Thiền Lâm – Calitoday News
Nếu cộng gộp một đề xuất mới vào tháng 12/2017 của Bộ Công an về trang bị súng cho lực lượng công an xã, cho tới nay bộ này đã tích tụ ít nhất 5 kiến nghị trái ngược và xúc phạm lòng dân chỉ trong vòng vài ba năm qua.
4 kiến nghị trước thuộc về “quyền nổ súng” dành cho cảnh sát cơ động để “trấn áp bạo loạn”, “báo chí phải tiết lộ nguồn tin” dành cho báo giới và “hình sự hóa xử lý hội đoàn” dành cho xã hội dân sự, Công an phường xã có quyền “tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu”.
Khi Bộ Công an tung ra dự thảo đề xuất Công an phường xã có quyền “tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu”, phần đông dư luận người dân lập tức phản ứng gay gắt khi dự thảo trên còn e ấp phía sau tấm rèm buông nơi tĩnh phòng quốc hội: “Nếu công an phường, xã được tham gia điều tra, chắc chắn sẽ có thêm nhiều người bị đánh bầm dập lúc xét hỏi”.
Rốt cuộc sau quá nhiều phản ứng của dư luận xã hội, đề xuất trên đã bị Bộ Công an và các cơ quan làm luật nhét vào ngăn kéo.
Còn giờ đây, đề xuất của Bộ Công an về trang bị súng cho lực lượng công an xã lại như thể “cố đấm ăn xôi” hay “thua keo này bày keo khác” sau thất bại của đề xuất Công an phường xã có quyền “tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu”.
Nhưng ngay cả lần này, đề xuất trang bị súng cho lực lượng công an xã cũng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều giới, và ngay cả trong nghị trường quốc hội.
Một đại biểu quốc hội là Bùi Thị An cho rằng chỉ nên trang bị công cụ hỗ trợ đơn thuần cho lực lượng công an để họ thực hiện tròn vai theo đúng chức trách được giao. “Chúng ta cần phải tính toán, nghiên cứu thật kĩ việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho công an xã. Nếu trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ mà không có giải pháp hữu hiệu để quản lí, giám sát chặt chẽ thì lợi bất cập hại. Theo thống kê, nước ta có hơn 100 nghìn công an xã. Cứ thử nghĩ xem, nếu cả hàng trăm nghìn công an xã được trang bị súng thì chúng ta quản lí thế nào cho tốt để không xảy ra việc lạm quyền?”.
Còn đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng nên cấp súng, công cụ hỗ trợ có chủ đích, chỉ định. “Đã trao vũ khí cho người ta, trước hết phải căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, tính chất công việc, đặc điểm của từng địa phương, từng địa bàn chứ không nên cấp đại trà. Muốn được cấp được vũ khí thì người được cấp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết theo quy định chứ không phải ai cũng cấp. Do đó, nếu cấp súng thì chỉ nên cấp cho trưởng công an xã. Lưu ý việc cấp súng cho công an viên mà nên chỉ trang bị cho họ công cụ hỗ trợ cần thiết”.
Trong khi đó, giới truyền thông độc lập chẳng cần vòng vo. Trang boxitvietnam đã gợi ý độc giả tìm đọc lại một số bài về lực lượng công an xã có trên các báo “lề đảng”, ví dụ: Vào nhà công an xã bắt 11 đối tượng đang đánh bạc; Trưởng Công an xã bắt người trái luật giữa đêm khuya; Công an xã Đồng Văn tự ý lập chốt bắt giữ xe trái phép?; Bắt giữ một công an xã đánh chết người nghi trộm chó; Hà Tĩnh: Công an xã bắt giữ, đánh đập người trái pháp luật; Hà Nội: Công an xã Tam Hưng mời người dân về trụ sở làm việc bằng… còng số 8; CLIP: Trưởng Công an xã thẳng tay tát phụ nữ; Trưởng Công an xã bị tố đánh dân rách màng nhĩ; Đình chỉ công tác công an xã bắt giữ, đánh người trái pháp luật; Hải Phòng: Thêm một trưởng công an xã đánh bạc bị bắt nóng tại trận; Trưởng Công an xã bắt dân nộp phạt, không ghi biên lai; Bắt Phó chủ tịch UBND kiêm Trưởng công an xã buôn ma túy; Đương sự chết sau khi bị giam giữ, Trưởng Công an xã Bom Bo lãnh án…
Cái chết của một người đàn ông có tên là Ngô Thanh Kiều trong đồn công an ở Phú Yên vào năm 2012 do bị đánh vào chỗ hiểm là một điển hình của rất nhiều điển hình về điều mà cộng đồng quốc tế lên án cảnh sát Việt Nam sử dụng nhục hình.
Nạn nhục hình càng đáng được ghi khắc vào những năm gần đây. Cùng với hiện tượng nổi lên ngày càng nhiều tiêu cực của ngành công an Việt Nam, những cái chết được mô tả là “tự mình giết mình” cũng nối tiếp nhau sinh thành. Hàng loạt vụ việc được công an địa phương báo cáo là “tự treo cổ” đã xảy ra: Nguyễn Công Nhựt ở trụ sở công an thuộc Bình Dương, anh H. cũng ở trụ sở công an thuộc Bình Dương Bình Dương, Bùi Thị Hương ở trụ sở công an thuộc Bình Phước, Đỗ Văn Bình ở trụ sở công an thuộc Đà Nẵng, Đặng Trung Trịnh ở trụ sở công an thuộc Hải Dương…
Đặc biệt từ năm đầu 2013, khi Tổ chức Ân xá quốc tế lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam tính từ thời điểm năm 1975 và báo chí “lề trái” quật khởi tính phản biện, cho đến nay có hàng trăm cái chết do “tự tử” trong đồn công an bị giới truyền thông phát hiện.
Việt Nam 2017 và nhiều dấu hiệu hỗn loạn. Đang xảy ra tình trạng c ở không ít địa phương và đối với không ít công an viên. Tình hình sẽ hỗn loạn và vô luật đến mức nào nếu công an phường xã có quyền “tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu” và cho hàng trăm ngàn công an xã được đồng loạt trang bị súng?
Leave a Comment