Dám trưng cầu dân ý không?

- Quảng Cáo -

Thưa chuyện cùng ông Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương:
Đảng CSVN có dám tổ chức trưng cầu dân ý? (*)

Trúc Giang (VNTB) – “Ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác. Đất nước phát triển mà lòng dân không yên, ngày nào tuần nào cũng có khiếu kiện thì không ổn”. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói với cử tri thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hôm 27-11.

***

Là Cử nhân triết học thì ông đã quá rõ “lý thuyết lòng dân bất ổn”

Năm 1992, ông Thưởng tốt nghiệp Cử nhân Triết học Mác – Lê nin tại trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, học vị Cử nhân. Năm 1999, ông tốt nghiệp thạc sĩ triết học cũng tại trường này, với luận văn về đạo đức trong sinh viên học sinh thành phố Hồ Chí Minh.

- Quảng Cáo -

Như vậy, ông Thưởng có kiến thức chuyên sâu về triết học chính trị. Để có được học vị Cử nhân, thạc sĩ, chắc hẳn ông Thưởng cũng đã làu làu trong nghiên cứu nhóm vấn đề cơ bản về nhà nước – chính quyền – chính trị – tự do – công lý – tài sản – quyền – luật và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan thẩm quyền.

Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên Giáo TƯ, đảng CSVN. Ảnh Tự Trung

Nếu là người ăn học tử tế, chắc ông Thưởng hiểu nằm lòng về mặt lý thuyết, thì mục tiêu nghiên cứu của triết học chính trị nhằm lý giải về mối quan hệ, cũng như sự tồn tại của các vấn đề trên một cách thấu đáo bởi các nhà triết học; cụ thể là trả lời các câu hỏi như những yếu tố kể trên là gì, tại sao lại phải có chúng, cái gì khiến cho chính quyền là hợp pháp, những quyền và tự do nào cần được bảo vệ và tại sao, luật pháp là gì và khi nào có thể hủy bỏ luật một cách hợp lẽ?.

Như vậy, ở một quốc gia không có sự cạnh tranh giữa các đảng phái chính trị, ông Thưởng chắc chắn từng được giảng dạy trên ghế giảng đường, rằng khi đó quốc gia ấy sẽ “dễ tính” với tham nhũng chính trị, tham nhũng về thể chế – được phân biệt với hối lộ và các loại lợi ích cá nhân rõ rệt khác.

Là Cử nhân Triết học Mác – Lê nin và cũng đã từng ngồi ghế bí thư tỉnh ủy, ông Thưởng cũng ắt tường tận nguyên cớ vì sao Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị cách chức, trong khi những “sai phạm” của ông Nguyễn Xuân Anh còn dễ dàng tìm thấy ở bí thư Kiên Giang; chỉ khác là ông bí thư Kiên Giang có người cha vai vế quá lớn trong hậu trường chính trị.

Đã vì dân thì sao dân chúng lại oán giận, ghét bỏ?

“Ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác…”. Ông Thưởng “tuyên ngôn” với cử tri Biên Hòa mà quên mất rằng người đàn bà ngồi cạnh bên ông khi đó là Phan Thị Mỹ Thanh – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Bà Thanh là người bị người dân Đồng Nai tố cáo là “sâu dân mọt nước”, và mới đây Bộ Chính trị của ông Thưởng đã “kỷ luật cảnh cáo” bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Nếu Đảng thực sự chỉ có mỗi chuyện “lợi ích của người dân” thì lẽ ra cần xem xét các trách nhiệm công vụ, dân sự và dấu hiệu hình sự về nhữngvi phạm luật phòng chống tham nhũng mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN đã viện dẫn để ra quyết định “kỷ luật cảnh cáo” bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Phan Thị Mỹ Thanh

Câu chuyện “vi phạm luật phòng chống tham nhũng” của người đàn bà ngồi cạnh ông Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại hôm gặp gỡ cử tri thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sáng ngày 27-11, đã gián tiếp trả lời ông Thưởng nguyên cớ “Đảng vì dân”, nhưng tại sao “dân lại ghét Đảng” (!?)

Là người đứng đầu cơ quan Tuyên giáo và cũng là một Cử nhân Triết, ông Võ Văn Thưởng cũng hiểu rõ rằng ở Việt Nam, những chính khách như ông, như bà Phan Thị Mỹ Thanh, ông Nguyễn Xuân Anh, ông Đinh La Thăng và cả như ông Trịnh Xuân Thanh nữa, thực ra đều là sự sắp đặt cố tình cho lợi ích của ĐCSVN, chứ không hề đi lên từ lá phiếu bầu chọn khách quan của người dân.

Lý thuyết về triết học chính trị mà cá nhân người viết bài này tin rằng hồi còn ở giảng đường Đại học Tổng hợp TP.HCM, ông Thưởng được học rất kỹ từ giáo sư Trần Trung Hậu: “Chính khách hay Nhà Chính trị, hay Chính trị gia là một người hoạt động tích cực trong Đảng chính trị, hoặc một người giữ hoặc tìm kiếm vị trí trong Chính phủ. Ở các quốc gia dân chủ, các chính trị gia tìm kiếm các vị trí tự chọn trong chính phủ thông qua bầu cử hoặc, đôi khi, bổ nhiệm tạm thời để thay thế các chính trị gia đã chết, từ chức hoặc đã bị bãi nhiệm.

Tại các quốc gia phi dân chủ, họ sử dụng các phương tiện khác để đạt được quyền lực thông qua cuộc hẹn, hối lộ, cuộc cách mạng và mưu đồ. Một số chính trị gia cũng có kinh nghiệm trong nghệ thuật hoặc khoa học. Các nhà chính trị đề xuất, hỗ trợ và tạo ra các luật lệ hoặc chính sách chi phối đất đai. Nói chung, một “nhà chính trị” có thể là bất cứ ai đang tìm cách đạt được quyền lực chính trị ở bất kỳ cơ quan hành chánh nào”.

Khi ấy, giáo sư Trần Trung Hậu diễn giải nôm na về sự khác biệt giữa “Chính khách quốc doanh” và “Chính khách tư bản”, là nếu như chính khách của bất cứ quốc gia tư bản nào cũng phải biết diễn thuyết, nghĩa là hùng biện, có ngữ điệu, diễn giải có logic, nói đúng, rõ ràng bản chất sự việc, nguyên nhân các vấn đề và các giải pháp khắc phục, thì chính khách ở các nước xã hội chủ nghĩa đơn giản hơn nhiều, họ chỉ cần nói đúng theo “Nghị quyết Đảng”.

“Chính khách tư bản” là một nghề nên rất chuyên nghiệp, do đó họ rất giữ danh giá, gắn bó với cộng đồng – đối tượng mà họ kiếm phiếu. Chính trị chính là sản phẩm của chính khách ấy.

Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Reuters.
Nguyễn Xuân Anh

Các ông bà vừa bị ĐCSVN “kỷ luật cảnh cáo” như Phan Thị Mỹ Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Đinh La Thăng… đều là những “Chính khách quốc doanh”. Cũng bởi lẽ đó, nên đúng như lời than vãn của ông Võ Văn Thưởng: “Ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác. Đất nước phát triển mà lòng dân không yên, ngày nào tuần nào cũng có khiếu kiện thì không ổn”.

Năm 2018: Trưng cầu ý dân về Điều 4, Hiến pháp 2013?

Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Để giải đáp thắc mắc của ông Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương rằng vì sao ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác, thế nhưng lòng dân không yên, ngày nào tuần nào cũng có khiếu kiện?, cần thiết thực hiện một cuộc trưng cầu ý dân về nội dung người dân có cần “Đảng độc quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội” quy định ở Điều 4.1, Hiến pháp 2013?.

Nội dung ở Điều 6, Luật Trưng cầu ý dân cho phép thực hiện việc trưng cầu này: “Điều 6. Các vấn đề trưng cầu ý dân. Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây: 1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; 2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; 3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; 4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước”.

Vấn đề còn lại là Quốc hội Việt Nam có thực sự vì dân, vì nước để tổ chức cuộc trưng cầu ý dân hay không? Trong hoàn cảnh hiện tại, có lẽ hỏi tức là đã trả lời.

***

(*) Tựa nguyên thủy của tác giả

- Quảng Cáo -

30 CÁC GÓP Ý

  1. Thắng ông cố nội võ văn thưởng trưởng ban tuyên huấn TW việt cộng cũng hổng dám trưng cầu dàn ý.
    Vì nó là thằng bù nhìn ; muốn làm gì thì phải alô cho tàu cộng biết có được trưng cầu dàn ý không?
    Một cái đất nước thật khốn nạn, đần độn, tại sao phải alô cho tàu cộng biết????

  2. Ad nên hiểu dù có trưng cầu dân yếu thì kết quả vẫn bị chính quyền thao túng. Cứ xem kết quả bầu cử thì hiểu. Tất cả đều có cơ cấu, dân bầu đảng cử. Thế mới có chuyện là 800 cử tri mà kết quả thì tới 920 phiếu đồng ý

  3. Mấy bác đi khiếu kiện này được phát tiền mà, chuyện còn dài dài. Xưa có xem đoạn phim phát tiền cho bà con đi biểu tình, khiếu kiện. Nói chung đó cũng là một cái nghề.

  4. Nói sự thật thì cho là nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo. nặng hơn nữa thì cho là chống phá đảng và nhà nước, phản quốc thì làm sao lời nói của mấy ông mà dân tin được. Nói hoài mà có làm được gì đâu.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here