Thiền Lâm – Cali Today news
Tháng 12/2017, Tổng bí thư Trọng đã tiến thêm một bước chuyên chế khi chỉ đạo ban hành một bản quy định của đảng, trong đó có một nội dung rất đáng chú ý: “Cán bộ sức khỏe không bảo đảm, uy tín giảm sút sẽ bị thay thế”.
Từ sau những đảng văn nổi tiếng mang dấu ấn Nguyễn Phú Trọng như Quyết định 244 năm 2014 về tự ứng cử trong đảng mà đã khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngã ngửa và sau đó là ngã ngựa tại đại hội 12 của đảng cầm quyền, Thông báo 13 về xác định tuổi đảng viên được cho là nhắm vào ông Trần Đại Quang, ngày càng nhiều người quan sát chính trị theo dõi chặt chẽ những văn bản mới của đảng nhằm tìm kiếm những ẩn ý trong đó.
Những “cán bộ sức khỏe không bảo đảm” nào sẽ bị loại?
Ngay lập tức, nhiều người cho rằng những “ứng cử viên” sáng giá đầu tiên thỏa mãn quy định trên là Trần Đại Quang, và Đinh Thế Huynh – người trên danh nghĩa vẫn là Thường trực ban bí thư nhưng đã quá lâu vẫn không khỏi bệnh và cũng chẳng còn được báo chí đoái hoài.
2017. “Sức khỏe lãnh đạo” – một chủ đề đột ngột bùng phát và gây nghi ngờ lớn trong công luận trong những ngày gần đây – đã gần như chính thức hình thành một cơn “khủng hoảng lãnh đạo” trong nội bộ đảng cầm quyền, nối tiếp một cách đầy “linh cảm” từ hai cơn khủng hoảng ngay trước đó là “khủng hoảng Đồng Tâm” và “khủng hoảng Việt – Đức”.
Không chỉ ông Đinh Thế Huynh – nhân vật số 2 trong đảng và có thể là quyền lực thứ 5 trong Bộ Chính trị – vắng bóng suốt từ đầu năm 2017 đến giờ, mà cả ông Trần Đại Quang – nhân vật số 2 trong Bộ Chính trị – cũng vắng mặt một cách đầy khó hiểu và khó nghĩ từ cuối tháng Bảy đến tháng Tám…
Thậm chí vào ngày 10/8/2017, Trần Đại Quang còn phải nhận một cú sốc: nhà báo Huy Đức – một “cây bút tín hiệu” và từ lâu được xem là “thân Nguyễn Phú Trọng” đã muốn ông Trần Đại Quang ‘bàn giao quyền lực’ với một bài viết có tựa đề “NGUYÊN THỦ QUỐC GIA & ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC trên facebook của nhà báo này.
Trước đó không lâu, trong một status cũng trên facebook, Huy Đức đề cập đến vấn đề sức khỏe của ông Đinh Thế Huynh – Thường trực Ban bí thư. Tin tức này, dù chỉ đưa ra một cách chung chung cùng yêu cầu đảng cần minh bạch về sức khỏe lãnh đạo, nhưng vài ngày sau đã xuất hiện thông tin chính thức của Bộ Chính trị trên mặt báo nhà nước về việc ông Trần Quốc Vượng – Ủy viên bộ chính trị và hiện thời là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương – “tham gia vào Thường trực Ban bí thư”. Có nghĩa là tạm thời thay thế hoặc thay thế luôn ông Đinh Thế Huynh.
Đó là tín hiệu rõ ràng nhất cho thân phận chính trị bị “thay ngựa giữa dòng” của ông Đinh Thế Huynh vào tháng Bảy năm 2017.
Gần đây, Trần Đại Quang có vẻ đã khỏe hơn, tuy vẫn khá mờ nhạt trên chính trường. Nhưng Đinh Thế Huynh thì không được may mắn thế, thậm chí còn không biết “sống chết” ra sao.
Từ đó đến nay, trong khi vẫn không thấy ông Đinh Thế Huynh hiện ra, người ta lại chứng kiến “thành viên Thường trực Ban bí thư” – một chức vụ không có trong điều lệ đảng – Trần Quốc Vượng ký hết văn bản quan trọng này đến văn bản quan trọng khác của đảng.
Đáng chú ý, trong thời gian ông Đinh Thế Huynh “mất tích” suốt từ quý đầu năm 2017 đến nay, trong lúc phía đảng cầm quyền vẫn xem đó là “bí mật quốc gia” và không thèm công bố lý do vắng mặt của ông Huynh, mạng xã hội đang dày lên tần suất bình luận về ông – những bình luận khá trái chiều.
Có người cho rằng sau chuyến công du Mỹ vào cuối năm 2016, ông Huynh trở về và bắt đầu có quan điểm hơi “thân Mỹ”, và do đó đã bị ông Nguyễn Phú Trọng loại ra.
Có người lại cho rằng ông Huynh “dính” một số vụ scandal nhân sự nào đó, và những vụ này lại ít nhiều có dấu hiệu tham nhũng, do vậy ông Huynh bị thất sủng trong chiến dịch được xem là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng.
Chỉ đến ngày 8/12/2017, người ta mới “thấy” ông Đinh Thế Huynh. Trong một cuộc họp do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, chủ đề ‘Bộ chính trị cho ý kiến về công tác cán bộ”, có một chiếc ghế để trống có bảng ghi danh Đinh Thế Huynh, thường trực Ban bí thư. Như thể ông Trọng vẫn còn “nhớ” ông Huynh.
Chi tiết ấn tượng không kém là chiếc ghế để trống trên lại nằm giữa Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang. Như thể ông Huynh, hoặc cái ghế trống ấy, mới có thể kế vị ông Trọng, chứ không phải ông Quang.
Nhiều người trước đây thường chê ông Trọng “lú”, nay đã phải thừa nhận rằng ông ta càng lúc càng hiểm và “khó đoán được”./.
Leave a Comment