Quảng Cáo

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 69 tại Berlin

Quảng Cáo
Biểu tình Lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay do Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức (LH) tổ chức được khai mạc lúc 13 giờ ngày 9.12.2017 tại cổng Brandenburg (Pariser Platz) với nghi thức chào cờ Đức – Việt và mặc niệm trong cơn mưa tuyết buốt giá của mùa đông đến sớm. Bà chủ tịch LH, BS Hoàng Mỹ Lâm cám ơn các đại diện hội đoàn và đồng hương đến Bá Linh tham dự biểu tình và ngày sinh hoạt QTNQ. Bà nêu lên bối cảnh thành lập Ngày QTNQ vào năm 1948 và nhắc nhở mọi người rằng sau 69 năm, dù có đặt bút ký kết mọi loại văn kiện cam kết tôn trọng luật pháp và công ước quốc tế, nhà cầm quyền CSVN vẫn ngang nhiên tước đoạt những quyền làm người căn bản của người dân VN. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh giải thích cho người Đức chung quanh hiểu lý do biểu tình của người Việt. Đối với dân Bá Linh, nhân quyền VN còn có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa. Hồi giữa tháng 7 năm nay, trung tướng VC Đường Minh Hưng đã âm thầm đến Berlin để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở ngay Vườn Thú (Tier Garten), cách nơi biểu tình chỉ vài trăm thước, giữa ban ngày để mang về VN „trị tội“. Vụ bắt cóc này đã khiến người Đức vô cùng phẫn nộ và giúp họ hiểu rõ hơn về tình trạng nhân quyền vô cùng tồi tệ ở VN. Ông Nguyễn Văn Rị đại diện LH điều khiển cuộc tuần hành quanh Quảng trường Paris trong những tiếng nhạc đấu tranh như „Trả lại cho dân“, „Đáp lời sông núi“, „VN quê hương ngạo nghễ“ … Vừa đi, mọi người cùng hô vang những khấu hiệu như „Nhân quyền cho VN“, „Tự do dân chủ cho VN“, „Đả đảo VC“, „Đả đảng ĐCSVN buôn dân bán nước, hèn với giặc, ác với dân“… Đập vào mắt người đi đường, du khách là những khẩu hiệu bằng 3 thứ tiếng Việt – Đức – Anh tố cáo tình trạng chà đạp nhân quyền và nhân phẩm của người Việt như: „Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại VN“, „Nhân quyền cho VN“, „CSVN phải trả lại nhân quyền cho dân“, … Đề tài Formosa cũng được nhắc tới trong nhiều băng rôn. Đặc biệt, có lẽ vì nơi biểu tình chỉ cách chỗ Trịnh Xuân Thanh bị Đường Minh Hưng bắt cóc chỉ vài trăm mét nên nội vụ được nhắc nhở nhiều lần, cả trên biểu ngữ như: „Hãy trục xuất các viên chức ngoại giao CSVN!“, „Việc bắt cóc TXT ngay tại Berlin cho thấy CSVN coi thường nhân quyền như thế nào“ … GS Phạm Minh Hoàng đến từ Paris được mời lên máy vi âm để phát biểu ngắn. Trước đó một ngày GS Hoàng và đại diện BCH/Liên Hội đã được bà Annette Knobloch trách nhiệm văn phòng Á Châu Sự Vụ của bộ ngoại giao Đức tiếp kiến. GS Phạm Minh Hoàng đã trình bày về tình trạng bắt bớ hàng loạt những nhà bất đồng chính kiến, về sự giam cầm ông cũng như cám ơn nước Đức đã lên tiếng mạnh mẽ cho nhân quyền tại VN trong thời gian qua.
Tiếp xúc BNG Đức - Berlin
Tiếp xúc BNG Đức
Rất nhiều du khách, người đi đường dừng lại hỏi thăm, chụp hình và nhận tài liệu do ban tổ chức trao tay. Buổi biểu tình chấm dứt lúc 14g30 trong khi những cơn gió buốt giá vẫn không ngừng thổi. Mọi người vội vàng chụp hình lưu niệm với nhau rồi thu dọn dụng cụ để di chuyển đến nhà thờ St. Aloysius, tiếp tục phần hai của ngày sinh hoạt.
cof
cof
Cầu nguyện Lúc 16 giờ, ông Nguyễn Văn Rị mời tất cả mọi người vào trong nhà thờ St. Aloysius để dự buổi cầu nguyện. Ông Rị đã cám ơn cha xứ Đỗ Ngọc Hà cho mượn nhà thờ và hội trường để tổ chức buổi sinh hoạt như những lần trước dù lần này Cha Hà đi vắng. Ông cũng cám ơn ca đoàn Thánh Gia, ông Lê Quốc Cường, thừa tác viên phụng vụ, điều khiển buổi lễ. Đặc biệt, một bàn thờ đã được dựng lên trước bàn lễ, đơn sơ nhưng trang trọng, để cử hành cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo do Cụ Nguyễn Đình Tâm chủ trì. Xen lẫn những lời cầu nguyện, nhắc nhở về tình trạng nhân quyền tội tệ, những vấn nạn của đất nước là âm thanh tuyệt vời của những bài thánh ca được ca đoàn Thánh Gia Berlin trình bày rất điêu luyện. Sau các nghi lễ cầu nguyện là cuộc thắp nến ấm áp cho các tù nhân lương tâm và nạn nhân của chế độ CSVN.
Hội thảo và văn nghệ Sau nghi thức chào cờ thường lệ, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, bằng Đức ngữ đã trình bày sơ lược tình hình nhân quyền VN dưới chế độ độc tài cộng sản và liệt kê một số trường hợp tù nhân lương tâm bị sách nhiễu, đày đọa trong chốn lao tù, đặc biệt là đợt trấn áp dữ dội xảy ra từ khoảng một năm nay. BTC đã giới thiệu ông Jens Gnisa, Chủ tịch Hiệp Hội Thẩm Phán CHLB Đức đến cử tọa cũng như sơ lược về Hiệp hội này. Hiệp hội đã trao giải nhân quyền cho Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài vào tháng 5 năm nay. Ông LS Gnisa đã dành hơn 15 phút để chia sẻ bối cảnh ra đời không hề dễ dàng của Công ước về Ngày QTNQ vào ngày 10.12.1948. Lần đầu tiên các quyền căn bản của con người đã được chính thức ghi vào văn bản và có giá trị phổ quát toàn cầu. Vợ chồng ông đã từng đến VN du lịch và rất yêu thích cảnh quan, con người và văn hóa VN. Nên ông cảm thấy liên đới khi sau đó biết rõ rằng VN là một quốc gia độc đảng, độc tài, nơi người dân hoàn toàn mất hết những quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do lập hội và bị nhà cầm quyền đối xử hết sức tùy tiện đến nổi không thể chấp nhận được. Để trả lời câu hỏi tự ông đặt ra, ông thẩm phán Gnisa đã nhấn mạnh đến yếu tố đối thoại và hợp tác với người Việt tại Đức để từng bước cải thiện các quyền căn bản, phối hợp với các áp lực từ phía Đức nhắm thúc đẩy tiến trình thực hiện pháp quyền và nhân quyền tại VN. Ông kêu gọi mọi người Việt yêu chuộng tự do và công bằng cùng nỗ lực thì sẽ có ngày đạt được mục tiêu tự do. Trong buổi tiếp xúc ngắn với ông thẩm phán Jens Gnisa tại nhà thời St. Aloysius, GS Phạm Minh Hoàng đã trao cho ông Gnisa tập hồ sơ gồm danh sách tù nhân bị tra tấn tại VN. Ông Gnisa bảo là sẽ cùng nhân viên văn phòng luật sư của ông để nghiên cứu và đưa ra những hành động cụ thể đối với hành động bất nhân này của nhà cầm quyền CSVN. Trước khi chuyển qua phần trình bày của diễn giả thứ nhì là GS Phạm Minh Hoàng, BTC cho chiếu 2 videoclip: lời chào mừng và hiệp thông của ông Elmar Brok, Dân biểu quốc hội Âu châu, đến tất cả mọi người tham dự hội thảo; Và phim tài liệu với nhan đề: „QTNQ 2017, ở VN vẫn còn nhiều người đi tù vì yêu nước“ nói lên bối cảnh về sự đàn áp nhân quyền tại VN nhất là trong những tháng gần đây. Sau đó là phần trình bày của GS Phạm Minh Hoàng, Gs. Hoàng đã kể về ước mơ muốn cống hiến cho đất nước đã có từ bé. Ước mơ của ông đang sắp thành sự thật thì ngày 30.4.1975 đã ngắt ngang. Dù vậy, ông đã có một khoảng thời gian „hạnh phúc“ sau khi thành tài ở Pháp, nghĩa là được giảng dạy trong Đại Học Bách Khoa 10 năm trước khi bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam về cái gọi là „âm mưu lật đổ chính quyền“. Câu chuyện của ông tạm chấm dứt khi nhà cầm quyền CSVN tước quốc tịch Vn của ông và trục xuất ông ra khỏi VN bằng. Ông có tài kể chuyện rất lôi khiến người nghe chú ý; hội trường im phăng phắc. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra với GS. Hoàng và đã được ông trả lời thỏa đáng.
Phần văn nghệ với nội dung đấu tranh đã kết thúc ngày sinh hoạt đầy ý nghĩa với những giọng ca tuy không chuyên nghiệp nhưng không kém phần điêu luyện. Buổi hội thảo và văn nghệ chấm dứt vào lúc 22 giờ cùng ngày.   Nguyễn Phan Photo: Nguyễn Phan -Minh Thông -Rạng Đông Soc
Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux