó sẽ giải vây cho nền kinh tế khi gặp khó khăn, và dễ dàng kiểm soát lạm phát. Nói đơn giản thế này khi chính phủ thiếu nội tệ chi trả thì chính phủ in tiền tung ra thị trường và đồng thời kèm theo đó là tung ngoại tệ ra thị trường để giữ sự cân bằng hàng hóa và tiền tệ (vì USD được xem như hàng hóa), tiền tệ tăng, hàng hóa tăng tương ứng thì sẽ kiểm soát lạm phát.
Thông thường, những quốc gia phát triển như Nhật, Hàn, Đài Loan vv, họ muốn xuất siêu thì phải đầu tư bài bản từ chính trị tự do, kinh tế tự do, luật pháp nghiêm minh, và môi trường kinh doanh trong sạch để đất nước sản xuất nhiều hàng hóa giá trị cao để xuất khẩu mang về giá trị vượt trội so với tổng giá trị nhập khẩu, đấy là cách xuất siêu sạch và bền vững. Những nước như Nhật, Hàn, Đài họ có nguồn dự trữ ngoại tệ rất lớn so với Việt Nam. Còn Việt Nam thì sao?
Để làm như Nhật, Hàn, Đài thì CS không có khả năng, nhưng họ vẫn muốn xuất mạnh hơn nhập để hạn chế ngoại tệ chảy ra nước ngoài qua con đường ngoại thương. Mà xuất toàn nông sản thủy sản giá bèo thì lấy đâu ra giá trị cao hơn nhập công nghệ? Vậy là “trong cái khó ló cái khôn lõi”, CS đè ông nhập khẩu xuống, tức bóp cho nghẹt con đường nhập khẩu. Bằng cách nào? Bằng cách đánh thuế hàng nhập khẩu thật cao để nhập ít lại.
Như nhập khẩu ô tô làm ví dụ, CS đánh thuế ô tô thật cao để hạn chế lượng ô tô nhập vào đồng thời thu về một khoản thuế khổng lồ cho Đảng dùng. Điều đó có nghĩa là họ đã đẩy khó khăn về cho nhân dân khi bắt dân phải mua một chiếc ô tô đắt gấp 3 lần xe cùng loại ở Mỹ. Thế là nhất tiễn hạ song điêu, thứ nhất giảm tình trạng nhập khẩu giảm nhập siêu và có thể xuất siêu, thứ nhì chính quyền cướp được của dân một lượng tiền rất khẳm để dễ bề bòn rút tư túi.
Một nền kinh tế tự do thì để cho doanh nghiệp tự đấu tranh sinh tồn để lớn mạnh. Khi nền kinh tế khủng hoảng sự can thiệp của nhà nước là cần thiết, nhưng đó là sự can thiệp hỗ trợ chứ không phải can thiệp kiềm hãm. Kinh tế đất nước có 2 nhánh, xuất và nhập, hãy để 2 nhánh tự do. Nếu muốn xuất siêu hãy củng cố nội lực vững mạnh để nó xuất khẩu mạnh mà vượt qua nhập khẩu chứ đừng chơi trò đè đầu nhập khẩu xuống để được “xuất siêu” thì mãi đất nước không lớn nổi.
Mọi sinh vật sống được là nhờ cả 2 quá trình của sự hô hấp hít và thở, nếu chặn dòng thở ra hay chặn dòng hít vào thì cũng đều tạo ra trạng thái ngộp thở. Tương tự vậy, quốc gia cũng có xuất khẩu và nhập khẩu, nếu bóp nghẹt một trong 2 dòng đều là trạng thái can thiệp thô bạo vào nền kinh tế, nó sẽ làm cho nền kinh tế què quặt thiếu sinh khí khó phát triển. Chỉ có đổi thể chế mới có phát triển bền vững, nội lực đất nước mới mạnh được.
Leave a Comment