Quảng Cáo

Nằm B14, Đinh La Thăng đang ngẫm về… nhân quyền?

Trại tam giam B14 nhìn từ bên ngoài

Quảng Cáo

Thiền Lâm – Cali Today News

Đêm 8/12, trong một trại tạm giam B14 của Bộ Công an, có lẽ, lần đầu tiên trong cuộc đời quan chức lên như diều gặp gió và tiền nhiều như nước sông Đà của mình, Đinh La Thăng nhớ về… nhân quyền.

Và lúc này, chỉ có nhân quyền và cộng đồng nhân quyền quốc tế thì may ra mới cứu được ông Thăng. Nhưng cũng như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng làm thế nào để trở thành “nhà tranh đấu nhân quyền”?

Cán bộ trại B14

Có thể lần đầu tiên Đinh La Thăng mới thực sự trải nghiệm để ý thức một cách chua chát rằng ông vừa bị bắt bởi chính những người mà chỉ mới ngày hôm qua còn gọi ông là ‘đồng chí”, cùng nhậu nhẹt và chơi bời với nhau như thể cái tình bạn cảm động và vĩ đại ấy không bao giờ chia lìa.

Chỉ trước nỗi cám cảnh của Đinh La Thăng có một năm, một quan chức đầy ắp tham nhũng khác là Trịnh Xuân Thanh cũng đã nếm mùi mất nhân quyền cá nhân khi người này phải la làng về chuyện đảng mất dân chủ và độc tài quy chụp. Nhưng chỉ đến khi bị đảng cho công an truy nã ráo riết, Trịnh Xuân Thanh mới đủ can đảm viết đơn “ly dị” đảng.

Giờ đây nằm trong trại tạm giam của Bộ Công an với thân phận luôn bị coi là “tự nguyện đầu thú” chứ không phải “bị bắt cóc”, có lẽ Trịnh Xuân Thanh mới ý niệm đến tận cùng về bản chất của những người đồng chí mà ông ta chung sống suốt mấy chục năm là bạc đến thế nào.

Nhưng Đinh La Thăng đã chưa hề có cơ hội chủ động viết đơn ra khỏi đảng như Trịnh Xuân Thanh. Thăng càng không có cơ hội đào tẩu ra nước ngoài như Thanh. Dấn thân vào con đường chính trị luôn là một sự trả giá sinh học, sức chơi sức chịu. Một khi Đinh La Thăng đã lọt vào đến hàng ủy viên bộ chính trị thì nguy hiểm đã tăng lên gấp bội và các cửa ải biên giới cũng then cài với ông ta hơn hẳn so với Trịnh Xuân Thanh.

B14 – nơi Đinh La Thăng đang “tạm trú” – cũng như nhiều trại tạm giam khác của Bộ Công an, lại là những nơi giam giữ chính trị phạm, hoặc tù nhân lương tâm – những người đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Mùa xuân năm 2016 khi mới chân ướt chân ráo lên mặt báo “từ nay tôi sẽ dành toàn tâm toàn ý cho TP.HCM”, có lẽ tân ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng chỉ muốn tìm một “bãi đáp” an dưỡng sau thời quẫy vùng các dự án béo bở ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia và các gói thầu béo bở không kém thời làm bộ trưởng giao thông vận tải sau đó.

Chỉ ít ngày sau khi Đinh La Thăng về “trấn” ở TP.HCM, một trong trong những địa chỉ đầu tiên mà ông Thăng đến “ủy lạo” là Công an TP.HCM. Hành vi thông đồng của Đinh La Thăng với Công an TP.HCM nhằm đàn áp nhân quyền một cách có chủ ý, có hệ thống và dã man đã để lại quá nhiều hậu quả cho đến giờ này.
Ảnh: Báo Thanh Niên

Nhưng trong lúc không hề sượng sùng tuyên ngôn “vì dân và hành động” và tìm cách lấy lòng giới cán bộ lão thành, có công cách mạng, trí thức và cả những người dân thường, Đinh La Thăng lại tuyệt đối không nhân nhượng với giới hoạt động nhân quyền ở Sài Gòn trong suốt thời gian ông ta nhậm chức bí thư thành ủy.

Thậm chí thời Đinh La Thăng còn qua mặt và vượt hẳn cả bí thư thành ủy cũ là Lê Thanh Hải cùng đương kim bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải về “thành tích” ném mắm tôm, đánh đấm và bắt bớ nhân quyền.

Vào ngày 19/1/2016 tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, hàng trăm người bị đàn áp, bị đánh đập, bị cấm ra khỏi nhà ở Sài Gòn. Công an TP.HCM lao vào đám đông và giật phá tan nát vòng hoa tưởng niệm ở Sài Gòn.

Một tên du côn đã ngang nhiên đến gây sự, cướp giật băng và vòng hoa của anh chị em trước sự chứng kiến của bảo vệ, an ninh, công an.

17/2/2016 – ngày tưởng niệm 6 vạn quân nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược – cuộc dâng hoa thắp nhang thắm đượm lòng yêu nước của giới trí thức Sài Gòn tại tượng đài Trần Hưng Đạo lại một lần nữa bị công an thành phố này đàn áp và ngăn chặn thô bạo. Rất nhiều người khác đã bị lực lượng an ninh huy động số đông chặn ngay tại nhà. Một số khác còn bị công an đánh đập thẳng tay.

Từ đó đến nay, tất cả các cuộc tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979, Trường Sa, Hoàng Sa, Gạc Ma được giới nhân quyền tổ chức ở Sài Gòn đều bị Công an TP.HCM thẳng tay ngăn chặn và đàn áp.

Nhưng trong bảng vàng thành tích của Công an TP. HCM và Bí thư Đinh La Thăng, trận đàn áp cuộc biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016 mới cần được gạch dưới như một “đỉnh cao chói lọi”: lực lượng ăn thuế của dân đã bắt đến 500 công dân biểu tình nhốt tại sân vận động Hoa Lư. Chẳng có gì là chứng cứ của “thế lực thù địch”. Chỉ toàn dân ra biểu tình. Rất nhiều gương mặt mới xuất hiện: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, có cả giám đốc ngân hàng.

Chị Hoàng Mỹ Uyên bị công an đàn áp trong cuộc xuống đường ngày 8/5/2016.

Ngày hè đỏ nắng và đỏ máu ở Sài Gòn. Khắp trung tâm thành phố này là cảnh “các lực lượng bảo vệ trật tự” nhe nanh lao vào hành hung không thương tiếc người biểu tình. Xịt hơi cay, đánh đập đến đổ máu rất nhiều người, đấm đá đến ngất xỉu hai mẹ con tuần hành như một cách kỷ niệm “Ngày của Mẹ”… Một số hình ảnh đã được xác minh: chính những nhân viên công an đã hóa trang làm thanh niên xung phong để tấn công dã man người biểu tình./.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux