Nguyễn Thành – Dân Luận |
Độc giả Nguyễn Thành, người tự nhận là một quân nhân quá bức xúc trước tình trạng tham nhũng trong quân đội nên chuyển bài viết này mong Dân Luận công bố để rộng đường dư luận. Vì chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, mong độc giả tham khảo thông tin dưới đây với sự dè dặt cần thiết. (Dân Luận)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đẩy mạnh “cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”, liên tục đưa củi vào lò. Tuy nhiên, nó mới chỉ diễn ra ở những nơi ai cũng thấy, còn những chỗ tưởng chừng như trong sạch lại đầy củi. Đó chính là quân đội.
Thời gian qua, quân đội đã xảy ra biết bao nhiêu vụ tham nhũng lớn, nhưng tất cả chỉ giải quyết nội bộ. Như vụ lãnh đạo Cục tài chính BQP, cấu kết với một số cán bộ gom tiền gửi ngân hàng hàng nghìn tỉ làm quĩ đen. Sau khi vỡ lở, bị điều tra, thì từ lãnh đạo đến cấp dưới chỉ xử lý cho có rồi lại bưng bít nội bộ. Vụ Phùng Quang Hải (con trai Phùng Quang Thanh) nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 319, BQP biển thủ hàng nghìn tỷ đồng với bao “chiến tích”, sống trác táng, năm thê bẩy thiếp, bồ bịch khắp nơi. Sau khi điều tra làm rõ, chỉ với lá đơn xin ra quân là đã chút sạch mọi tội lỗi! Thực trạng quân đội bây giờ nhà dột từ nóc! Dột từ Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch trở xuống.
Xuất thân là người làm chính trị, không hề có chuyên môn về chỉ huy tác chiến quân sự, Ngô Xuân Lịch đã dùng nhiều thủ đoạn chính trị để leo lên tột đỉnh quyền lực của quân đội. Rất nhiều tướng lĩnh bức xúc, Ngô Xuân Lịch đã thiếu hiểu biết về quân sự, nhất là tác chiến hiện đại, nhưng lại huênh hoang là người tài giỏi, thích chỉ đạo, ngồi họp, cấp dưới đều phải che miệng, không dám cười về sự thiếu hiểu biết của Ngô Xuân Lịch. Có thể nói, Ngô Xuân Lịch là Bộ trưởng Quốc phòng yếu nhất từ trước đến nay, nhưng lại không coi ai ra gì, kể cả với các ông tiền nhiệm như Phùng Quang Thanh, Phạm Văn Trà, thậm chí Ngô Xuân Lịch còn luôn tự cho mình ngang hàng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhiều sỹ quan ở Tổng cục Chính trị từng tiết lộ, Ngô Xuân Lịch làm công tác chính trị mà không viết nổi một bài báo, ngay về kiến thức chính trị còn thua tướng Lương Cường. Còn về chuyên môn thì thua xa Đỗ Bá Ty, Phan Văn Giang, Bế Xuân Trường, Trần Đơn, Lê Chiêm; nghiệp vụ tình báo còn lâu mới bằng Nguyễn Chí Vịnh. Những tướng lĩnh này có kinh nghiệm và bản lĩnh hơn hẳn Ngô Xuân Lịch. Trong vụ “đầu hàng Bãi Tư Chính”, đóng cửa giàn khoan của Repsol, Ngô Xuân Lịch là kẻ chủ chốt, đã bán rẻ chủ quyền của Việt Nam từng khiến dư luận bức xúc để phục vụ các mưu đồ chính trị cho bản thân là một ví dụ điển hình cho các nhận định trên.
Nguy hiểm hơn, để dễ bề vơ vét tiền bạc, tránh sự chú ý trong quân đội đối với những hoạt động mua quan bán chức ngầm, Ngô Xuân Lịch đã cấu kết với Lê Trung Hưng (xã hội đen) làm đầu mối tiếp xúc, thương thảo để sắp xếp điều động, bổ nhiệm cán bộ vào các chức vụ quan trọng Quân đội. Các cuộc liên hoan, tiếp khách thâu đêm của Ngô Xuân Lịch đều do Lê Trung Hưng sắp xếp, phong bì rủng rỉnh.
