Cửa ải của công chức ở Việt Nam

- Quảng Cáo -

Ngô Đồng

Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát thường niên PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) cho thấy, hiện tượng phải đưa tiền “lót tay” để xin được việc làm trong cơ quan nhà nước phổ biến trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, mối quan hệ cá nhân với người có chức quyền trong hệ thống nhà nước được xem là yếu tố quyết định thành bại khi xin việc.

Thực tế này đã dẫn đến vấn nạn là phần lớn công chức nhà nước vô dụng, tham ô và nhũng nhiễu người dân. Tại sao?

Hiện nay Việt Nam có gần 4 triệu người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nhưng qua khảo sát mới đây, chỉ có khoảng 30% số cán bộ, công chức làm được việc, 30% phải cầm tay chỉ việc và 30% dù cầm tay chỉ việc vẫn không biết cách làm. Nói cách khác là có quá bán số công chức vào công sở dưới chế độ xã hội chủ nghĩa không biết việc gì để làm.

- Quảng Cáo -

Một lực lượng nhân sự khổng lồ nhưng năng lực yếu cùng quản lí bộ máy Nhà Nước đã dẫn đến hiện tượng nhiều cơ quan cùng làm một việc, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng không ai làm. Như an toàn thực phẩm hiện nay có ba cơ quan như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương cùng phụ trách, nhưng an toàn thực phẩm vẫn đang là vấn đề đáng báo động.

Hệ quả trên đến từ một thực trạng là việc tuyển dụng nhân sự theo nhu cầu của đảng hơn là công việc. Công tác cán bộ làm không khách quan, chộp giật, tiêu cực, mua quan bán chức là hiện tượng phổ biến xuyên suốt chiều dài lịch sử cai trị đất nước của CSVN. Dư luận thường gọi đó là một cách tham nhũng “ghế”, tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính trị.

Nhìn về quá khứ, sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc tuyển dụng công chức vào làm việc cho cơ quan nhà nước và hệ thống chính trị được chính quyền CSVN thực hiện thông qua xét tuyển. Căn cứ để xét tuyển chủ yếu dựa vào lý lịch, sự trung thành mà không chú ý đến học thức và năng lực. Kết quả là sản sinh ra một thế hệ công chức yếu kém cả về năng lực chuyên môn lẫn đạo đức công vụ. Trong đó điển hình như bệnh chủ quan, tự mãn, bảo thủ, nói nhiều làm ít, lợi dụng chức quyền để vun vén lợi ích cá nhân. Hậu quả là toàn bộ nền kinh tế xuống dốc, cả nước lâm vào nghèo đói và lạc hậu.

Từ năm 1995 đến nay, CSVN tuyển công chức dựa trên thi tuyển và bằng cấp. Nhưng cái chuẩn hóa đó rất nhanh chóng bị biến dạng. Thiếu niềm tin vào các kỳ thi tuyển công chức lâu nay đã trở thành tâm lý phổ biến trong xã hội. Nguyên nhân là do tổ chức thi tuyển thiếu khách quan và minh bạch.

Việc tổ chức thi thực ra chỉ là hình thức, còn kết quả thì đã được ngắm sẵn theo phương châm “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ”, không còn chỗ cho… trí tuệ. Minh chứng rõ nét nhất cho cách nhìn nhận trên là hiện tượng cả họ làm quan xảy ra trên khắp các tỉnh thành.

Trong khi đó, những sinh viên giỏi sau khi ra trường rất ít hi vọng nếu họ không có quan hệ quen biết, hoặc dù may mắn lọt vào bộ máy nhà nước, nhưng nếu không có người “đỡ đầu” đừng mơ tưởng tới một vị trí cao.

Điều này đã gây nên sự bất bình đẳng, bức xúc lớn trong xã hội khi mà người có đủ năng lực lại không được trọng dụng. Nhưng số vụ việc được phát hiện, xử lý còn rất ít, chỉ như phần nổi của tảng băng. Và nếu có phát hiện vi phạm cũng đều giải thích là làm “đúng quy trình”.

Ví dụ rõ nhất của bệnh này là đại án tham nhũng ở vụ PMU18, khi “cháy nhà” bàn dân thiên hạ mới biết, hóa ra phần lớn cán bộ cấp Bộ toàn là học hành vớ vẩn nhưng là con cháu lãnh đạo nên được ấn vào. Ngoài ra, xu hướng được cho là ’thái tử đảng’, ’hạt giống đỏ’, cũng diễn ra rất phổ biến. Điển hình như ông Xuân Anh ở Đà Nẵng, ông Thanh Nghị ở Kiên Giang, ông Minh Triết ở Bình Định, và một loạt những Thái tử Đảng khác đưa lên ở những chức vụ nhỏ hơn như Giám đốc Sở…

Một bất cập khác của tuyển dụng công chức đó là, trong khi hầu hết các nhà tuyển dụng ở khu vực tư không coi trọng bằng cấp thì tại khu vực công, bằng cấp vẫn là tiêu chuẩn cứng quy định trong nhiều văn bản tuyển dụng, bổ nhiệm.

Người có bằng cấp cao đang được hưởng những chính sách ưu tiên, đặc cách. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rất nhiều quan chức chạy theo bằng cấp, thậm chí là hiện tượng mua bằng giả để dựa vào đó chạy chức, chạy quyền. Tạo điều kiện cho “tiến sĩ dỏm” leo cao, khiến cho nhân tài bị ém lại, làm nguyên khí quốc gia tù mù như ánh đèn dầu.

Tác hại tiếp theo của việc xem trọng bằng cấp là tạo ra sự ngộ nhận rằng bằng cấp có liên quan đến năng lực và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Hậu quả là tạo ra một xã hội đề cao hư danh, và thế là người ta chạy theo cái hư danh đó mà sẵn sàng tìm giải pháp không chính đáng để cố giành giật, kiếm chác. Điều đó được thể hiện qua thực trạng lạm phát về chức danh tiến sĩ, thạc sĩ mà nghe qua số lượng ai cũng phải thở dài ngao ngán.

Chính ông Nguyễn Phú Trọng, trong phiên họp của Bộ chính trị vào sáng ngày 8 tháng 12 vừa qua, khi cho ý kiến về kết quả điều tra về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ, lãnh đạo và quản lý đến năm 2020, đã nhắc lại một khuôn mẫu tệ hại trong bộ máy nhà nước: Quan hệ, tiền tệ, hậu duệ, cuối cùng mới là trí tuệ.

Nói tóm lại, vì sợ đảng mất khả năng chi phối trong xã hội nên lãnh đạo đảng CSVN luôn luôn tìm cách chi phối mọi sinh hoạt xã hội, dựa vào tầng lớp cán bộ đảng viên. Tuy nhiên, đã đến lúc CSVN cần xem công chức như là thành phần trí thức trong xã hội, thay vì xem họ như những công cụ để tham nhũng.

Họ cần một môi trường làm việc phù hợp có thể phát huy năng lực của mình. Bên cạnh đó, cần tạo dựng cơ chế để trao quyền tự chủ cho các tổ chức xã hội dân sự để họ phát hiện nhân tài, sau đó sàng lọc và đưa ra tranh cử. Nếu kéo dài tình trạng không có tranh cử thì đội ngũ cán bộ sẽ thoái hóa yếu kém về mặt kỹ thuật lẫn tri thức. Và hệ quả đau buồn là đất nước sẽ ngày càng tụt hậu.

Cùng tác giả:

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Dốt mà biết nịnh trên là lên chức, có học thấy bất hợp lý màcái lại không chấp hành là bị đì , qui chụp hết đường thăng tiến.Vậy mà XH phát triển nhanh sao được. Khác nào học u ơ làm giám đốc dở rác.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here