‘Đánh úp giá điện’: Than trời, rồi sao nữa?

Bữa ăn công nhân thời bão giá.
- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today News

Chị Trần Thị Lan Anh (công nhân thuê nhà tại quận Bình Tân) rất lo lắng khi giá điện tăng thêm hơn 6% khiến mỗi tháng gia đình chị chi phí thêm khoảng 500.000 đồng. Chị cũng lo ngại giá điện tăng thì giá cả hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo. “Vợ chồng tôi tổng lương thu nhập, tính cả tăng ca chỉ khoảng 15 triệu đồng/tháng. Chi phí đó vừa đủ trả tiền thuê nhà trọ, nuôi hai đứa con đi học, còn dư vài trăm để dành phòng khi đau ốm. Giờ điện tăng, gas tăng, thực phẩm tăng nữa… tôi chưa biết phải xoay thế nào khi năm hết, tết đến”

“Giá điện bị ‘đánh úp’: Người dân than trời!” – một ít tờ báo nhà nước lại rền rĩ.

“Bạch tuộc” Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương “đánh úp” giá điện đến 6,08% vào ngày 1/12/2017 khiến dân tình và báo chí không kịp trở tay. Ảnh: Phimx4.com

Ngày 1/12/2017, những kẻ “vặt lông vịt” là “bạch tuộc EVN” (Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam) và Bộ Công Thương – cơ quan chủ quản của tập đoàn này – đã kích động giá điện tăng thêm 6,08% thành 1.720,65đ/1kw, chưa kể thuế VAT.

- Quảng Cáo -

EVN lại là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi “thú tính” tăng giá điện bất chấp dân sinh. Chỉ riêng năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, khiến doanh thu của tập đoàn tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm được một phần lỗ trong số 30.000 tỷ đồng do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm giai đoạn 2007-2009.

Cho đến năm 2017, một khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN được công bố. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.

Nhưng 9,3 tỷ USD chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh: Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Hiện thời, EVN chính là quán quân về “chúa chổm” trong tất cả các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

Nếu lấy lợi nhuận trước thuế năm 2016 của EVN vào khoảng 5.000 tỷ đồng để tính mức bình quân cho các năm, để trả hết nợ hiện thời, EVN sẽ phải liên tục tăng giá điện như thiêu thân hàng trăm năm nữa!

Lịch sử độc quyền kinh doanh lại hết sức môi-răng với thâm niên độc tài chính trị.

Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào

Từ nhiều năm qua, EVN đã tạo dựng được một bảng thành tích “nối giáo cho giặc” khi mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến ba lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009.

Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là càng về sau này, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam.

Vào năm 2013, các nhà máy thủy điện của EVN còn xả lũ lên đầu dân chúng mà gây ra đến hơn 50 cái chết của dân nghèo… Nhưng tất cả những tội ác đó đã không bị một cấp nào giải quyết.

Vào năm 2014, một cuộc thanh tra của tổng thanh tra chính phủ phát hiện không ít khuất tất trong hạch toán giá thành của EVN, trong đó tập đoàn này đưa cả việc xây dựng khách sạn và hồ bơi vào giá để “thanh toán” với nhân dân. Những tưởng sự việc sẽ được làm rõ trắng đen, nhưng qua một thời gian, giới quan chức của Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương lại vẫn ung dung mở ra lối thoát cho EVN. Cuối cùng, sự việc này hoàn toàn chìm xuồng.

Không những không giải quyết mà còn bao che. Năm 2016, cú xả lũ của thủy điện Hố Hô đã giết sống hơn 20 người dân Hương Khê ở Hà Tĩnh, rốt cuộc đã được Thủ Tướng Phúc cho “chìm xuồng.” Đây là một trong những bằng chứng sống động nhất, lộ diện nhất và tàn nhẫn nhất từ một chính phủ vẫn đang tự tôn “liêm chính, kiến tạo, hành động,” ở ngay dải đất miền Trung cùng cực của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Với bảng “thành tích chiến đấu” vang dội, EVN đã được Bộ Công Thương cùng những cơ quan liên đới đề nghị chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “anh hùng lao động” và cả “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm 2015.

Nhưng điều lạ lùng là cho tới nay, bất chấp đời sống có xu hướng bần cùng hóa của người dân và các chiến dịch tăng giá điện, vẫn chưa có một phản kháng đáng kể nào diễn ra trong lòng các đô thị.

Người dân, kể cả những đảng viên mang trên ngực huy hiệu 40 hay 50 năm tuổi đảng, vẫn như bị kềm giữ trong một thứ vòng kim cô lo ngại, sợ sệt và bị ám ảnh bởi sự hãm hại.

Biểu thị thường thấy nhất chỉ là những nhóm tụm năm tụm ba bày tỏ thái độ bất mãn đối với chính sách điều hành kinh tế ngày càng tha hóa đạo lý của Chính phủ.

Ngoài giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, không một người dân nào hành động và xuống đường. Không một ai xuống đường để phản đối và bày tỏ thái độ và giành lại cho mình cái quyền chính đáng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà các nghị quyết của Bộ Chính trị đảng vẫn luôn nhắc đến như một khẩu hiệu suông.

Không một trí thức và người hưu trí nào xuống đường để cất lên tiếng nói “mình vì mọi người” và nói thay cho cả những người khác – lớp nông dân và công nhân thấp cổ bé họng không thể có nơi chốn biểu đạt và quá tự ti về thân phận chính trị đến mức không dám phản đối công khai những chính sách độc quyền đến mức độc địa của các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị.

Xã hội và người nghèo cũng vì thế càng bị điêu đứng do các cuộc tranh giành bất tận của các nhóm quyền lực, cuộc chiến thao túng hoành hành không có giới hạn của những kẻ lắm tiền nhưng vẫn muốn có nhiều tiền hơn nữa.

Giá điện cứ tăng dần dần, tăng từ từ theo phương châm “vặt lông vịt”. Dân Việt dù biết bị móc túi nhưng không thể phản ứng mạnh và rồi sẽ quen dần.

Không ít tác giả nghiên cứu về xã hội học và tâm lý học người dân Việt Nam đã đúc kết: một đặc tính đáng ngạc nhiên của người dân là trong khi sẵn sàng ăn thua đủ với nhau thì lại quá dễ bị mê hoặc, dụ dỗ và cam chịu bởi những thủ đoạn mị dân của giới cầm quyền.

Chính quyền độc đảng lại nắm bắt rất kỹ cái tâm lý cam chịu và chỉ có cam chịu như thế của người dân. Cứ cho dân và báo chí than trời đi, nhưng giá vẫn cứ tăng, làm gì nhau nào!

- Quảng Cáo -

16 CÁC GÓP Ý

  1. Thứ trưởng bộ công thương nói: Giá điện tăng dân có lợi!? Bây giờ dân lai kêu la là làm sao!?chẳng lẽ ô.thứ trưởng công thương nói láo đến thế vậy sao!?

  2. Những con đỉa hút máu người. Bọn tham nhũng thì không sao nhưng những người dân làm ăn lương thiện thì đều có sao. Cứ để mà xem vài năm nữa lại lòi ra một đống quan tham nữa, thế là huề cả làng. Hút máu của dân rồi thì làm sao trả lại được.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here