Chúng ta đều có quyền chỉ trích tổng thống Mỹ khi họ im lặng trước vi phạm nhân quyền

Các cựu Tổng thống Hoa Kỳ
- Quảng Cáo -

Đoàn Nhã An – Luật Khoa|

Thượng nghị sỹ John McCain, một đảng viên kỳ cựu của đảng Cộng hòa và là một chính khách Hoa Kỳ hết sức quen thuộc với người Việt, đã thẳng thừng phê phán Tổng thống Trump khi ông này không lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong suốt chuyến công du APEC 2017 vừa qua.

Thượng nghị sỹ John McCain chỉ trích Tổng thống Trum trên Twitter. Ảnh màn hình.

Theo tôi, McCain chỉ trích Trump không chỉ với tư cách của một thành viên Quốc hội hay công dân Mỹ, mà ông còn có thể dùng tư cách một công dân toàn cầu để chỉ trích người đang nhận nhiệm vụ lãnh đạo thế giới tự do. Bất kỳ một người nào trong số chúng ta, nếu cũng tin vào các giá trị phổ quát của nhân quyền và dân chủ, thì đều có quyền phê phán, chỉ trích Trump như McCain đã làm, cho dù chúng ta không phải là công dân Hoa Kỳ.

Lý do trước hết là vì một ông (hoặc bà trong tương lai) tổng thống Mỹ không chỉ chịu trách nhiệm với công dân của họ, như Donald Trump đã cổ xúy suốt từ mùa tranh cử đến nay bằng các khẩu hiệu, “Make a America Great Again” (Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa) hay “America First” (Nước Mỹ trước tiên).

- Quảng Cáo -

Mà bên cạnh đó, tổng thống Mỹ còn gánh trên mình một trách nhiệm “toàn cầu hoá” hơn rất nhiều: họ còn đảm đương cả vai trò lãnh đạo thế giới. Đó là một nhiệm vụ mà tất cả tổng thống Hoa Kỳ, ít nhất từ sau Thế chiến thứ Hai đến 01/20/2017, luôn thừa nhận, bằng việc tiếp tục thực thi chính sách chung về ngoại giao của Mỹ.

Tổng thống George W. Bush đã khẳng định vai trò đó trong bài phát biểu tại bang New York vào giữa tháng 10/2017:

“70 năm qua, mỗi vị tổng thống Hoa Kỳ – bất kể là từ đảng nào – đều tin rằng, an ninh và thịnh vượng của nước Mỹ có một mối tương quan trực tiếp với thành công trong việc kiến tạo nên một thế giới tự do. Và ngược lại, mỗi người họ đều nhận thức được nước Mỹ cần lãnh đạo thế giới để đạt được điều đó. Nhiệm vụ này được tiếp nhận như một điều rất tự nhiên, bởi vì nó vốn được nằm trong tế bào DNA định hình nên lý tưởng chung cho quốc gia Hoa Kỳ.”

Và vì vậy, nếu đã chọn trở thành “anh Cả” của khối tự do toàn cầu, thì tổng thống Mỹ phải chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền ở mọi nơi. Khi không hoàn thành được nhiệm vụ đó, tổng thống Mỹ cần được nhắc nhở, thậm chí là nhận chỉ trích. Không chỉ từ công dân của mình, mà có thể là từ bất kỳ những ai mang cùng niềm tin vào các giá trị tự do, dân chủ mà nước Mỹ vốn luôn cổ xúy.

“Quyền được chỉ trích lãnh đạo”, do đó không còn là thứ độc quyền của công dân Hoa Kỳ dành cho tổng thống của họ nữa. Mà nếu bạn chọn làm công dân quốc tế tự do, thì bạn đương nhiên có quyền chỉ trích người đứng ra nhận nhiệm vụ lãnh đạo toàn khối tự do đấy – cho đến thời điểm này, may mắn thay, vẫn còn được xem là vị trí dành cho tổng thống Hoa Kỳ.

Đó là lý do vì sao đã có người dân Philippines ôm bảng biểu tình chống Tổng thống Trump khi ông đến Manila vào ngày 12/11 vừa qua. Một số người biểu tình cho rằng, Trump đã không hoàn thành vai trò của nhà lãnh đạo hàng đầu quốc tế, vì chẳng nhắc nhở gì đến hàng nghìn cái chết của thường dân trong Cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte khi hai lãnh đạo gặp nhau. Chứ không phải là khi Trump im lặng trước vụ việc, thì chúng ta lại lập luận: ông Trump không có nghĩa vụ gì đối với chuyện nội bộ ở nước Philippines, ông ta chỉ cần làm tốt vai trò đối với người Mỹ, còn người Philippines không có lý do gì để chỉ trích Trump cả.

Khi Tổng thống Mỹ không lên tiếng về chuyện nhân quyền và dân chủ ở Philippines, Việt Nam, hay bất kỳ đâu, thì chính họ đã đi ngược với chính sách ngoại giao do chính Hoa Kỳ thiết lập ra trong hơn hai trăm năm qua, và vừa phạm sai lầm thất trách trong vai trò lãnh đạo thế giới.

Biểu tình phản đối Tổng thống Trump ở Manila, Philippines ngày 12/11/2017. Ảnh: AP.

Trước hết, cổ xuý nhân quyền, dân chủ và tự do luôn là một chính sách ngoại giao của Mỹ từ trước đến nay. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hiện tại vẫn nhấn mạnh rõ điều này trên trang chủ:

“Việc bảo vệ các giá trị căn bản của quyền con người là viên đá nền tảng hình thành nên đất nước Hoa Kỳ 200 năm trước. Từ đó cho đến nay, một trong những mục tiêu chủ đạo của chính sách ngoại giao Mỹ luôn bao gồm thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền, như đã được nêu rõ trong Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người”.

Mà để hoàn thành mục tiêu này, Bộ Ngoại giao cho biết, nước Mỹ có nhiệm vụ “bắt buộc các chính phủ nước khác chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ mà họ đã ký kết dựa trên các chuẩn mực của những quyền con người phổ quát, và các công ước quốc tế về nhân quyền”. Điều này đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ có trách nhiệm phải lên tiếng trước các vấn đề vi phạm nhân quyền ở bất kỳ nơi đâu.

Tổng thống George W. Bush. Ảnh: Getty Images.

Theo cựu tổng thống George W. Bush, nhiệm vụ đó không đơn giản chỉ là một chính sách ngoại giao, mà còn là cam kết của Hoa Kỳ đối với quốc tế. Ông Bush đã nhấn mạnh trách nhiệm của một tổng thống Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới tự do hồi tháng 10/2017 trong bài diễn văn được nhắc ở trên, rằng:

“Tự do chưa bao giờ là một chọn lựa chính trị hoặc chỉ là một chính sách ngoại giao thời thượng của nước Mỹ. Mà tự do là một cam kết rõ ràng của Hoa Kỳ, và là hy vọng của thế giới.”

Cái vòng luẩn quẩn trách nhiệm nói trên là do chính Hoa Kỳ tự buộc vào họ, và cũng là cái giá cần phải trả để nhận được sự tín nhiệm của các quốc gia khác, để từ đó, Mỹ có thể tiếp tục đứng vững trong vai trò lãnh đạo khối tự do.

Thomas Carothers, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace), đã từng viết trong cuốn Trợ giúp Dân chủ ở nước ngoài – Đường cong học tập (Aiding Democracy Abroad-The Learning Curve) rằng, “hằng bao thế hệ qua, các nhà lãnh đạo Mỹ luôn nhấn mạnh việc cổ xúy dân chủ ở các nước khác như là một con át chủ bài cho vai trò quốc tế của Hoa Kỳ”.

Thật vậy, Carothers đã liệt kê, kể từ khi Tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố Hoa Kỳ tham gia Thế chiến thứ Nhất “là để khiến thế giới trở thành một nơi an toàn cho dân chủ”, trải qua Thế chiến thứ Hai, rồi cuộc Chiến tranh Lạnh, và cả cho đến thời Hậu Chiến tranh Lạnh của thập niên 1990, thì các tổng thống Mỹ luôn đặt việc cổ xúy dân chủ toàn cầu là một nguyên tắc chủ đạo cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

Mà muốn cổ xúy dân chủ, thì không thể bỏ qua việc bảo vệ và thực thi nhân quyền. Nếu giờ đây, Tổng thống Trump từ bỏ nhiệm vụ ấy, và từ chối lên tiếng về các vi phạm nhân quyền, thì đó chính là một mối họa cho thế giới. Đây là nhận định của báo Foreign Policy trong bài viết đăng ngày 2/11/2017, trước khi Donald Trump bắt đầu chuyến công du APEC 2017 ở Châu Á.

Ba tác giả, Michael H. Fuchs, Shannon McKeown, và Brian Harding, đã đưa ra một loạt các vi phạm về nhân quyền gần đây trong khu vực ASEAN. Ví dụ như, vấn đề người Rohingya bị thảm sát ở bang Rakhine, Miến Điện, cho đến việc hàng nghìn nạn nhân đã chết ở Philippines bởi Cuộc chiến chống ma túy, hay việc Thủ tướng Hun Sen của Cambodia ngày càng trở thành một kẻ độc tài khi đóng cửa tờ Cambodia Daily và bắt giữ lãnh tụ phe đối lập. Rồi họ lo lắng rằng, một khi Trump từ chối trao đổi công khai và thẳng thắn những vụ việc đó với lãnh đạo các nước liên quan, thì liệu Hoa Kỳ có còn phất cao ngọn cờ đại diện cho “tinh thần cởi mở và dân chủ” trên thế giới nữa hay không?

Tổng thống Trump và Thủ tướng Hun Sen ở Manila trong khuôn khổ ASEAN Summit. Ảnh: Phnompenh Post.

Các tác giả càng quan ngại hơn, giữa những cơn khủng hoảng nhân quyền và dân chủ trên toàn thế giới hiện nay, thì thái độ của Hoa Kỳ – mà đại diện của họ là tổng thống – lại càng vô cùng quan trọng. Hoa Kỳ vừa có nhiệm vụ lên tiếng về những thảm họa nhân quyền, vừa phải gặp gỡ các tổ chức xã hội dân sự, cũng như những ai đang đấu tranh cho những giá trị chung của nhân quyền, tự do, và dân chủ ở khắp mọi nơi.

Đó chính là những con người có cùng tinh thần với các giá trị mà Hoa Kỳ luôn kêu gọi và cổ xúy từ trước đến nay, và họ cần biết rằng, chính sách và tôn chỉ của nước Mỹ không hề thay đổi, rằng Hoa Kỳ không bế quan tỏa cảng để chăm lo cho riêng mình. Tinh thần lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ vẫn luôn đi kèm nghĩa vụ đối với cả khối tự do, bắt buộc họ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc cổ xúy, bảo vệ, và thực thi nhân quyền và dân chủ.

Cùng lúc này, nếu mỗi người chúng ta cũng xa rời vai trò chỉ trích và yêu cầu người lãnh đạo khối tự do thực thi vai trò của họ, thì liệu có phải chính tay chúng ta đang góp phần thổi bùng lên ngọn lửa khủng hoảng dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới?

Nếu nước Mỹ xa rời và bỏ qua nhiệm vụ nói trên, thì vị trí lãnh đạo thế giới sẽ chuyển sang tay ai? Hai ứng cử viên hàng đầu hiện nay là Nga và Trung Quốc, tuy mạnh về kinh tế, quân đội, nhưng lại gần như “trắng tay” về mặt dân chủ và nhân quyền cho người dân. Chúng ta đã sẵn sàng cho ngày ấy hay chưa?

- Quảng Cáo -

30 CÁC GÓP Ý

  1. Chỉ trích vô ích làm đơn kiện lên LHQ mới ăn thua . LHQ sẽ hỏi lại đảng CS cầm quyền VN tại sao lãnh đạo một đất nước giáo dục hành xử thế nào mà dân xuẩn động tán loạn cầu cứu nhặng xị vô tổ chức cả lên ! Thế mới phê !

  2. Trong từ điển tiếng Anh hay chính xác hơn là tiếng Mỹ, chữ “national interests” là một phạm trù thiêng liêng. Xin tạm dịch là “lợi ích quốc gia.” Trong tiếng Việt, cụm từ này không có 1 giá trị tương tự. Nhiều người Việt thậm chí còn hỏi nó là cái quái gì. Bao lâu nay, người ta nhồi sọ dân tôi rằng chỉ trung thành với đảng và nhà nước. Họ quên rằng khi tổ quốc không còn thì đảng và nhà nước cũng không còn giá trị.

    Bạn sẽ thôi lên án những người ngoại bang nếu bạn nhìn từ lăng kính “lợi ích quốc gia.” Họ làm lơ nhân quyền cho VN là vì quyền lợi của tổ quốc họ. Còn chúng ta thì sao? Còn đảng và nhà nước của VN thì sao?

  3. Cái vụ Mỹ ko liên tiếng về nhân quyền ở Philippin, cụ thể là mấy nghìn người chết trong cuộc thanh trừng ma túy đẫm máu do tổng thống Durtete đề xướng, ĐỐI VS MỸ LÀ 1 CHÍNH SÁCH KHÔN NGOAN.
    Hãy nhớ là Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Obama từng chỉ trích Philippin về vấn đề này, và HẬU QUẢ SAU ĐÓ THẾ NÀO?
    Trung Quốc thừa cơ lên tiếng ủng hộ Philippin bài trừ ma túy và chính sách của ông Durtete. Hơn nữa họ còn thông qua tư nhân xây dựng cho Philippin 2 trại cai nghiện lớn nhất nước này và đầu tư thêm nhiều tiền bạc, thậm chí tặng không cho Philippin 1 lô hàng vũ khí (súng trường). Nên nhớ là Mỹ cũng từng câm nhắc việc tặng quà vũ khí cho đồng minh thân cận ở ĐNA này, nhưng lại lo ngại lí do ông Durtete dùng số vũ khí này để thanh trừng ma túy tràn lan, nên việc tặng vũ khí của Mỹ ko thành công.
    Và đương nhiên là ông Durtete vì vậy mà ngày càng trở nên thân TQ hơn, xa lánh Mỹ vốn là đồng minh thân cận vs họ mấy chục năm. Ko chỉ vì TQ ủng hộ và ông Durtete có chỗ dựa vững chắc để tiếp tục thi hành chính sách của mình, mà việc Mỹ dưới thời Obama liên tục phản đối khiến quan hệ giữa 2 nước này trở nên căng thẳng trong khi bất kì nhà lãnh đạo nào cũng muốn lí tưởng của mình là đúng.
    Vậy là MỸ ĐÃ ĐÁNH MẤT ĐỒNG MINH THÂN CẬN CỦA MÌNH Ở 1 KHU VỰC CHIẾN LƯỢC NHƯ ĐNA, CHỈ VÌ LÍ DO NHÂN QUYỀN. Chính sách của người tiền nhiệm Obama rõ ràng là sai lầm nghiêm trọng, khiến TQ có cơ hội bành trướng, đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi ĐNA.
    Tổng thống Trump hiện tại tất nhiên biết rõ sự sai lầm đó. Và ông đã cố gắng lấy lại tình cảm của Philipplin (mặc dù ko hoàn toàn). Việc làm ngơ trước những hành động thảm sát hàng nghìn tội nhân ma túy của ông Durtete, đã cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc khôi phục vị thế đồng minh của Mỹ vs Philippin, cạnh tranh vs TQ, khiến cho nước Mỹ nhận đc sự đồng thuận nhiều hơn của Philippin.
    Và cũng là vì ông biết đánh đổi cái thứ hão huyền như “nhân quyền” để đổi lấy vị thế và ảnh hưởng của Mỹ ở ĐNA. Đây rõ ràng là chính sách đúng đắn, ko có gì đáng chê trách nếu ông Trump thực sự muốn “nước Mỹ trở nên vĩ đại” như những gì ông đã nói trong cuộc tranh cử tổng thống trước toàn bộ nhân dân Mỹ.

    • Hoà Đại Nhân :Rất đồng ý với quan điểm của bạn-Thử hỏi những cam kết của các xã hội “ĐMCS”từ xưa tới giờ đã được thực thi nghiêm chỉnh chưa;hay là chữ kí chưa ráo mực thì bọn chúng đã tráo trở vi phạm trong sự trong gian manh lừa bịp-Đừng vội nghe những gì ông Trump nói mà hãy từ từ nhìn vào những hành động của Ông ta.Ha ha ha .

  4. Nêu chi cân 5/10% Dan Viet biet doi hoi,quyen tu Chu cua Minh ,Khi đo ho ko lên tiêng hay đê cap thi minh moi co the minh chi trích ,that vong . Thât la vo ly , khi ai cung thay bat cong ,phi ly ma ko dam the hiên cam xúc cua minh vi so !!!

  5. Má nó! Mỹ là cái gì mà bọn nó cứ quỳ lạy cầu xin và tế như tế sống và tin tưởng sẽ được “ban ơn” sẽ quan tâm thỏa mãn những như cầu điên khùng của chúng! Tự khi nào Mỹ trở thành một chuẩn mực, một vị thánh để chúng kỳ vọng vậy? Không được như ý chúng oán giận, trách cứ cứ như bị cha mẹ bỏ rơi vậy! Tội nghiệp quá đi! Muốn cõng rắn cắn gà nhà mà định mệnh con rắn nó không cho cõng! Nhục vài l***! Đúng là CHÂN TRỜI MỌI!!!!!

    • HOAI THUY TO May dung la dan CO MAU DE chinh hieu Nguoi ta phe binh tu do chui my ma khong so bi cam Dau co nhu tuibay dan chong TAU PHU la tui bay bat bo Hay coi lai di CONG RAN CAN GA NHA CHINH LA TUI BAY DO .MOI RO CUNG LA TUI BAY DO

  6. Đừng đòi hỏi Mỹ phải gánh vác thiên hạ sự. Chuyện ấy không còn phù hợp nữa trừ phi các quốc gia vẫn còn cần Mỹ bú mớm! Hãy tự đứng trên đôi chân của mình chứ cứ mãi dựa váo Mỹ thì chẳng bao giờ trưởng thành!

  7. Chúng ta có quyền chỉ trích TT Mỹ vì lý do không nói đến nhân quyền khi đang đến quốc gia vi phạm nhân quyền.Chúng ta có những lý do thật chính đáng để bắt buộc ông nói lên những điều mình muốn và đôi lúc mình không dám trực diện với người với nước đang vi phạm nhân quyền.Hai bà Trưng ngàn năm trước chỉ dựa vào sức mình đã đứng lên dành độc lập cho đất nước,hai bà có nhờ ai bên ngoài không,ông Trump đã nói cho chúng ta rồi đó!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here