Từ sau năm 1975 đến nay, trào lưu văn chương “hiện thực phê phán” đã hoàn toàn bị biến mất trên các văn đàn tại Việt Nam. Những tên tuổi đại diện cho dòng trào lưu văn chương này như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… đều trở thành một “di sản” của nền văn chương nước nhà.
Lý do cũng thật dễ giải thích, vì giờ đây một nhà văn khi viết về những tác phẩm hiện thực phê phán đều có nguy cơ bị liệt vào thành phần “tư tưởng có vấn đề”, và có thể bị bắt theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự vì tội “làm ra tài tiệu tuyên truyền chống nhà nước”.
Chẳng hạn, giờ đây một nhà văn nào có thể viết như nhà văn Phạm Duy Tốn qua tác phẩm “Sống chết mặc bay”, mô tả hình ảnh tương phản giữa cuộc sống nhân dân với quan chức đương thời, thì trước sau gì cũng bị quy chụp là xuyên tạc, phao tin bịa đặt nói xấu lãnh đạo, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, v.v… Và cuối cùng nơi ở dành cho nhà văn đó sẽ là nhà tù.
Muốn sáng tác, muốn tác phẩm được in, được lên kệ bán, nhà văn cần phải biết dối trá, lươn lẹo, hoặc tự kiểm duyệt khi đứng trước chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Việt Nam đang cần vực dậy một trào lưu văn chương hiện thực phê phán đã bị đánh cắp và tiêu diệt, đó mới là điều đáng bàn hơn việc tranh cãi nên hay không nên bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình giáo dục.
Ảnh hiện thực phê phán: tư gia của ông quan chức cấp Sở tại tỉnh miền núi Yên Bái, trong khi người dân trong tỉnh luôn cần được cứu đói hàng tháng.
Leave a Comment