Thiên Điểu – Boxitvn |
Mới đây, nhân dịp tổ chức Hội nghị APEC tại Đà Nẵng. Một chỉ dấu đặc biệt quan trọng là hai lãnh đạo chóp bu Việt-Trung đã có những thỏa thuận mang tính then chốt liên quan sáng kiến – hay chiến lược ? – “Hai hành lang, một vành đai – Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.
Về danh chính ngôn thuận thì sáng kiến mang tên “Hai hành lang, một vành đai” được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Đó là hai hành lang kinh tế “Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng”, hành lang “Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng” và một “Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ”.
Tuy nhiên, nhìn lại chiến lược phát triển mang định hướng chiến lược này, điều rất dễ nhận ra nó là một chủ trương mang tính chiến lược của chính quyền Bắc Kinh. Cụ thể, đối với Trung Quốc, chiến lược 3 “hành lang” và “4 con đường” chiến lược của Trung Quốc đã được đưa ra từ trước đó rất lâu. Hiện nay đã manh nha hình thành qua hệ thống tuyến Đường sắt xuyên Á gồm ba tuyến: tuyến đông chạy qua Việt Nam, tuyến giữa chạy qua Lào và tuyến tây chạy qua Myanmar. Hiện nay, tuyến chạy qua Lào đã được đi vào vận hành. Tuyến Đông chạy qua Việt Nam tạm thời chưa triển khai do Quốc hội phủ quyết liên quan cuộc khủng khoảng Biển Đông và thái độ của dân chúng Việt Nam cho thấy khả năng có nguy cơ phản ứng bất lợi. Tuyến Myanmar chưa triển khai vì tình hình chính trị của đất nước dưới chế độ mới đang bộc lộ nhiều bất ổn, chưa có khuynh hướng rõ rệt.
Về hành lang kinh tế “Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng”, hành lang “Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng” và “Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ”. Liên quan tới Việt Nam, tuy chưa ráp nối thành một hệ thống rõ nét nhưng căn bản cho thấy hai hành lang kinh tế “Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” và hành lang “Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng” đã thành hình hài khi các tỉnh của Việt Nam và Trung Quốc đã có những ký kết hợp tác khá sâu nếu không nói là rất chặt chẽ về mọi mặt. Các khoản vay cho các dự án hạ tầng đã cho ra đời các sản phẩm cụ thể. Riêng tuyến đường sắt cao tốc Lào Cai bị dừng lại khi đổ bể chuyện kê khống giá, mua toa xe cũ cuối năm 2016. “Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ” đã bị Trung Quốc chính thức “đăng ký độc quyền” qua đe dọa dùng vũ lực với Việt Nam để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Việc Quốc hội Việt Nam bất ngờ phê chuẩn dự án đường cao tốc Bắc-Nam với 120.000 tỷ đồng trong cảnh nợ nần, tài chính khó khăn hiện nay chắc chắn nguồn vốn có liên quan mục tiêu tuyến giao thông của “Vành đai phía Đông” mà Trung Quốc mong muốn và thông điệp của Donal Trump không phải là một câu nói thể hiện cao hứng. Gần như chắc chắn đây là một bước thay thế cho tuyến đường sắt phía Đông vốn đã gặp trở ngại, không dễ để triển khai lại trong một sớm một chiều. Khó nói rằng 12 văn kiện mà Việt-Trung bất ngờ ký kết nhân chuyến Tập Cận Bình sang Việt Nam tham dự Hội nghị APEC vừa qua trong khi trước đó không hề có bất cứ thông tin nào liên quan được rò rỉ ra ngoài cho thấy phía sau nó là những ý đồ, những thỏa thuận sâu hơn cả về kinh tế lẫn chính trị.
Trở lại với “Hai hành lang, một vành đai – Một vành đai, một con đường”. Các kế hoạch và những kế hoạch triển khai từ phía Trung Quốc cho thấy phía sau những mỹ từ về “hợp tác, phát triển” là một ý đồ chiến lược dùng những hành lang này để Trung Quốc vươn tay ra xa hơn, mạnh hơn cả về kinh tế lẫn ưu thế đe nẹt về mặt quân sự với các nước liên quan. Mục tiêu cuối cùng không gì khác hơn là về mặt kinh tế, 3 vành đai sẽ giúp hàng hóa Trung Quốc theo đó tấn công ồ ạt vào Đông Nam Á, Phần thị trường béo bở với tất cả các nước đều thua xa Trung Quốc. Thống lĩnh và chi phối kinh tế các nước trên, xung quanh vành đai sẽ cho Trung Quốc lợi thế về sức mạnh mềm về chính trị. Từ đó tạo bàn đạp để hàng hóa Trung Quốc tiếp tục vươn xa hơn. Khi sức mạnh mềm từ kinh tế kết hợp với lợi thế về mặt quân sự do chính những dự án hình thành vành đai, bao gồm cả hệ thống giao thông hoàn hảo cho Trung Quốc lợi thế để đe dọa, tạo áp lực đủ khiến bất cứ chính thể nào phải cúi đầu. Những khoản đầu tư, cho vay ồ ạt từ Trung Quốc cho thấy kịch bản biến các quốc gia trong, trên và giáp vành đai thành con nợ bị trói chặt trong tay là phương án có lợi nhất mà Trung quốc mong muốn. Việc thâu tóm, sát nhâp các khu vực của “vành đai” theo cách nào sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian và cách thức thực hiện của ông chủ Trung Nam Hải. Về mặt này, có thể thấy vành đai giữa đi qua Lào là mũi dao thọc thẳng vào trung tâm các nước khu vực Đông Nam Á hướng hẳng tới Ấn Độ, hành lang phía Đông là Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc trấn giữ an toàn từ xa những khả năng tấn công từ Biển Đông – nơi mà Trung Quốc đã xem như ao nhà tùy ý quyết định. Vành đai phìa Tây qua Myanmar sẽ giúp Trung Quốc đe nẹt và ngăn chặn các nguy cơ từ cả những nước lớn láng giềng Nga-Ấn, bảo vệ cho tuyến giữa mở hướng tiến vào Ấn Độ Dương.
Những yếu tố bộc lộ dã tâm của Trung Quốc không phải các lãnh đạo Việt Nam không biết. Nhưng hoặc là ngây thơ khi cho rằng ngày nay, lợi thế chiến tranh nghiêng về tiềm lực và trình độ khoa học kỹ thuật quân sự chứ không còn cảnh xua quân đi bắn giết. Hoặc là sự yếu kém khiến tự đặt mình vào thế không thể vùng vẫy nên Việt Nam đang ngày càng lún sâu vào hệ lụy đen tối: Chết trong tay Trung Quốc !
Nếu ngây thơ rằng một cuộc chiến với sức mạnh quân sự tiên tiến mới là lựa chọn trong thời đại ngày nay thì thật sai lầm. Một cuộc chiến tranh qui ước luôn dễ xử lý hậu quả hơn rất nhiều một cuộc chiến tranh hiện đại. Nếu tiếp tục biện minh cho hành động tiếp tay cho Trung Quốc hoàn thành ý đồ “vành đai, con đường” bằng những lừa mị lợi ích “cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi…” thì lịch sử sẽ không buông tha cho kẻ tội đồ.
Thông điệp của Tổng thống Mỹ nhắc lại lịch sử với hình ảnh Hai Bà Trưng khi tới Việt Nam không đơn giản chỉ là khích lệ.
T.Đ.
Leave a Comment