Ngô Xuân Lịch là một kẻ cục bộ, kết bè kéo cánh, chỉ tính gần 2 năm lại đây, số sỹ quan cấp cao bổ nhiệm mới hầu hết là người gốc Hà Nam Ninh, mà chủ yếu là nắm giữ những vị trí chủ chốt như: Tổng tham mưu trưởng Phan Văn Giang; Cục trưởng Cục cán bộ Đỗ Mạnh Đức; Giám đốc bệnh viện TWQĐ 108 Mai Hồng Bàng; Trần Duy Giang Tư lệnh Quân Đoàn 1 về làm Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần; Nguyễn Tân Cương Tư lệnh Quân khu 4, dự kiến thay thế Tổng tham mưu trưởng…
Tàn bạo hơn, Ngô Xuân Lịch còn bảo kê cho các doanh nghiệp sân sau để kiếm bội tiền. Trong đó, đáng chú ý nhất là Phạm Đức Minh, kẻ không có tài cán gì, nhưng lại là chân tay thân tín của Ngô Xuân Lịch, nên được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH MTV Duyên Hải thuộc BPQ (thực chất là hợp nhất các đơn vị thuộc Tổng công ty 319 của Phùng Quang Hải). Ngô Xuân Lịch đã dùng bài tổ chức điều động Nguyễn Thế Phẳng (nguyên Tổng giám đốc) đi chỗ khác để đưa Phạm Đức Minh lên thay. Mục đích là tạo sân sau vơ vét dự án cho Ngô Xuân Lịch. Phạm Đức Minh từ kẻ vô danh tiểu tốt đã trở thành tay buôn quyền lực trong Quân đội. Ai muốn được đầu tư xây dựng và được rót vốn nhanh thì đều phải đi đêm đến gặp Phạm Đức Minh. Những phi vụ làm ăn được tạo vỏ bọc vì lý do quốc phòng, “chính phủ trong chính phủ”. Chính vì thế, sau khi dư luận xã hội bức xức về vấn đề “quân đội làm kinh tế”, Ngô Xuân Lịch đã lên tiếng bảo vệ các cở sở làm ăn và đưa ra hàng loạt lý do để khẳng định “Làm kinh tế là nhiệm vụ chiến lược của quân đội”.
Từ khi Ngô Xuân Lịch lên làm Bộ trưởng Quốc phòng, quân đội xảy ra hàng loạt scandal, đầu tiên là làm lá chắn cho một số doanh nghiệp khai thác cát lậu ở những đoạn bờ biển xung yếu để bán cho Singapore, bất chấp sạt lở đang là tai họa. Nhưng nhờ khoác vỏ “quốc phòng”, đến nay, không có doanh nghiệp nào “mắc nạn”. Tiếp đến là gây ra vụ nổi loạn ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội do thu hồi “đất quốc phòng”. Rồi chuyện Bộ Quốc phòng cương quyết giữ 157 héc ta đất ở phi trường Tân Sơn Nhất để cho Công ty Long Biên thuê làm sân golf, và giao rất nhiều đất để làm nhà hàng, giải trí, bất chấp phi trường Tân Sơn Nhất nghẽn cả trên trời lẫn dưới đất. Kế đến là vụ ba núi đá vôi ven vịnh Hạ Long, được UNESCO xác định là “di sản thiên nhiên của thế giới” bị băm nát để lấy vôi. Sau đó tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc phá ba núi đá vôi là nhằm thực hiện một “công trình quốc phòng”.
Từ hàng loạt các phi vụ, hiện nay, Ngô Xuân Lịch đã sở hữu khối tài sản rất lớn gồm: 02 căn biệt thự tại Mỹ Đình (trị giá 200 tỷ đồng), căn nhà số 05 ngõ Mai Dịch (trị giá 30 tỷ đồng), khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Sơn Tây (trị giá vài trăn tỷ đồng), 01 biệt thự tại Lương xá, Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, những thứ nhìn thấy tận mắt, còn rất nhiều tiền bạc và ngoại tệ trong ngân hàng, bất động sản được tẩu tán, đứng tên giúp của hàng loạt tay chân, họ hàng… Tiền này lấy ở đâu ra?
Ăn no dửng mỡ, Ngô Xuân Lịch đã quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ cấp dưới, đặc biệt là quan hệ xác thịt với nữ quân nhân Hoài Vân, đang công tác tại Tổng công ty GAES, thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Đổi lại, Ngô Xuân Lịch tạo điều kiện, bao che cho Hoài Vân thao túng toàn bộ dược phẩm Quân đội, gây bất bình cho giới Quân y và các bệnh viện quân đội. Mối quan hệ xác thịt giữa Ngô Xuân Lịch với Hoài Vân từ thời Ngô Xuân Lịch còn làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhưng từ khi lên Bộ trưởng thì công khai hơn.
Sau khi tướng Huỳnh Hương (chỉ huy và lăn lộn khắp các trận mạc ở Lào, Tây Bắc, Tây Nguyên, trận Vị Xuyên chống Trung Quốc), từng đảm trách Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Tổng cục Chính trị, tố cáo ông Ngô Xuân Lịch, do bức xúc, tướng Phùng Khắc Đăng (nguyên là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) tiếp tục tố cáo công khai Ngô Xuân Lịch dùng quyền lực để cấu kết bên ngoài, sắp xếp nhân sự cấp cao trong quân đội nhằm vơ vét tiền bạc, tham nhũng, quan hệ bất chính. Điều đó cho thấy nội bộ quân đội đã mâu thuẫn cực độ.
Là Bộ trưởng BQP xuất thân từ một cán bộ chính trị, Ngô Xuân Lịch quá hiểu rõ quy định của quân đội. Nhưng khi leo đến đỉnh cao quyền lực, Ngô Xuân Lịch tỏ ra là kẻ tráo trở, lạnh lùng đến chết người. Hỏi rằng đất nước sẽ đi đâu về đâu? Ai là người phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Và cụ thể là bao giờ Ngô Xuân Lịch mới bị đưa vào Lò?
Leave a Comment