Cấm Google và Facebook: dấu ấn tội lỗi không thể gột rửa!

Thiên Điểu - VNTB

- Quảng Cáo -

Cấm Google và Facebook: dấu ấn tội lỗi không thể gột sửa! (*)

Thiên Điểu
***
Một dự luật đang được dư luận quan tâm và phản ứng mạnh mẽ là dự luật ngăn chặn tiếp cận internet. Cụ thể là mục tiêu ngăn chặn người dân tiếp cận Google và Facebook.
Nếu đây là câu chuyện sẽ có thật thì đây là chuyện nực cười nhất, là dấu ấn tệ hại nhất về mặt văn minh mà chế đô phạm phải ! Nó sẽ nghiêm trọng hơn cả Cải cách ruộng đất trước đây. Một dấu ấn đau thương cho cả dân tộc và cho cả chính chế độ mà mấy chục năm về trước đã phạm phải.
Cải cách ruộng đất chỉ mở ra một cuộc tàn sát nhắm vào một số đối tượng hạn chế nhằm mục tiêu thâu tóm quyền lực và của cải xã hội. Phục vụ ý đồ xác định vị trí thống trị về quyền lực cho bộ máy một chế độ mới lên. Khả dĩ cải cách ruông đất không làm bùng nổ một cơn tức giận đủ mạnh để thổi bùng ngọn lửa thiêu rụi chế độ non trẻ vì nó nhận được sự ủng hộ của số đông người dân thất học trong thời kỳ còn mông muội. Sau đó nó nhận được một chút bao dung đủ để cho qua vì nó xảy ra khi trình độ nhận thức và năng lực lãnh đạo còn hạn chế và đời thường sau chiến tranh còn nhiều việc phải lo toan hơn. Hậu quả xã hội trực tiếp là hàng vạn người đã chết sau khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa, Hào – Đào tận gốc, trốc tận rễ” được người dân hiểu ngắn gọn: Giết người khôn để bọn ngu lại, giết kẻ giàu để dẫn dắt đất nước vào vòng xoáy đói nghèo. Bằng chứng đã được chứng minh qua thực tế phát triển của đất nước sau mấy chục năm cầm quyền dù đã qua nhièu thế hệ kế thừa quyền lực từ sai lầm đó đến nay. Hậu quả chính trị ra sao thì ai cũng biết.
Google và Facebook tuy không phải là một thế lực hay đội quân đe dọa chế độ ngày nay. Nó đơn giản là phương tiện truyền thông. Nhưng internet nói chung và Google, Facebook nói riêng đã và đang chứng minh là kênh tiếp cận văn minh và tri thức hữu ích, nhanh nhất của cả nhân loại. Nói cách khác: Cắt đứt quyền tiếp cận tri thức để tiến tới một xã hội văn minh, có tri thức là hành vi cố tình đưa con người trở lại sự ngu muội, quay lưng đi ngược lại với văn minh, sự phát triển.
Dự luật này, xét về mặt chính trị tuy không giết ai bằng súng đạn như cải cách ruông đất, nhưng tội lỗi và hậu quả sẽ lớn hơn rất nhiều vì nó triệt tiêu cơ hội của cả gần 90 triệu dân Việt Nam quyền được hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn chỉ để bảo vệ lợi ích chính trị cho vài triệu cá nhân đang có nguy cơ bị phơi bày cái sai, cái xấu xa không được phép tồn tại trong qui luật của xã hội công bằng và văn minh của dân tộc. Nó trực tiếp biến đời sống tinh thần của gần 60 triệu dân (chiếm 2/3 dân số) hiện đang sử dụng internet hiện nay và đẩy gần 90 triệu dân – trừ những người ủng hộ và vì lợi ích hoặc không đủ nhận thức để hiểu mà ủng hộ – vào đời sống tinh thần ngột ngạt sẽ quay lưng chống lại chế độ bằng nhiều hình thức.
Xét về mặt kinh tế xã hội thì dự luật ngăn chặn internet sẽ đẩy hàng chục triệu người đang kiếm miếng cơm manh áo bằng các hình thức buôn bán qua mạng vào thù nghịch vì mất đi phương tiện sống. Hàng chục triệu người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, công ty đang phát triển nhờ vào internet như một phương tiện then chốt để phát triển vào khó khăn, hàng triệu gia đình sẽ vì nó mà bị ảnh hưởng sẽ thành uất ức mà gạt bỏ mọi ý thức tôn trọng tối thiểu với chế độ. Nó đồng nghĩa kinh tế xã hội sẽ bị giáng một đòn chí mạng. Không chỉ thiệt hại cho người dân mà cũng sẽ giáng thẳng vào cái tùi ngân sách đang cạn kiệt trống rỗng của chế độ bởi những con số thiệt hại khổng lồ không thể tính hết.
Có thể những người xây dựng dự luật này sẽ tìm cách biện hộ bằng nhiều cách lý giải: Ngăn chặn Google, Facebook nhưng còn Cốc Cốc của Việt Nam; Baidu của Trung Quốc.. (?) Lý do đó nếu được đưa ra sẽ chỉ ra cái ngu muội vì không biết người dùng internet ít dùng Cốc Cốc không phải chê “hàng nội” mà vì tiện ích chưa đủ để cạnh tranh. Cũng như Baidu, Cốc Cốc vì những ý đồ nào đó đã cài đặt quá nhiều các manlawe nhằm thu thập thông tin người dùng, bao gồm cả những thông tin tuyệt mật có tính riêng tư, nhạy cảm một cách lộ liễu nên chỉ tiếp cận được nhóm người dùng vì mục đích giải trí, các hoạt động vô hại.
Nếu nói dự luận sẽ ngăn chặn ảnh hưởng của Google, Facebook do đây là kênh hoạt động của các hội nhóm, những “thế lực thù địch” nhằm vào chế độ thì càng ngớ ngẩn hơn. Đơn giản vì sẽ không thể ngăn chăn nếu còn sử dụng bất kỳ một kênh kết nối viễn thông mạng nào. Việc người dùng Việt Nam chuyển địa chỉ mạng qua máy chủ đăng ký từ quốc gia khác không có gì khó khăn ngoại trừ mất một chút thời gian để thao tác. Chưa nói Google và Facebook đang chuẩn bị phát wifi, GPS miễn phí trên toàn cầu, việc ngăn chặn sẽ chỉ khiến việc này được thúc đẩy nhanh hơn. Ví dụ chúng minh rất gần là mất năm trước nhằm ngăn chặn Yahoo do tiện ích tương tác từ web miễn phí yahoo plus cho thấy lý do này không có bất cứ cơ sở nào. Những hội nhóm, người dùng Google. Facebook trên internet để bày tỏ quan điểm, tuyên truyền cũng không cần phải lo lắng vì bản chất kỹ thuật của internet sẽ cho phép không giới hạn việc tiếp tục sử dụng internet dù sẽ gặp một chút khó khăn. Trừ phi dự duật cấm luôn tất cả các phương tiện và hoạt động mạng khác.
Lịch sử nhân loại sẽ luôn đổi thay để tiến về tương lai. Chế độ biết vận dụng để dẫn dắt đất nước tiến lên thuận theo qui luật phát triển thì các cá nhân của chế độ thành vĩ nhân có công lao được ghi nhận. Những cá nhân vì mưu đồ riêng mà mượn danh chế độ để dẫn dắt đất nước đi ngược lại qui luật phát triển sẽ trở thành tội đồ, không sớm thì muộn sẽ phải trả giá đắt bởi chính sự cố ý hoặc kể cả do kém hiểu biết mà gây ra tội lỗi.
Có vẻ như việc dung túng cho Hội Cờ đỏ nổi lên quậy phá gần đây và dự luật ngăn chặn internet có liên quan với nhau bởi chung ý đồ buộc tâm lý bất mãn sớm bùng lên thành mâu thuẫn đối kháng bằng bạo lực.
Thiên Điểu – VNTB
(*) Tựa nguyên thủy của tác giả
- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

  1. Con cháu chúng nó thì bị đày sang xứ Tư bản giãy chết chịu cảnh Tù tội Còn Dân lành thì Được trở về thời kì Đồ Đá Ăn lông ở lỗ khỏi cần biết thế giới Văn minh là gì

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here