Quảng Cáo

Ông Trương Quang Nghĩa đi đâu, Ngân hàng AIIB Trung Quốc theo đó?

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa (thứ 5 từ trái sang) tái hội ngộ với ông Linqun Jin – Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB – vào ngày 8/11/2017. Ảnh: Báo Đà NẵngBí thư thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa (thứ 5 từ trái sang) tái hội ngộ với ông Linqun Jin – Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB – vào ngày 8/11/2017. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa (thứ 5 từ trái sang) tái hội ngộ với ông Linqun Jin – Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB – vào ngày 8/11/2017. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Quảng Cáo

Thiền LâmCali Today |

Tròn một tháng sau khi được điều về làm bí thư Đà Nẵng hay cho bí thư cũ là Nguyễn Xuân Anh bị “đá đi”, cựu bộ trưởng giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã tái hội ngộ với ông Linqun Jin – Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB.

Trong cuộc tiếp xúc này, Bí thư Nghĩa đã “bày tỏ mong muốn hai bên sẽ có những cơ hội hợp tác trong các dự án cơ sở hạ tầng trong tương lai, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực”, và “đề nghị AIIB tạo điều kiện để cho Đà Nẵng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của AIIB và tiếp tục ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng qua việc thúc đẩy cho vay tư nhân đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng”.

Đáp lại, Chủ tịch Ngân hàng AIIB Linqun Jin cho biết “Ngân hàng AIIB sẽ là nhà đầu tư có thể hỗ trợ, đáp ứng tất cả các dự án từ phía TP Đà Nẵng giới thiệu. Vấn đề trước mắt là Đà Nẵng cần chỉ định một đầu mối để hai bên thiết lập kênh thông tin chi tiết nhằm trao đổi cụ thể đối với từng dự án để trên cơ sở đó AIIB triển khai một cách khả thi và hiệu quả nhất”.

Những dự án ưu tiên được Đà Nẵng giới thiệu với AIIB là Dự án xây dựng Cảng Liên Chiểu, Dự án di dời ga đường sắt, Dự án xây dựng Hành lang kinh tế Đông-Tây 2.

Có thể ghi nhận, ông Trương Quang Nghĩa là “đối tượng” được nhiều tập đoàn Trung Quốc bám rất sát. Vô tình hay hữu ý, ông Nghĩa phần nào bị tai tiếng bởi dư luận cho rằng ông “thân Trung”.

Dư luận trên càng được củng cố bởi sau khi thay thế người tiền nhiệm là Đinh La Thăng vào năm 2016, Trương Quang Nghĩa khi đó là bộ trưởng giao thông vận tải đã tỏ ra nhiệt tình một cách thái quá, hoặc đáng nghi ngờ, về việc đề xuất và “lobby” Chính phủ để thông qua dự án vay vốn của AIIB cho những công trình làm đường cao tốc ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam.

Vào cuối năm 2016, AIIB gạ gẫm cho tỉnh Quảng Ninh vay 300 triệu USD để làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái nhưng rốt cuộc đã bị tỉnh này từ chối sau khi bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, cho dù trước đó Bộ Giao thông vẫn tải của ông Trương Quang Nghĩa đã cố gắng thuyết phục Quảng Ninh.

Đến tháng 5/2017, AIIB lại dụ dỗ một địa phương khác biên giới phía Bắc là chính quyền tỉnh Cao Bằng, cũng với món vay 300 triệu USD để làm đường cao tốc từ Đồng Đăng, Lạng Sơn đến cửa khẩu Trà Lĩnh, Cao Bằng.

Không hề rút được bài học kinh nghiệm nào từ Quảng Ninh, chính quyền Cao Bằng vội vã đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các bộ tham mưu vay 300 triệu USD từ Trung Quốc. Cao Bằng còn “khôn lanh” đến mức “chỉ điểm” cho Thủ tướng rằng Bộ Giao thông Vận tải là địa chỉ cần đứng ra vay Trung Quốc.

Vậy thực chất của những món tiền cho vay mà Trung Quốc nhiệt tình gợi ý là gì?

Vào năm 2016, một chuyên gia phản biện độc lập là ông Lê Đăng Doanh đã lôi toạc thực chất nguồn gốc rất đặc biệt của số vay 300 triệu USD trên: số tiền này được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc, chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc.

Ông Lê Đăng Doanh giải thích: “Trung Quốc hiện nay đang thừa quá nhiều thép và xi măng. Năng suất hằng năm của Trung Quốc đối với mặt hàng thép là 1.200 triệu tấn, Trung Quốc chỉ dùng 600 triệu tấn, số dư còn lại đang tìm cách đẩy sang liên minh châu Âu, sang Mỹ cũng như các nước khác… và đang bị các nước chống đối kịch liệt. Cho nên, bây giờ Trung Quốc dùng miếng “mồi” 300 triệu USD này. Nếu Việt Nam nhận lời vay vốn thì Việt Nam phải nhập toàn bộ thép, xi măng, thiết kế thi công, công nhân lẫn giám sát của Trung Quốc”.

Lại có thêm một dấu hiệu khác rất đáng nghi ngờ: Tháng 3/2017, Jin LiQun – Chủ tịch AIIB – đã cùng đoàn công tác của AIIB đến làm việc với Bộ Tài chính Việt Nam với một hứa hẹn rất hấp dẫn: AIIB sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động đầu tư cho khu vực tư nhân cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng mà không cần bảo lãnh Chính phủ nhằm giảm áp lực nợ công.

Trong thực tế, “đòn bẩy” của Trung Quốc là ở chỗ ban đầu doanh nghiệp nước này đưa ra thiết kế rất thấp tuy nhiên, sau khi thực hiện thì giá cứ bị “đẩy lên”, dần dần giá chào rẻ ban đầu sẽ trở nên “rất đắt”. Dự án đường cao tốc trên cao Cát Linh – Hà Đông là bài học nhãn tiền, khiến đội vốn lên 100%, kéo dài thời gian từ năm này qua năm khác.

Một trong những mánh khóe rất phổ cập của nhà thầu Trung Quốc là bỏ thầu với giá khá thấp, nhưng sau đó tống công nghệ lạc hậu vào dự án, đồng thời đòi tăng chi phí bổ sung trong quá trình thực hiện dự án… để bù đắp “thiệt hại”.

Chính phủ thời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ Công thương thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là hai địa chỉ đặc biệt, trong số nhiều bộ ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, phải bị xem là “tội đồ” cho ý thức hệ “cõng rắn cắn gà nhà” khi cắn đầu vay vốn Trung Quốc.

Sau khi Hoàng Trung Hải được Bộ Chính trị điều chuyển về Hà Nội làm bí thư thành ủy, căn bệnh ồ ạt vay vốn Trung Quốc có phần thuyên giảm.

Nhưng lại đang hiện ra những mưu toan mới.

Tiền Còi – một đại gia mới nổi và được xem là “thân” với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã từng đề nghị thuê tư vấn Trung Quốc để quy hoạch các cụm công trình và dân cư ven sông Hồng. Đề nghị này đã được Bộ Giao thông vận tải ủng hộ nhiệt tình.

Khi dự án sân bay Long Thành quá đói vốn, chính Tiền Còi lại đề xuất cho Trung Quốc đầu tư vào dự án này. Đây cũng là khoảng thời gian mà Bộ trưởng giao thông Trương Quang Nghĩa vừa ra mặt ủng hộ đề xuất của Tiền Còi, vừa phản bác việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc, tức về hướng sân golf Tân Sơn Nhất mà đã bị Tập đoàn Him Lam của Dương Công Minh chiếm dụng đến 157 ha từ nhiều năm qua.

Còn giờ đây, số phận Đà Nẵng sẽ ra sao với một bí thư thành ủy bị xem là “thân Trung”?

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
whatsapp
line
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux