Mối tương quan nào với Trung Quốc – Trọng khen – Thăng chửi

- Quảng Cáo -

Paulus Lê Sơn

Trong ngày 8.2.2017, ông Đinh La Thăng bị Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban chấp hành Trung ương). Ngay sau đó, đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, tạm giam với cáo buộc do liên quan hai vụ án cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế.

Ông Đinh La Thăng, nguyên bộ trưởng Giao thông Vận tải, từng là Ủy viên Bộ Chính trị, một trong 19 người giữ vị trí cao nhất trong chóp bu của Đảng cộng sản. Hồi tháng 5.2017, ông bị cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời phải rời ghế Bí thư Thành ủy TP HCM sau quyết định kỷ luật của Ban chấp hành Trung ương đảng.

Đinh La Thăng từng lớn tiếng chửi Trung Quốc

- Quảng Cáo -

Ông Thăng từng khẳng định việc thực hiện dự án quá kém của tổng thầu dẫn đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông thực hiện kém cỏi nhất trên đất nước Việt Nam. Tổng thầu của dự án này là của EPC Trung Quốc do công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thi công.

Tại cuộc làm việc với Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc vào chiều 4.1.2015, ông Thăng khi đó nguyên là Bộ trưởng bộ Giao thông đã cảnh cáo tổng thầu vì để mất an toàn thi công, xảy ra tai nạn chết người ngày 6.11 và sự cố sập giàn giáo ngày 28.12.2014. Những điều kiện buộc tổng thầu thực hiện và xem đây là cơ hội cho tổng thầu, nếu không sẽ kiến nghị Chính phủ chấm dứt hợp đồng.

Khi đó, ông Đinh La Thăng giận dữ, chỉ thẳng vào nhóm người Trung Quốc lớn tiếng không hài lòng. Thậm chí một nhân viên phía Trung Quốc từ đầu đến cuối không có thời gian để gật đầu. Một nhân viên khác cũng không nói được tiếng nào, tùy nghi để ông Đinh La Thăng quở trách.

Sự phản ứng mạnh mẽ của ông Thăng khi đó được tờ báo Hoàn Cầu mô tả như là “chửi té tát vào mặt nhà thầu cũng như Cục quản lý chất lượng công trình thuộc Bộ giao thông và dọa đưa Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc ra toà”.

“Nặng nề hơn ông Đinh La Thăng cũng như các quan chức Bộ giao thông đang khiến cho mối quan hệ Việt – Trung trở về thời kỳ ‘có nhiều gút mắc’”. – Tờ Hoàn Cầu bình luận.

Trọng khen trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam

Trong khi trà dư tửu hậu với Tập Cận Bình tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày 12 và 13.11.2017 sau Hội nghị APEC Đà Nẵng, Nguyễn Phú Trọng ngang nhiên khen trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam ngay trên chính quê hương mà không hề ngượng miệng.

“Thái Thú” Nguyễn Phú Trọng đãi trà kém ngon cho “Hoàng Đế” Tập Cận Bình

Đây là một lời bình phẩm của người lãnh đạo chính đảng hay chỉ là của kẻ chui lòn dưới háng người Hán. Dù Việt Nam có thực sự kém Trung Quốc về mặt này hay mặt khác, nhưng nói gì thì cũng phải mang tính chất tinh thần dân tộc, nhất lại là xuất phát từ miệng lưỡi của kẻ đứng đầu.

Trong chuyến thăm chính thức trên cương vị Tổng bí thư cộng sản Việt Nam hồi năm 2011, Nguyễn Phú Trọng được báo đài Trung Quốc đánh giá cao với sự quyết tâm “Trong đó nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh luôn coi trọng việc củng cố và phát triển mối quan hệ bạn bè truyền thống cũng như hợp tác toàn diện với Trung Quốc”.

Sự nồng nhiệt, coi trọng, thân tình với tâm thế của kẻ bề tôi trong bất cứ cuộc gặp nào, ông Trọng dường như tỏ ra mình là một người làm việc dưới trướng của đảng cộng sản Trung Quốc.

Mượn gió bẻ măng

Ông Đinh La Thăng đã làm cho Trung Quốc phật lòng vì cái vụ đường sắt Cát Linh. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng lại trở nên con cưng của Trung Quốc. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía quan thầy của mình, Trọng càng củng cố thế và lực trên cương vị Tổng bí thư của một đảng độc tài cầm quyền sinh sát cả một dân tộc.

Như vậy, bất cứ ai trái ý Trung Quốc, trái ý đảng trưởng cộng sản Việt Nam đều trở thành kẻ thù nghịch, buộc lòng phải loại bỏ.

Tham nhũng là quốc nạn tại Việt Nam, bất cứ lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, đó là một loại giặc đối với nhân dân, nhưng tại sao Trọng lại mượn cớ chống tham nhũng để triệt hạ Đinh La Thăng và phe nhóm của ông ta ?

Để củng cố quyền lực và làm hài lòng quan thầy Trung Cộng, điều này đang trở nên xu thế cấp bách trong bối cảnh tiến thoái lưỡng nan của Trọng. Con bài chống tham nhũng để Trọng giết Thăng chỉ là một hình thức, nhưng đó lại đạt được ít nhất ba mục đích; một là làm an dân trong quan hệ đối nội vì chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng, hai là triệt hạ đối thủ để củng cố quyền lực, thứ ba không kém phần quan trọng đó là hoàn thành sứ đồ của Trung Cộng.

09.12.2017
Paulus Lê Sơn

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here