Quảng Cáo

Hội Cờ Đỏ đưa CSVN trở lại CPC

Quảng Cáo

‘Hội Cờ Đỏ’: Một cơ hội lớn để chóp bu VN ‘tái hòa nhập CPC’

Hội Cờ Đỏ” – một tập hợp của những người bị xem là “cuồng đảng” mà mới đây đã tụ tập đến 700 người ở xã Sơn Hải, Hà Tĩnh để khiêu khích người Công giáo của Giáo họ Văn Thai, đang mang lại thêm một cơ hội lớn để giới chóp bu Việt Nam “tái hòa nhập” vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC – Countries of Particular Concern) của Hoa Kỳ.
Với những khẩu hiệu sắt máu không thèm che đậy như “quạ đen” (chỉ các linh mục và giám mục), “diệt giặc đạo”…, “Hội Cờ Đỏ” đã làm sống lại hình ảnh khối Hồng Vệ Binh thời cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc những năm 1960 của thế kỷ XX, hay hình ảnh Chủ Nghĩa Tân Phát Xít ra đời ở Châu Âu từ cuối thế kỷ đó và vẫn tồn tại cho tới nay.
Cực đoan rất thường là biểu hiện của giai đoạn cuối cùng của một chế độ dùng đàn áp để thống trị
Vào lần này, còn cực đoan hơn là chế độ đã không chỉ đàn áp người hoạt động nhân quyền và tự do dân chủ, và nhắm thẳng vào khối Công giáo.
Những năm gần đây đã xảy ra các vụ xung đột chính quyền – Công Giáo như Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An, Đông Yên ở Hà Tĩnh, đặc biệt là phong trào giáo dân miền Trung phản đối Formosa và phản kháng chính quyền năm 2016-2017 khi ngư dân không biết làm gì ra tiền để sống và cũng chẳng còn gì để ăn.
Chẳng hề ngạc nhiên khi các tổ chức quốc tế về tự do tôn giáo đã ngày càng phẫn nộ trước hàng loạt vụ chính quyền và công an Việt Nam đàn áp các tôn giáo ly khai ở đất nước này.
Vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2014, kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam đã khiến ông Heiner Bielefeldt – Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo – phải vạch trần thực trạng khống chế tôn giáo và đàn áp những người hoạt động tôn giáo độc lập. Các hành động theo dõi, nghe lén, thu băng nhắm vào phái đoàn Liên hiệp quốc của ông Bielefeldt, và sự ngăn cản, sách nhiễu, hăm doạ nhắm vào các nhân chứng lại càng cho thấy rõ ràng hơn nữa bản chất của chế độ và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
David Saperstein

Vào năm 2016, chính ông David Saperstein – Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo của Mỹ – đã có một trải nghiệm rất sống động ở Việt Nam. Ngay trong chuyến thị sát của ông, nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang đã bị công an hành hung dữ dội, thậm chí có người suýt phải tự vẫn để phản đối. Ngay sau đó, giáo xứ Hướng Phương ở Quảng Bình bị công an ném lựu đạn cay khiến một số giáo dân bị thương. Tín đồ Tin lành ở những khu vực khác như Gia Lai, Bình Định cũng bị đàn áp. Vợ của Mục sư Nguyễn Công Chính – bà Trần Thị Hồng – chỉ vì tiếp phái đoàn tự do tôn giáo mà đã bị công an Gia Lai bắt về đồn tra tấn dã man…

Vào cuối năm 2016, báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ tiếp tục bảo lưu quan điểm: “Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục coi một số nhóm tôn giáo và các hoạt động của họ là sự đe dọa cho đất nước. Những tổ chức tôn giáo không xin phép chính phủ để hoạt động phải đối mặt với những rủi ro là bị chính quyền địa phương đe dọa và quấy nhiễu”.
Báo cáo trên cho biết hiện Việt Nam vẫn còn từ khoảng 100 đến 150 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, rất nhiều người trong số này bị giam giữ vì lý do đức tin tôn giáo và kêu gọi tự do tôn giáo. Những tù nhân đã được trả tự do hiện vẫn phải đối mặt với những truy bức từ phía chính quyền.
Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ kêu gọi gắn liền vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo với phát triển quan hệ kinh tế an ninh và quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, thực hiện các chương
trình về tự do Internet và phát triển xã hội dân sự. Ủy ban này cũng kêu gọi chính phủ Mỹ thúc giục Việt Nam ngừng ngay việc bắt giữ và bỏ tù những nhà hoạt động tôn giáo, và nhân quyền, kêu gọi đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam tiếp tục gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với những người tù lương tâm và gia đình họ ở Việt Nam.
Kiến nghị đáng chú ý nhất của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ là chính phủ Mỹ sử dụng danh sách các quốc gia được quan tâm đặc biệt của Bộ tài chính và từ chối cấp visa đối với những cá nhân và cơ quan vi phạm quyền con người, bao gồm vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo. Những cá nhân lãnh đạo ở Việt Nam và có thể cả thân nhân của họ nếu bị phát hiện vi phạm nhân quyền trầm trọng sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời tài khoản và tài sản của họ ở nước ngoài có thể bị phong tỏa.
Vào tháng 10/2017, một phúc trình của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington đã công bố việc Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia hoặc kiểm soát chặt chẽ đối với những định chế tôn giáo hoặc thực sự thù nghịch đối với tôn giáo.
Với “bề dày thành tích” về tự do tôn giáo như thế, “Hội Cờ Đỏ” càng tạo thêm một cơ hội lớn: nếu bị đưa vào lại danh sách CPC, Việt Nam cũng sẽ hoàn toàn mất triển vọng mua hoặc nhận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ. Đó là chưa kể những khoản viện trợ đang nhận sẽ bị cắt giảm hay chấm dứt, và triển vọng vay vốn từ các định chế tài chánh quốc tế sẽ trở nên hết sức khó khăn.
(*) Tựa nguyên thủy của tác giả
Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux