Quảng Cáo

Tư Sang và cơn mộng quyền lực

Quảng Cáo

Trong số các uỷ viên bộ chính trị khoá 11 về hưu, duy nhất Trương Tấn Sang là người còn thọc bàn tay vào chính trường và gây ảnh hưởng tác động nhiều nhất. Hậu thuẫn ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư khi đã quá tuổi trước thềm đại hội 12, với chiến công đó ảnh hưởng của Tư Sang với Nguyễn Phú Trọng rất lớn.

Nếu như không có sự ủng hộ của Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng khó mà trụ được lại đến bây giờ. Sang đã dùng những cựu uỷ viên trung ương vốn nằm trong hội tù nhân miền Nam mà Sang có trong nhóm để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng gả con gái cho Việt Kiều Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hoà. Mặt khác Sang huy động hết những tay chân của mình để phục vụ Nguyễn Phú Trọng trong vai trò hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Nước cờ Trương Tấn Sang tính toán khá cao tay, nếu như Nguyễn Tấn Dũng trụ được thì Sang không có chút ảnh hưởng nào đến chính trị hiện tại. Cách tốt nhất là dựng lên một Nguyễn Phú Trọng háo danh, như thế Sang mới còn có thể gây ảnh hưởng quyền lực tới chính trường Việt Nam.

Huy Đức vốn là một đệ tử của Sang thời Sang làm bí thư thành uỷ HCM, trước đó Huy Đức hầu như không hề đếm xỉa đến Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trước thềm đại hội 12 nhận lệnh của Sang, Huy Đức bắt đầu tung hô ca ngợi cặp Trọng và Phúc như là một cặp lãnh đạo tuyệt vời cứu nhân độ thế. Đặng Thị Hoàng Yến sân sau của Tư Sang ngay sau khi Trọng tái cử tổng bí thư, Yến phát biểu trên BBC mừng rỡ khi thấy Nguyễn Phú Trọng tái cử. Yến tin tưởng Nguyễn Phú Trọng là người khởi xướng và đi đầu trong cuộc chống tham nhũng. Yến cũng khen Nguyễn Xuân Phúc là người am hiểu về kinh tế và lợi thế là còn tương lai mười năm nữa để thực thi.

Lời khen của Yến rất mâu thuẫn, như người ta nói khen lấy được như Huy Đức khen Trọng , Phúc. Nếu như Yến khen Nguyễn Xuân Phúc còn mười năm nữa làm lãnh đạo để thực hiện chính sách của mình là điều ưu thế, thử hỏi Nguyễn Phú Trọng ở tuổi 72 làm sao còn đi đầu và khởi xướng được. Nhưng thủ đoạn chính trị thì bất chấp miễn sao có lợi cho phe mình, truyền thông lúc này ở trong tay Trọng, Sang, Phúc lên dễ dàng thao túng dư luận.

Vụ biểu tình của công nhân Bình Dương và đặc biệt là Hà Tĩnh năm 2014 do chính Trương Tấn Sang chủ mưu nhằm đánh phá Nguyễn Tấn Dũng. Khi ấy Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Tri Tôn, Nguyễn Tấn Dũng đã có những phát biểu mạnh mẽ phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Sang đã chơi đòn hiểm là tương kế, tựu kế xúi dục công nhân Bình Dương và Hà Tĩnh biểu tình bạo động, sau đó dùng bồi bút như Huy Đức quy tội cho Nguyễn Tấn Dũng đã nói những lời kích động dẫn đến công nhân biểu tình quá khích. Khi vụ việc xảy ra, Sang hối thúc bộ chính trị phải công khai xin lỗi những nhà đầu tư Trung Quốc và sớm bồi thường cho họ.

Sang quê gốc ở Đức Hoà, Hà Tĩnh, gốc từ đời nào không rõ, nhưng nhận thấy mảnh đất này sẽ là nơi ảnh hưởng chính trị nhiều đến chính trường Việt Nam, đặc biệt bởi sự đầu tư lớn của những nhà đầu tư Đài Loan nhưng Trung Quốc đứng đằng sau góp đến 70% vốn. Trương Tấn Sang đã giở trò nhận quê và nâng cấp Hà Tĩnh trở thành một thành trì của mình. Nếu lần giở lại những lần thăm và làm việc sẽ thấy Trương Tấn Sang rất gắn bó với các quan chức Hà Tĩnh.
Âm mưu của Tư Sang là đẩy được nhiều người Hà Tĩnh mà y nhận là đồng hương vào trung ương đảng khoá 12 để làm lực lượng y với cái giá ban đầu là ủng hộ Nguyễn Phú Trọng, bởi sự cam kết những đồng hương Hà Tĩnh của Sang khi vào trung ương 12 sẽ cũng như là người của Trọng như vậy mà Hà Tĩnh dễ dàng có nhiều người vào trung ương.

Ví dụ như việc đưa Nguyễn Thanh Bình từ bí thư tỉnh uỷ lên làm phó ban tổ chức trung ương và Võ Kim Cự thay thế làm bí thư. làm bí thư tỉnh uỷ nghiễm nhiêm Cự được vào trung ương. Nhưng muốn để được thêm suất Hà Tĩnh vào trung ương nữa, Trọng và Sang đã sắp cho Cự ra làm chủ tịch liên minh hợp tác xã, một chức vụ trước đó và sau này không cần uỷ viên trung ương nắm giữ. Việc đưa Cự ra cũng như việc đưa Cự lên làm bí thư trong thời gian ngắn, tức khi Cự đi người khác lên thay làm bí thư, nghiễm nhiên Hà Tĩnh có thêm một uỷ viên trung ương nữa.

Nhưng việc Sang đưa đồng hương Đức Thọ, Hà Tĩnh là Võ Trọng Việt nhảy vọt từ một chỉ huy quân sự tỉnh năng lực và trình độ có hạn, trở thành tthượng tướng thứ trưởng quốc phòng mới thấy tầm nhìn chiến lược sâu xa về cài cắm nhân sự của Trương Tấn Sang. Như thế cùng với Nguyễn Thanh Bình phó ban tổ chức trung ương sinh năm 1957 và Võ Trọng Việt thứ trưởng bộ quốc phòng sinh năm 1957, khi đến nhiệm kỳ 13 cả hai ở tuổi 64, vẫn còn trong hạn quy định được bầu vào bộ chính trị vì quy định trên 65 mới không được bầu. Cả hai kẻ này đều được dàn xếp tránh tai tiếng để phục vụ bước nhảy vào bộ chính trị khoá sau tiếp quản chức trưởng bạn tổ chức trung ương, bộ trưởng quốc phòng, bởi thế vụ um xùm về Formosa không hề dính tới Nguyễn Thanh Bình dù y làm ở đây đã nhiều năm, những vụ bảo kê buôn lậu ở cửa khẩu khẩu cầu treo của trùm maphia cai quản vùng đất này là đại tá Võ Trọng Hải, đồn trưởng biên phòng Cầu Treo không báo chí nào đề cập, Võ Trọng Hải là em trai thượng tướng thứ trưởng quốc phòng Võ Trọng Việt đang tiềm năng làm bộ trưởng.

Rất dễ thấy những tấm hình Trương Tấn Sang về thăm Hà Tĩnh và luôn có Võ Kim Cự lúc đó là chủ tịch tháp tùng.

Từ một viên sĩ quan quèn thuộc quân sự tỉnh nhờ sự nâng đỡ của Trương Tấn Sang, Võ Trọng Việt thành thứ trưởng quốc phòng kiêm chủ nhiệm uỷ ban an ninh quốc phòng. Để ăn điểm đi xa hơn nữa, Võ Trọng Việt trên cương vị là chủ nhiệm uỷ ban quốc phòng an ninh đã dập tắt những ý kiến phản đối luật an ninh mạng tại quốc hội. Võ Trọng Việt lớn tiếng cho rằng dự luật này là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và trừng trị những kẻ phản động lợi dụng mạng xã hội chống phá đảng và chính phủ.

Trương Tấn Sang cài cắm lại trung ương 12 nhiều đệ tử cốt cán của y, những nhân vật ở Hà Tĩnh là đông nhất được Sang đưa vào trung ương. Vì thế trong những kẻ về hưu, Sang là người có ảnh hưởng quyền lực nhất, bởi vậy người ta thường xuyên thấy y xuất hiện làm việc tỉnh này, thăm doanh nghiệp nọ và đi Châu Âu, Lào …khi đã về hưu, điều rất hiếm với các uỷ viên Bộ Chính Trị khác.

Việc Huy Đức nhân lúc Trần Đại Quang ốm tận dụng dư luận gây áp lực để Trọng, Phúc phế truất Trần Đại Quang hẳn phải có sự đồng ý của Trương Tấn Sang. Có lẽ phe Hà Tĩnh quá đông trong trung ương nên muốn có một suất trong bộ chính trị. Trước đến nay Hà Tĩnh đã có nhiều người vào Bộ chính trị cộng sản Việt Nam, nhưng nếu có một suất trong Bộ Chính Trị là người Hà Tĩnh vào lúc này, khi mà người Hà Tĩnh hay còn gọi là người của Trương Tấn Sang trong trung ương đông như thế, sẽ dẫn đến viễn cảnh Trương Tấn Sang là thái thượng hoàng, nắm trong tay tuyệt đối quyền lực mặc dù ẩn sau rèm nghị sự. Đấy cũng là mục đích của những mưu toan mà Tư Sang đã khổ công toan tính.

Nhưng Trọng và Phúc đều cũng đã qua cầu, liệu cặp đôi này có để cho vây cánh Sang lớn mạnh hơn vì ân nghĩa trước đó, hay cặp này cũng muốn gây dựng phe cánh của mình? Diễn biến gần đây cho thấy Trọng và Phúc đang muốn ưu tiên gây dựng phe cánh của họ hơn cả, bằng chứng là Trọng nâng đỡ Trần Quốc Vượng và Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng vào Ban Bí Thư. Còn Nguyễn Xuân Phúc chỉ lăm lăm bổ nhiệm những nhân sự phe cánh mình vào chính phủ. Tuy nhiên thì những sự bổ sung đó chưa gọi là bất công đối với ông trùm Tư Sang , liên minh của cặp Trọng Phúc vì còn nhiều chức vụ cho các phe chia nhau và tay chân ông trùm Tư Sang vẫn có phần.

Không sớm quá, có thể là muộn hơn, đến trước đại hội khoá 13 một hay hai năm. Mối ân tình liên minh Trọng, Sang, Phúc có còn không? Việc chia ghế cho các đàn em có công bằng không? Đấy sẽ là một chuyện lớn. Bởi nếu không bằng lòng, kẻ thâm hiểm như Tư Sang đã từng giật dây biểu tình bạo động ở Hà Tĩnh, từng ra bộ dân chủ cải cách để cho vô khối nhân sĩ, trí thức Việt Nam vào trong mê mụ thậm chí là vào tù…một kẻ như thế chắc không dễ chịu ngồi yên nhìn kẻ khác lật lọng.

Nguồn: nguoibuongio´s blog

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux