Quảng Cáo

Xử tội các bác sĩ phát-xít: Chấp hành mệnh lệnh không phải cái cớ để thoát tội

Phiên toà xét xử các bác sĩ phục vụ cho phát xít Đức trở thành vụ xét xử đầu tiên của Toà án quân sự quốc tế ở Nuremberg.

Quảng Cáo

Mộc NhiênTrí Thức VN |

Thiên chức của bác sĩ là cứu người nhưng trong thời Đức Quốc xã, vô số bác sĩ Đức không còn lương tâm, trở nên tàn bạo, tham gia Đảng Quốc xã, trở thành trợ thủ đắc lực giúp Hitler phạm tội ác phản nhân loại. “Xét xử bác sĩ” đã trở thành vụ xét xử đầu tiên của Toà án Quân sự quốc tế ở Nuremberg.

Từ tháng 5-1946 đến tháng 4-1949, quân đội Mỹ trú tại Đức đã bắt 185 tội phạm chiến tranh cấp A, B, lần thứ hai tổ chức phiên tòa Nuremberg. Trong số nghi phạm có 22 bộ trưởng và quan chức chính phủ, 43 tướng, 26 sĩ quan và binh lính, 56 sĩ quan SS, 39 thẩm phán và bác sĩ, trong đó có 5 bị cáo là phụ nữ.

Đối tượng xét xử tội phạm chiến tranh kể trên được chia thành 12 trường hợp, cụ thể là: các bác sĩ, nguyên soái không quân Erhard Milch, Tổng cục Quản kinh tế (còn được gọi là vụ án trại tập trung của Đức Quốc xã), Đội hành động đặc biệt, Tổng cục Bảo an trung ương, Cục Chủng tộc di dân, trùm vũ khí Wilhelm Frick, Konzern gốc Pháp, trùm vũ khí Krupp, các quan chức cao cấp Chính phủ Đức Quốc xã, quan tòa Đức Quốc xã, Chỉ huy tối cao lính vũ trang phát-xít Đức.

Xét xử các bác sĩ là vụ xử án đầu tiên

Trong những vụ án này, vụ xử các bác sĩ là vụ án đầu tiên về tội phạm chiến tranh cấp B. Xét xử bắt đầu từ ngày 9-12-1946, bị cáo đều là quan chức trong ngành y tế dưới chính quyền Đức Quốc xã hoặc các nhân viên y tế cấp cao trong các tổ chức nghiên cứu y tế cấp quốc gia (không bao gồm nam nữ bác sĩ quân SS phục vụ trong các trại tập trung của Đức Quốc xã).

Họ bị cáo buộc phạm tội ác phản nhân loại, tham gia xây dựng và soạn thảo “Cương lĩnh chết không đau khổ” đối với bệnh nhân khuyết tật nặng và người Do Thái, người Gypsy, đồng thời tổ chức chỉ đạo thí nghiệm người sống trong các trại tập trung một cách vô nhân đạo, đặc biệt ác nhất là ý đồ mở rộng thử nghiệm phẫu thuật triệt sản tại tất cả các nước bị chiếm đóng.

Thử nghiệm y khoa của “thiên sứ giết người”

Thiên chức của bác sĩ vốn là cứu người nhưng trong thời Đức Quốc xã, vô số bác sĩ nước Đức không còn lương tâm, tàn bạo tham gia đảng Quốc xã, gây ra không biết bao nhiêu tội ác với các tù nhân và thường dân ở các nước bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Họ đã lập ra và trực tiếp thực thi vô số kế hoạch đáng căm phẫn như “Kế hoạch triệt sản”, “Trại tập trung người chết”, “Thí nghiệm người sống”, “So sánh giống người”, “So sánh thai song sinh”, “Lấy xương nối xương”, “Thí nghiệm bệnh sốt rét”, “Thí nghiệm lượng thuốc mới gây tử vong”, “Phòng hơi độc giết người”

Trong đó, “Kế hoạch triệt sản” khiến hàng triệu người bị xem là “người loại kém” bị buộc phải vô sinh. Để thực hiện kế hoạch này nhanh hơn, các bác sĩ phát-xít đã thử nghiệm vô số phương pháp triệt sản quy mô lớn đặc biệt tàn bạo. Phối hợp với Hitler tìm phương pháp “truy cùng diệt tận” nhanh hơn, trong đó có phương pháp “phòng khí độc” là “kiệt tác” táng tận lương tâm của các bác sĩ thời phát-xít. Trong “Trại tập trung người chết”, các bác sĩ chọn những những tù nhân khỏe mạnh làm nô lệ, tống những người thể trạng yếu kém vào phòng hơi độc. Các bác sĩ Đức Quốc xã còn tham gia giúp Gestapo tra tấn ngược đãi tù nhân, bảo đảm “chất lượng” đau đớn và làm cho phạm nhân tạm thời không chết.

Các bác sĩ phát-xít còn làm vô số thí nghiệm trên cơ thể người để tìm “căn cứ khoa học” về “chủng người ưu việt” của Hitler. Họ là trợ thủ quan trọng hỗ trợ kỹ thuật trong tội ác phản nhân loại của Hitler. Điều này giải thích tại sao phiên toà xét xử các bác sĩ trở thành vụ xét xử đầu tiên của Toà án Quân sự quốc tế ở Nuremberg.

Chấp hành mệnh lệnh không phải cái cớ thoát tội

Đối mặt với cáo buộc tội ác, các bác sĩ phát-xít lập luận rằng họ chỉ phục tùng lệnh trên. Nhưng sự thật là không có sự cưỡng ép cụ thể nào buộc họ đi làm những việc tàn ác, cũng không có bác sĩ nào bị bức hại vì từ chối mệnh lệnh. Các bác sĩ phát-xít này dường như được giáo dục tốt nhất, một số trong đó còn là nhà khoa học nổi tiếng. Viện cớ “tôi chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên” không đủ thuyết phục để biện minh cho tội ác tày trời của họ.

Trên thế giới hiện nay có vô số văn kiện bảo vệ nhân quyền, gồm cả “Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về nhân quyền” bắt nguồn từ những bài học về tội ác phản nhân loại trong Thế chiến II, đặc biệt là từ điều tra xét xử của Tòa án Quân sự quốc tế Nuremberg. Trên cơ sở của Toà án Quân sự quốc tế Nuremberg, Liên hợp quốc đã thành lập Tòa án Công lý quốc tế. Vì Tòa án Công lý quốc tế chỉ xét xử đối với quốc gia chứ không xét xử đối với cá nhân nên năm 1998, Liên hợp quốc lại có nghị quyết thành lập Tòa án Tội phạm quốc tế, chịu trách nhiệm trực tiếp truy cứu đối với những hành vi tội phạm cá nhân như tội ác chiến tranh, tội ác phản nhân loại, tội ác diệt chủng, khiến tội phạm không còn có thể biện bạch cho tội trạng của chúng dưới danh nghĩa nhà nước, chính phủ.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux