Công cụ đàn áp mới – luật an ninh mạng

Người Buôn Gió - nguoibuongio´s blog

- Quảng Cáo -

Bọn độc tài đang soạn những tấm lưới thép khổng lồ với dã tâm xiết chặt ý chí, tư tưởng và quyền lợi của người dân.

Những màn thanh trừng nội bộ của những phe phái khác quan điểm trong đảng cộng sản Việt Nam khoá 12 dưới chiêu bài chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng đã khiến dư luận quên mất rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang rất tệ hại.

Con số những người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hoà cho dân quyền ở Việt Nam bị bắt từ đầu năm 2017 đến tháng 10 đã lên đến con số 30 người, kỷ lục nhất trong vòng mấy chục năm trở lại đây. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược đều mất tích, những lãnh đạo có xu hướng không thân thiện với Trung Quốc đều bị hạ bệ bằng nhiều tội trạng khác nhau.

Người dân bị sự dẫn dắt truyền thông của đảng CSVN hả dạ với những quan chức bị hạ bệ, họ nhủ thầm thằng quan chức nào bị hạ mừng thằng đấy. Nhưng dư luận không nhận ra rằng, một quan chức bị hạ không phải là cộng sản yếu đi vì khuyết một quan chức, mà ngay tức khắc sẽ có một tên bổ sung vào. Nhưng kẻ mới thường sẽ cố gắng vì sự tồn tại của ĐCSVN nhiều hơn, để có cơ hội tiến thân và kiếm chác. Như thế mỗi tên quan chức bị thanh trừng, không khiến đảng CSVN yếu đi mà trái lại khiến chúng mạnh hơn.

- Quảng Cáo -

Sự đàn áp dân chủ, tự do ngôn luận của đảng CSVN được tính toán nâng tầm thành chiến lược chứ không còn mang tính đối phó từng vụ việc, từng thời gian và bối cảnh quan hệ quốc tế như trước kia. Nó đã được nâng tầm thành luật để tiện cho việc đàn áp hơn.

Tới đây vào ngày 25 tháng 10 năm 2017, dự thảo luật về An Ninh Mạng sẽ được trình quốc hội nước cộng sản Việt Nam xem xét. Bộ trưởng công an Tô Lâm được chỉ định của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải đọc tờ trình dự thảo này để quốc hội thảo luận và xem xét thông qua. Dự thảo luật An Ninh Mạng này được bắt đầu soạn vào cuối năm ngoái, khi mà Nguyễn Phú Trọng nhảy vào đảng uỷ bộ công an để kiểm soát bộ này dễ dàng hơn, chỉ đạo và sai khiến nhanh chóng hơn.

Một dự thảo luật chỉ trong vòng một năm đã được khẩn trương soạn thảo 8 chương và 55 điều thì biết sự ráo riết thực thi do sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, vì sao dự thảo này được nhanh chóng soạn thảo tiến độ từ khi soạn thảo đến khi trình quốc hội nhanh chóng như vậy.?

Câu trả lời rất rõ, vì nó phục vụ cho sự đàn áp tự do ngôn luận của đảng CSVN, và tất nhiên nó cũng trá hình, mượn chiêu bài như chống tham nhũng, dự thảo ra đời ví lý do bảo vệ an ninh mạng Việt Nam vì những vị tin tặc tấn công hệ thống máy tính sân bay này nọ. Lý do như thế tất che mắt được dư luận, không mấy ai đọc cái dự thảo luật ấy để biết rằng chúng được làm ra để nhằm triệt làn sóng đòi tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Hãy xem những điều trong dự thảo luật này để biết được đối tượng của luật này nhằm vào ai.

Điều 9 và 10 chương 2 luật An Ninh Mạng:

– Kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng là hành vi sử dụng không gian mạng đăng tải, truyền đưa, vận động, kêu gọi người dân tham gia tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự.

-Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;

-Xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

-Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

-Gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước;

-Truyền bá tư tưởng phản động;

-Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc;

-Bịa đặt hoặc lan truyền, tán phát những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân;

-Hướng dẫn, xúi giục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;

-Thông tin xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.

Rõ ràng với những quy định trên và kiểu lấy thẩm định của những chuyên viên văn hoá thuộc ban tuyên giáo, ban tư tưởng làm căn cứ pháp luật, thì đối tượng bị kết án tù sẽ là bất cứ những ai tham gia mạng xã hội.

Một dự thảo luật mang tính đàn áp sự tiến bộ, dân chủ và ngôn luận đã ra đời nhanh chóng và rõ ràng đến từng mục như thế của lớp lãnh đạo đảng cộng sản 12. Lứa lãnh đạo mà khi bắt đầu nhậm chức những tên bồi bút trá hình dân chủ ca ngợi là những lãnh đạo có tư tưởng cải cách, dân chủ và ôn hoà là như thế đó.

Trong khi đó dự thảo về luật biểu tình được nhắc đến 20 năm mà chưa thấy bóng dáng nào của nó, chỉ nghe thấy cái tên, mặc dù nhiều năm trước đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, đề nghị được trình luật biểu tình ra quốc hội. Nhưng rồi quốc hội cứ khất lần, những đại biểu chim mồi của đảng CSVN tìm cách gác lại.

Trích đoạn trên báo năm 2014.

http://vneconomy.vn/thoi-su/20-nam-van-chua-ra-duoc-luat-bieu-tinh-201305240700974.htm

Ông Trương Trọng Nghĩa

“Thủ tướng cũng đã đề xuất mà dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) sốt ruột khi thảo luận tại tổ, chiều 24/5.

Trình Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thông qua vào cuối năm 2013 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên, với các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào năm 2014, bao gồm cả Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại có quan điểm khác.

Một sự đểu cáng của quốc hội tay sai bù nhìn, vào những năm trước đây  khi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị đưa  dự án luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý vào chương trình quốc hội đã bị bác bỏ vì lý do ưu tiên cho cái này, cái nọ. Nhưng đến năm 2017 dưới sự chỉ đạo của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì luật An Ninh Mạng được nhanh chóng soạn song và đưa vào nghị trình đúng 1 năm ngày Nguyễn Phú Trọng tham gia đảng uỷ công an.

Bây giờ quốc hội không ai nhắc đến chuyện bao giờ luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được trình quốc hội nữa. Quốc hội tay sai bù nhìn của cộng sản sẽ nhanh chóng biểu quyết thông qua luật An Ninh Mạng để cộng sản đàn áp người dân dễ dàng hơn.

Một số nhà chuyên môn về phần xử lý những người trong nước rõ ràng, nhưng đối với những xâm phạm từ bên ngoài, tức các tin tặc của các quốc gia khác lại không rõ ràng cách xử lý. Tiến sĩ Mai Anh, chủ tịch hội tin học Hà Nội, người từng là đại biểu quốc hội khoá 11 (quốc hội hiện nay đang là khoá 13) ý kiến rằng tại sao chỉ phòng chống chứ không đánh trả những vụ xâm phạm vào cơ sở hạ tầng quốc gia.?

Có lẽ ông Mai Anh thấy bất công của dự thảo luật này, vì đối tượng ở điều 9, điều 10 chương 2 có quy định xử phạt rõ ràng, đó là người dân trong nước lỡ nói gì xúc phạm danh nhân, lãnh tụ sẽ bị xử tù. Còn những kẻ bên ngoài xâm nhập sân bay, quốc phòng thì không bị đánh trả mà chỉ lo phòng ngừa mà thôi.  Ý kiến của ông Mai Anh chắc sẽ không có giá trị với những kẻ khát máu, những kẻ điên cuồng đang đàn áp dân chủ. Bởi chúng đẻ ra luật này gấp gáp như vậy để trấn áp người dân trong nước là mục đich chính, việc đối phó với tin tặc bên ngoài chỉ là cái cớ để chúng ra dự luật này mà thôi.

Một dự luật về quyền của con người như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý được nhắc đến nhiều lần nhưng rồi rơi vào khoảng không mênh mông và quên lãng. Nhưng một dự luật hà khắc, tước đoạt và âm mưu nham hiểm triệt tiêu quyền con người lại được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.

Đáng buồn là dư luận đang bị những tên bồi bút dẫn theo những miếng mồi thông tin về sắp tới xử quan chức này, quan chức kia. Những tên bồi bút trước kia khen bộ sậu lãnh đạo khoá 12 là dân chủ, hiền lành, minh bạch giờ đã thôi không khen vậy nữa vì sự tàn bạo của bộ sậu này đã rõ ràng. Nhưng với những tên bồi bút chuyên nghiệp thì không thiếu những trò hút dư luận. Chúng sẽ khen Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc kiên quyết chống tham nhũng, chúng bày ra những tin tức li kỳ về quan chức nào đó sắp bị xử để đám dân chúng tò mò và hả dạ khi thấy kết quả. Để không mấy ai chú ý bọn độc tài đang soạn những tấm lưới thép khổng lồ với dã tâm xiết chặt ý chí, tư tưởng và quyền lợi của người dân.

- Quảng Cáo -

9 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here